Nam Phi: Sai sót tại các dự án phòng, chống lũ lụt

(BKTO) - Hai cuộc kiểm toán mới nhất vừa được hoàn thành đều chỉ ra những sai phạm lớn tại các dự án phòng, chống lũ lụt thuộc tỉnh Kwazulu Natal. Những sai phạm này nếu không được khắc phục kịp thời có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.




Lũ lụt gây hậu quả nghiêm trọng tại Kwazulu Natal. Ảnh sưu tầm
Nhiều sai phạm và rủi ro

Văn phòng Tổng Kiểm toán Nam Phi (OAG) đã cử đội ngũ kiểm toán viên và chuyên gia đến kiểm tra các dự án phòng, chống lũ lụt tại Kwazulu Natal do Cơ quan Quản lý các công trình công cộng và cơ sở hạ tầng Nam Phi (DPWI) giám sát, nhằm mục đích kiểm tra trực tiếp các địa điểm xảy ra lũ, các quy trình thực hiện dự án và công tác quản lý tài chính tại dự án.

Báo cáo của OAG đã chỉ ra nhiều sai phạm và xác định một số rủi ro trong quá trình các dự án phòng, chống lũ lụt được thực hiện tại đây. Một số phát hiện nghiêm trọng nhất phải kể đến tình trạng các hợp đồng đã được ký kết với nhiều công ty nhưng do cùng một giám đốc sở hữu; một số hợp đồng lớn, quan trọng đòi hỏi các nhà thầu uy tín, có kinh nghiệm lại được trao cho các công ty mới đăng ký kinh doanh; một số hợp đồng được trao cho các nhà cung cấp dịch vụ thân quen với các cán bộ. Đặc biệt, đáng lên án khi một số hợp đồng đã bị ký khống trong khi thực tế nhà cung cấp đó không tồn tại…

OAG cho biết thêm, các nhà thầu được chọn lựa thực hiện dự án đã không tuân thủ quy trình hiện hành, các nhà cung cấp không phải trải qua quá trình đấu thầu cạnh tranh công khai, do đó, giá cả trong hợp đồng cũng không minh bạch. Mặt khác, chi phí trong nhiều hợp đồng đã vượt quá số tiền theo quy định; thậm chí nhiều hợp đồng chưa có báo giá vẫn được ký kết và các dự án không hoàn thành trong thời gian quy định.

OAG khuyến nghị, DPWI cần thực hiện một cuộc kiểm toán xem xét kỹ hơn các trường hợp sai phạm, các khoản chi tiêu bất thường để từ đó xác định nguyên nhân gốc rễ và rủi ro tiềm ẩn. Theo đó, OAG đã thông báo cho DPWI về những phát hiện kiểm toán trên, các phát hiện đang được xem xét kỹ lưỡng hơn và sẽ được OAG đưa vào Báo cáo kiểm toán cuối cùng. Ngoài ra, OAG cũng đã tổ chức một cuộc họp với DPWI để đánh giá, trao đổi về các dự án phòng, chống lũ lụt, đánh giá về tiến độ sửa chữa các công trình của dự án do Sở Kế hoạch và Đầu tư Kwazulu Natal phụ trách thông qua các nhà thầu.

Tiếp tục điều tra làm rõ sai phạm

DPWI đánh giá cao hành động và những phát hiện kịp thời của OAG. Việc khẩn trương, tích cực tiến hành kiểm toán, xem xét công tác giám sát các dự án đã giúp DPWI xác định, củng cố công tác quản lý, sử dụng tài chính công một cách hợp pháp và tuân thủ các quy định hiện hành.

DPWI thừa nhận những phát hiện kiểm toán trên vô cùng đáng lo ngại, đồng thời khẳng định sẽ tích cực phối hợp với OAG để đánh giá, điều tra phát hiện, xác định những quan chức có hành vi sai phạm và tìm ra những biện pháp đối phó với rủi ro. DPWI cũng có những hành động nhanh chóng, tiến hành điều tra sâu hơn về những sai phạm, có các biện pháp chấn chỉnh kịp thời để ngăn chặn và chống lại nạn tham nhũng như những vụ biển thủ ngân sách nghiêm trọng từng xảy ra trong nước thời kỳ đại dịch Covid-19 bùng phát.

