Kinh nghiệm từ một cuộc kiểm toán ngân sách có nhiều phát hiện nổi bật

(BKTO) - Là đơn vị kiểm toán từng thực hiện nhiều cuộc kiểm toán gắn với những phát hiện nổi bật, điển hình như cuộc kiểm toán Ngân sách địa phương năm 2019 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, những kinh nghiệm của Kiểm toán nhà nước (KTNN) khu vực XIII trong thực hiện cuộc kiểm toán, cũng như trong kiểm soát chất lượng kiểm toán đã mang đến nhiều gợi mở hữu ích cho hoạt động kiểm toán lĩnh vực ngân sách địa phương của KTNN.

   Cần nhân rộng những cách làm hay, sáng tạo trong hoạt động kiểm toán.
   Ảnh tư liệu
   

Phát hiện nổi bật từ cuộc kiểm toán

Là Trưởng đoàn cuộc kiểm toán Ngân sách địa phương năm 2019 tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Phó Kiểm toán trưởng KTNN khu vực XIII Nguyễn Văn Tiến cho biết, cuộc kiểm toán được thực hiện từ cuối tháng 3/2020 đến tháng 06/2020, trong bối cảnh địa phương thực hiện cách ly và giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19. Vượt qua những khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh và những áp lực trong quá trình triển khai kiểm toán, Đoàn kiểm toán đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Ngoài kiến nghị xử lý tài chính, Đoàn kiểm toán cũng phát hiện nhiều sai phạm trong quản lý thu, chi ngân sách và quản lý, sử dụng tài sản công tại các đơn vị được kiểm toán, nổi bật là Đoàn kiểm toán đã phát hiện, trình Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, quyết định chuyển hồ sơ cho Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Bộ Công an để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với vụ việc liên quan đến việc trốn thuế thu nhập cá nhân, chuyển giá, trốn thuế và chuyển tiền bất hợp pháp ra nước ngoài tại Công ty TNHH Nhôm Toàn Cầu.

Chia sẻ thêm về phát hiện kiểm toán này, lãnh đạo KTNN khu vực XIII cho biết, vụ việc được phát hiện qua chọn mẫu kiểm tra hồ sơ thanh tra thuế của Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, qua đó phát hiện dấu hiệu kê khai thuế thu nhập cá nhân hoạt động chuyển nhượng vốn không đúng với giá trị thực của tài sản chuyển nhượng.

“Tiếp tục rà soát, Đoàn kiểm toán phát hiện dấu hiệu chuyển giá, trốn thuế và chuyển tiền bất hợp pháp ra nước ngoài của Công ty TNHH Nhôm Toàn Cầu sang Công ty Dịch vụ kho vận PTL thông qua việc nâng giá thuê kho bãi một cách bất hợp lý” - Trưởng Đoàn cuộc kiểm toán cho biết.

Từ những phát hiện này, Đoàn kiểm toán đã thu thập, củng cố đầy đủ bằng chứng kiểm toán kèm theo, đưa ra kiến nghị bước đầu, đối chiếu với các quy định của Luật Quản lý thuế, Bộ luật Hình sự hiện hành. Trên cơ sở đó, Tổng Kiểm toán nhà nước đã chỉ đạo chuyển hồ sơ cho Cơ quan Cảnh sát Điều tra của Bộ Công an để điều tra, xử lý theo quy định.

Ngoài phát hiện nổi bật này, Đoàn kiểm toán còn có nhiều phát hiện đáng chú ý khác, như: cơ quan Thuế đã giảm trừ 24% tiền thuê đất, tiền sử dụng đất phải nộp NSNN cho 29 Dự án xác định giá đất cụ thể theo các phương pháp so sánh, chiết trừ, thặng dư, thu nhập với lý do thời gian sử dụng đất nhỏ hơn 70 năm không đúng quy định với tổng số tiền đã giảm trừ là 199 tỷ đồng; phát hiện và kiến nghị cơ quan Thuế kiểm tra, rà soát để truy thu tiền thuê đất Khu du lịch Vũng Tàu Paradise tại TP. Vũng Tàu, do đã hết hạn sử dụng đất từ năm 2016, nhưng Công ty không bàn giao đất cho địa phương mà vẫn tiếp tục kinh doanh, khai thác và không kê khai tiền thuê đất với số tiền hơn 329 tỷ đồng...

