Kinh tế - xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực

(BKTO) - Ngày 3/11, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2017.




Quang cảnh phiên họp. Ảnh: VGP/QUANG HIẾU

Mở đầu Phiên họp, Thủ tướng đã trao Quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm 2 thành viên Chính phủ mới là Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể và Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái.

Tiếp đến, Chính phủ đã nghe và thảo luận các nội dung: Báo cáo tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2017; Báo cáo công tác khắc phục hậu quả bão, lũ trong thời gian qua và các nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm trong thời gian tới; Báo cáo về việc rà soát, đề xuất cụ thể việc cắt giảm mức phí và loại phí thuộc phạm vi quy định của pháp luật phí và lệ phí; Báo cáo về việc rà soát, cắt giảm các loại chi phí chính thức ngoài phí, lệ phí theo quy định pháp luật phí, lệ phí và chi phí phát sinh liên quan đến thủ tục cấp phép đầu tư, xây dựng, tiếp cận đất đai; Báo cáo đề xuất các giải pháp cắt giảm chi phí cho DN; Dự thảo Nghị quyết về cơ chế, chính sách thí điểm phát triển TP.HCM…

Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Chính phủ nhận định, tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2017 tiếp tục chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô ổn định; sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá, giữ vai trò chủ đạo trong động lực tăng trưởng của nền kinh tế, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10 tăng 10%, tính chung 10 tháng năm 2017 tăng 8,7%. Khu vực dịch vụ, du lịch tăng trưởng ổn định, tính chung 10 tháng, tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 10,5 triệu lượt khách. Hoạt động xuất khẩu tiếp tục đạt được những kết quả khả quan, cán cân thương mại đã chuyển từ nhập siêu sang xuất siêu, ước xuất siêu khoảng 1,2 tỷ USD, dự trữ ngoại hối nhà nước tăng.

Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới, xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam tiếp tục có bước tiến vượt bậc, tăng 14 bậc, từ vị trí 82 lên vị trí 68/190 nền kinh tế. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát triển DN trong nước đạt kết quả ấn tượng. Các chính sách an sinh xã hội được bảo đảm; các cấp, các ngành đã kịp thời ứng phó, hỗ trợ, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ, góp phần giảm bớt thiệt hại của người dân... Với những diễn biến tích cực nêu trên, tăng trưởng kinh tế cả năm 2017 sẽ đạt mục tiêu đề ra.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận phiên họp.
Ảnh: VGP/QUANG HIẾU

Định hướng công tác chỉ đạo điều hành những tháng cuối năm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan cần tiếp tục thực hiện tốt công tác phòng chống bão lụt, hỗ trợ người dân những vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai mà hiện nay là cơn bão số 12 đang tiến vào khu vực Nam Trung Bộ; chỉ đạo chặt chặt chẽ hơn nữa kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, thu chi NSNN, bảo đảm an ninh quốc phòng; chuẩn bị tốt các mặt công tác cho Tuần lễ Cấp cao APEC cũng như Hội nghị Cấp cao ASEAN tại Philippines.

Cùng với đó, Thủ tướng yêu cầu cần tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình, điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, kiểm soát tốt lạm phát, không để tỷ giá biến động mạnh vào dịp cuối năm; tiếp tục giảm lãi suất cho vay, bảo đảm vốn tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên gắn với chất lượng tín dụng; cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém gắn với xử lý nợ xấu. Tăng cường chống thất thu, chuyển giá và nợ đọng thuế; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên; thực hiện chủ trương chưa tăng các loại thuế, phí, lệ phí làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.

Các ngành, các địa phương cần quyết liệt hơn nữa trong thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và phải giải ngân hết nguồn vốn đầu tư công được giao năm 2017; kiên quyết cắt giảm các công trình giải ngân chậm để bố trí cho các công trình quan trọng, cấp bách khác cũng như tăng cường việc rà soát, kiểm tra, đôn đốc, giám sát thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công; thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán sử dụng nguồn vốn đầu tư công.