Để điều tra thêm về các vấn đề OAG chỉ ra, đơn vị kiểm toán nội bộ của DPWI cũng đã tiến hành đánh giá các dự án phòng, chống lũ lụt tại Kwazulu Natal, đồng thời đến kiểm tra trực tiếp tại các địa điểm dự án được tổ chức cùng các quản lý cấp cao và lãnh đạo chính quyền các khu vực có liên quan. Đơn vị kiểm toán nội bộ cũng kết luận rằng, các biện pháp kiểm soát trọng yếu đối với dự án là không đầy đủ và không hiệu quả do đó không thể giảm thiểu các rủi ro xuống mức tối thiểu.

“Những phát hiện này thật đáng lo ngại. Chúng tôi sẽ làm việc với đơn vị kiểm toán nội bộ và OAG để tìm hiểu kỹ hơn về tất cả các sai phạm, thiếu sót cũng như rủi ro tiềm ẩn. Nếu các hành vi sai phạm là đúng, chúng tôi đảm bảo các quan chức tha hóa, biến chất sẽ phải đối mặt với những hình phạt nghiêm khắc nhất” - phát ngôn viên của DPWI khẳng định./.

​TUỆ LÂM
(Theo gov.za và tổng hợp)
Cùng chuyên mục
  • Tăng cường kiểm soát chất lượng kiểm toán từ nội bộ đơn vị, đoàn kiểm toán
    2 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Trong bối cảnh nguồn nhân lực của Kiểm toán nhà nước (KTNN) còn có hạn và yêu cầu về chất lượng kiểm toán ngày càng được nâng lên, thì hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán (KSCLKT) từ nội bộ đơn vị kiểm toán, đoàn kiểm toán đang trở thành phương thức kiểm soát hữu hiệu, đóng vai trò quan trọng, giúp cho công tác giám sát được kịp thời, thường xuyên hơn.
  • An ninh mạng và vai trò của kiểm toán viên
    2 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Mặc dù an ninh mạng (ANM) không được đề cập rõ ràng trong các tiêu chuẩn kiểm toán nhưng rủi ro này sẽ tiếp tục là trọng tâm của các cuộc thanh tra, kiểm toán. Vì vậy, vai trò của kiểm toán viên (KTV) không chỉ là phát hiện, đánh giá hiệu quả quản lý rủi ro ANM mà còn là dự báo và tư vấn cho ban lãnh đạo về các chương trình ANM phù hợp, cũng như khả năng chống lại các mối đe dọa trong tương lai.
  • Kiểm toán công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Các phương pháp và công cụ hữu hiệu
    2 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Nội dung kiểm toán công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (TĐC) đã được nêu trong chương trình kiểm toán dự án đầu tư. Tuy nhiên, các chỉ dẫn về phương pháp, thủ tục thực hiện và tài liệu, thông tin cần thu thập làm bằng chứng kiểm toán vẫn chưa được cụ thể, chi tiết KHIẾN các đoàn kiểm toán bị lúng túng, thậm chí giới hạn không kiểm toán nội dung này.
  • Nâng cao năng lực xác định rủi ro, sai sót trọng yếu trong kiểm toán môi trường tại khu kinh tế, khu công nghiệp
    2 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Hiện nay, việc kiểm toán đối với nội dung môi trường tại các khu kinh tế, khu công nghiệp (KKT, KCN) là ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch kiểm toán về môi trường (KTMT) của Kiểm toán nhà nước (KTNN). Trong bối cảnh toàn Ngành đẩy mạnh áp dụng phương pháp kiểm toán mới dựa trên đánh giá rủi ro, xác định trọng yếu, việc nhận diện rủi ro, sai sót trọng yếu trong KTMT tại KKT, KCN từ đó củng cố trọng tâm kiểm toán và đưa ra đánh giá kiểm toán phù hợp là yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng kiểm toán.
  • Nêu cao trách nhiệm, tính sáng tạo, hoàn thành nhiệm vụ kiểm toán với chất lượng cao
    2 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Nhấn mạnh công tác kiểm toán phải đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước, Phụ trách Kiểm toán nhà nước (KTNN) Ngô Văn Tuấn yêu cầu các đơn vị kiểm toán cần rà soát, chấn chỉnh những vướng mắc, bất cập trong hoạt động kiểm toán, nêu cao trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, trên cơ sở bám sát quy định về hoạt động kiểm toán, chỉ đạo của lãnh đạo KTNN.
Nam Phi: Sai sót tại các dự án phòng, chống lũ lụt