Chú trọng kiểm toán gắn với kiểm soát chất lượng kiểm toán

Nỗ lực thực hiện nhiệm vụ kiểm toán trong bối cảnh dịch bệnh, cuộc kiểm toán Ngân sách địa phương năm 2019 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với những phát hiện nổi bật đã đáp ứng được kỳ vọng của lãnh đạo KTNN và mong mỏi công chúng, khi kiến nghị giảm trừ, thu hồi số tiền lớn cho ngân sách; kiến nghị xử lý với các cá nhân vi phạm.

Những kết quả đạt được của cuộc kiểm toán cũng được lãnh đạo KTNN yêu cầu các đơn vị kiểm toán quan tâm, rút ra bài học kinh nghiệm để từ đó vận dụng vào trong hoạt động kiểm toán của đơn vị.

“Ngay sau khi kết thúc kế hoạch kiểm toán năm, Tổng Kiểm toán nhà nước đã chỉ đạo các đơn vị kiểm toán họp, đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm. Cuộc kiểm toán này là một trong những cuộc kiểm toán điển hình của KTNN năm 2020, với nhiều giá trị mang lại cho công tác kiểm toán nói chung” - lãnh đạo Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán cho biết.

Theo lãnh đạo KTNN khu vực XIII, những kết quả này có được, trước hết là nhờ đơn vị luôn quán triệt sâu sắc hướng dẫn hàng năm của Tổng Kiểm toán nhà nước về mục tiêu, trọng tâm và nội dung chủ yếu trong từng lĩnh vực kiểm toán. Trên cơ sở đó, xác định rõ các trọng tâm kiểm toán trong từng nội dung kiểm toán; các văn bản pháp lý có liên quan đến từng nội dung, trọng tâm kiểm toán...

Trong quá trình thực hiện kiểm toán, Kiểm toán trưởng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo Đoàn kiểm toán và các tổ kiểm toán có cách tiếp cận vấn đề một cách hợp lý, thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán có liên quan, làm rõ các dấu hiệu vi phạm của địa phương, đơn vị được kiểm toán.

Đặc biệt, Đoàn kiểm toán thường xuyên, chủ động trao đổi, thảo luận trong nội bộ Đoàn về những khó khăn, vướng mắc, hoặc quan điểm xử lý các vấn đề chung để thống nhất nhận xét, đánh giá và kiến nghị trong Đoàn kiểm toán.

Theo Trưởng Đoàn kiểm toán, để có được những kết quả nêu trên không thể thiếu vắng vai trò của công tác kiểm soát. Theo đó, hoạt động kiểm soát được thực hiện ở nhiều cấp, từ tổ kiểm soát do Kiểm toán trưởng thành lập, đến việc kiểm soát trong đoàn kiểm toán, tổ kiểm toán và kiểm soát chéo giữa các kiểm toán viên.
                

   Các đơn vị cần chú trọng đổi mới cách làm, trên cơ sở bám sát quy định, chỉ đạo của lãnh đạo KTNN. Ảnh tư liệu
   


Phụ trách công tác tổng hợp của KTNN khu vực XIII, Kiểm toán viên chính Mai Văn Tân (Trưởng phòng) cho biết, tinh thần quyết tâm vượt mọi khó khăn và đạt kết quả cao của cuộc kiểm toán đang được các đoàn kiểm toán phát huy, trên cơ sở tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa các khâu trong hoạt động kiểm toán, giám sát kiểm toán.

Theo đó, các đoàn kiểm toán của đơn vị luôn bám sát các văn bản, quy định liên quan đến hoạt động kiểm toán và linh hoạt vận dụng vào từng trường hợp cụ thể. Bên cạnh những đổi mới trong chuyên môn, đơn vị luôn coi việc kiểm soát chất lượng kiểm toán là hoạt động diễn ra song song, giúp cho hoạt động kiểm toán được thực hiện theo đúng hướng, đúng yêu cầu đề ra.

Trong đó, để đạt được mục tiêu kiểm soát chất lượng kiểm toán, cần tập trung vào công tác thực hiện hoạt động kiểm toán tại các cuộc kiểm toán, chú trọng các giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán, lập và gửi báo cáo kiểm toán; cần phải có sự quyết tâm trong toàn ngành, đặc biệt là có sự quan tâm, chỉ đạo và ủng hộ của lãnh đạo KTNN, lãnh đạo đơn vị trong việc thực hiện Quy chế Kiểm soát chất lượng kiểm toán; sự phối hợp, trao đổi thông tin hai chiều thường xuyên giữa Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán và các tổ kiểm soát của đơn vị kiểm toán../.
         

Phát biểu ý kiến chỉ đạo tại cuộc họp giao ban KTNN tháng 9/2022, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước, Phụ trách KTNN Ngô Văn Tuấn yêu cầu: Các đơn vị kiểm toán cần chú trọng đổi mới trong cách làm; mỗi kiểm toán viên phải nêu cao ý thức, trách nhiệm, quyết tâm thực hiện đến cùng, không ngại khó, không vụ lợi, bám sát quy định, chỉ đạo của lãnh đạo KTNN, lãnh đạo đơn vị. Đặc biệt, các đơn vị kiểm toán, đoàn kiểm toán phải tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, cách làm hay để nhân rộng trong toàn Ngành.
NGUYỄN LỘC
Cùng chuyên mục
  • Nam Phi: Sai sót tại các dự án phòng, chống lũ lụt
    một năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Hai cuộc kiểm toán mới nhất vừa được hoàn thành đều chỉ ra những sai phạm lớn tại các dự án phòng, chống lũ lụt thuộc tỉnh Kwazulu Natal. Những sai phạm này nếu không được khắc phục kịp thời có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.
  • Tăng cường kiểm soát chất lượng kiểm toán từ nội bộ đơn vị, đoàn kiểm toán
    một năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Trong bối cảnh nguồn nhân lực của Kiểm toán nhà nước (KTNN) còn có hạn và yêu cầu về chất lượng kiểm toán ngày càng được nâng lên, thì hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán (KSCLKT) từ nội bộ đơn vị kiểm toán, đoàn kiểm toán đang trở thành phương thức kiểm soát hữu hiệu, đóng vai trò quan trọng, giúp cho công tác giám sát được kịp thời, thường xuyên hơn.
  • An ninh mạng và vai trò của kiểm toán viên
    một năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Mặc dù an ninh mạng (ANM) không được đề cập rõ ràng trong các tiêu chuẩn kiểm toán nhưng rủi ro này sẽ tiếp tục là trọng tâm của các cuộc thanh tra, kiểm toán. Vì vậy, vai trò của kiểm toán viên (KTV) không chỉ là phát hiện, đánh giá hiệu quả quản lý rủi ro ANM mà còn là dự báo và tư vấn cho ban lãnh đạo về các chương trình ANM phù hợp, cũng như khả năng chống lại các mối đe dọa trong tương lai.
  • Kiểm toán công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Các phương pháp và công cụ hữu hiệu
    một năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Nội dung kiểm toán công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (TĐC) đã được nêu trong chương trình kiểm toán dự án đầu tư. Tuy nhiên, các chỉ dẫn về phương pháp, thủ tục thực hiện và tài liệu, thông tin cần thu thập làm bằng chứng kiểm toán vẫn chưa được cụ thể, chi tiết KHIẾN các đoàn kiểm toán bị lúng túng, thậm chí giới hạn không kiểm toán nội dung này.
  • Nâng cao năng lực xác định rủi ro, sai sót trọng yếu trong kiểm toán môi trường tại khu kinh tế, khu công nghiệp
    một năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Hiện nay, việc kiểm toán đối với nội dung môi trường tại các khu kinh tế, khu công nghiệp (KKT, KCN) là ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch kiểm toán về môi trường (KTMT) của Kiểm toán nhà nước (KTNN). Trong bối cảnh toàn Ngành đẩy mạnh áp dụng phương pháp kiểm toán mới dựa trên đánh giá rủi ro, xác định trọng yếu, việc nhận diện rủi ro, sai sót trọng yếu trong KTMT tại KKT, KCN từ đó củng cố trọng tâm kiểm toán và đưa ra đánh giá kiểm toán phù hợp là yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng kiểm toán.
Kinh nghiệm từ một cuộc kiểm toán ngân sách có nhiều phát hiện nổi bật