Các giải pháp về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển DN cần được triển khai thực hiện hiệu quả hơn nữa. Quyết liệt hơn nữa trong thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn DNNN trên tinh thần bảo đảm công khai, minh bạch, theo cơ chế thị trường, không để xảy ra thất thoát, tiêu cực, lợi ích nhóm. Xử lý nghiêm các vi phạm, kể cả hành vi cố tình làm chậm hoặc vi phạm pháp luật trong cổ phần hóa.

Chiều cùng ngày, tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã chủ trì họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10. Tại cuộc họp, Bộ trưởng Mai Tiễn Dũng và đại diện lãnh đạo một số Bộ, ngành đã trả lời nhiều câu hỏi của các nhà báo về các vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm thời gian qua, như: dự thảo quy chế, chính sách thí điểm để phát triển TP.HCM; kết quả xử lý sau thanh tra đối với nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái Phạm Sỹ Quý; vấn đề cổ phần hóa DNNN; cơ chế xử lý đối với Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn; việc hợp nhất một số Bộ, ngành có nhiệm vụ, chức năng tương đồng…

PHÙNG NGUYÊN
Cùng chuyên mục
  • Thủ tướng: Không kéo dài mãi thời gian thanh tra
    7 năm trước Đối nội
    (BKTO) – Chiều nay, ngày 1/11, làm việc với Thanh tra Chính phủ (TTCP), Thủ tướng nêu rõ, kết luận thanh tra phải kiên quyết, đúng sai rõ ràng, không biến trắng thành đen, biến đen thành trắng; xử lý chặt chẽ, có lý, có tình, đúng pháp luật và rõ ràng; đừng để chìm xuồng những vụ việc đã, sẽ thanh tra.
  • Phát triển thủy điện vừa và nhỏ: “Vỡ trận” quy hoạch và giải pháp cho bài toán an ninh năng lượng
    7 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Đảm bảo an ninh năng lượng là tiền đề quan trọng cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, phát triển không có nghĩa là chấp nhận đánh đổi bằng mọi giá. Sự phát triển “nóng” của các dự án thủy điện vừa và nhỏ thời gian qua đã làm dấy lên không ít quan ngại bởi thực trạng quy hoạch thủy điện thiếu kiểm soát…
  • Báo cáo “Đánh giá chi tiêu công  Việt Nam…”: khuyến nghị chính sách cho hoạt động tài chính và kiểm toán
    7 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Trong chu trình ngân sách, báo cáo tài chính và kiểm toán là những khâu cuối cùng, tuy nhiên đây lại là các quy trình thiết yếu vừa đảm bảo minh bạch và liêm chính, vừa cung cấp thông tin cần thiết để lập dự toán ngân sách trong những năm tiếp theo. Chính vì vậy, các báo cáo về ngân sách và báo cáo tài chính phải thể hiện rõ tình hình tài khóa tổng thể hiện tại cũng như dự báo được kế hoạch ngân sách của Chính phủ cho tương lai một cách toàn diện. Để làm được điều đó, vấn đề hết sức quan trọng là báo cáo tài chính của Chính phủ phải được lập theo chuẩn mực kế toán quốc tế, sử dụng các khái niệm được quốc tế chấp nhận.
  • Khẩn trương đổi mới tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập
    7 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Thời gian qua, Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách, biện pháp đổi mới tổ chức, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL) và bước đầu đạt được những kết quả quan trọng. Tuy vậy, lĩnh vực này vẫn tồn tại nhiều bất cập, yếu kém, nhất là trong vấn đề tổ chức lại cơ chế, chính sách, nâng cao chất lượng dịch vụ công để hướng tới mục tiêu công bằng và hiệu quả. Trước thực trạng trên, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII đã thông qua Nghị quyết về việc tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động của các đơn vị này.
  • Phát triển kinh tế tư nhân: Biến nghị quyết của Đảng thành hành động cụ thể
    7 năm trước Đối nội
    (BKTO) - “Kinh tế tư nhân” là một trong những cụm từ được nhắc đến khá nhiều trong năm 2017, nhất là sau khi Nghị quyết số 10-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” được ban hành ngày 03/6/2017 (Nghị quyết 10). Với Nghị quyết này, theo PGS.TS. Nguyễn Khắc Thanh (Viện Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), kinh tế tư nhân đã được nâng lên một tầm mới.
Kinh tế - xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực