KTNN khu vực VII - 10 năm xây dựng và phát triển - Phát huy trí tuệ sáng tạo, đổi mới để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao

(BKTO) - Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Đoàn Xuân Tiên trả lời phỏng vấn của Báo Kiểm toán



Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước ghi nhận và đánh giá như thế nào về chặng đường 10 năm xây dựng và trưởng thành của KTNN khu vực VII?

Năm 2007, KTNN khu vực VII được thành lập với chức năng giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm toán Báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động trong việc quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước của các tỉnh miền núi phía Bắc. Địa bàn kiểm toán của đơn vị sau 2 lần điều chỉnh hiện gồm 6 tỉnh: Yên Bái, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Phú Thọ.

Từ xuất phát điểm ban đầu chỉ có 3 người, đến nay KTNN khu vực VII đã kiện toàn tổ chức bộ máy với 5 phòng trực thuộc, tăng cường năng lực đội ngũ với 64 công chức, Kiểm toán viên, người lao động. Chi bộ Đảng của đơn vị thời kỳ đầu cũng chỉ có 3 đảng viên, đến đầu tháng 9/2016 đã thành lập Đảng bộ với 35 đảng viên, 5 chi bộ đảng trực thuộc. Các tổ chức đoàn thể Công đoàn, Đoàn thanh niên, Chi hội Cựu chiến binh, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ đã được củng cố, tổ chức các hoạt động, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công chức và người lao động với nhiều hoạt động xã hội thiết thực, hiệu quả.


Tập thể công chức, người lao động KTNN khu vực VII

Tuy lực lượng nhân sự của KTNN khu vực VII chưa đủ chỉ tiêu như biên chế được giao nhưng đơn vị đã có những giải pháp sử dụng nguồn nhân lực hợp lý và hiệu quả, chủ động xây dựng lực lượng theo hướng chuyên sâu thông qua công tác đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động kiểm toán. Nhờ đó, từ năm 2011 đến nay, số lượng đầu mối các cuộc kiểm toán do đơn vị thực hiện đã tăng dần qua từng năm; các đoàn kiểm toán luôn đảm bảo tiến độ và chất lượng Báo cáo kiểm toán được phát hành với nội dung đa dạng, phong phú hơn trước.

Nhìn lại 10 năm qua, với tinh thần vừa củng cố tổ chức bộ máy, vừa phát triển lực lượng, vừa triển khai hoạt động kiểm toán, KTNN khu vực VII đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, có những nỗ lực vượt bậc và đạt được những kết quả quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị được Tổng Kiểm toán Nhà nước giao, đóng góp vào thành tựu chung của toàn Ngành.

Với mỗi đơn vị trong Ngành, việc thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao luôn là mục tiêu quan trọng nhất. Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện nhiệm vụ kiểm toán của KTNN khu vực VII thời gian qua?

10 năm qua, KTNN khu vực VII đã thực hiện 59 cuộc kiểm toán, tổng số kiến nghị xử lý tài chính hơn 7.212 tỷ đồng. Không dừng lại ở kiến nghị xử lý tài chính, các Báo cáo kiểm toán còn chỉ ra những bất cập của chế độ chính sách, từ đó kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung kịp thời.

Đồng thời, các Báo cáo kiểm toán đã cung cấp thông tin tin cậy giúp HĐND các cấp thực hiện giám sát và phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương. Chất lượng hoạt động kiểm toán có sự chuyển biến, tiến bộ rõ rệt, những kết luận và kiến nghị kiểm toán ngày càng mang tính thuyết phục đối với các đơn vị được kiểm toán.

Ngoài ra, KTNN khu vực VII còn chủ trì phối hợp với các đơn vị trong Ngành xây dựng Đề cương kiểm toán Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP làm căn cứ để Tổng Kiểm toán Nhà nước phê duyệt và thống nhất thực hiện trong toàn Ngành năm 2012. Thông qua hoạt động thực tiễn, KTNN khu vực VII còn có nhiều ý kiến đóng góp giá trị trong việc bổ sung, sửa đổi, cập nhật và hoàn thiện hệ thống các chuẩn mực, quy trình kiểm toán, quy chế hoạt động, biểu mẫu hồ sơ kiểm toán cho hoạt động kiểm toán.

Tôi ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao những kết quả và thành tựu rất đáng khích lệ sau 10 xây dựng và phát triển của KTNN khu vực VII. Kết quả đó đã góp phần rất quan trọng vào sự phát triển của KTNN trong một thập niên vừa qua, cùng tạo dựng sự tin tưởng của lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ và công chúng đối với KTNN nói chung và KTNN khu vực VII nói riêng.

10 năm là chặng đường không ngắn, nhưng cũng chưa phải là dài với một đơn vị chuyên môn của KTNN, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước đặt kỳ vọng như thế nào vào KTNN khu vực VII trong thời gian tới?

Trong thời gian tới, nhiệm vụ và thử thách đặt ra đối với KTNN khu vực VII là nặng nề. Về hoạt động chuyên môn kiểm toán, KTNN khu vực VII cần tập trung lựa chọn những vấn đề kiểm toán phù hợp, thiết thực đối với các tỉnh miền núi Tây Bắc, đặc biệt là các vấn đề được sự quan tâm của xã hội như: đất đai, công tác quản lý rừng, tài nguyên khoáng sản, môi trường; việc tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia…

Các cuộc kiểm toán còn nhằm giúp cho công tác quản lý ngân sách, các nguồn lực của các tỉnh đảm bảo nề nếp, hiệu quả thông qua trọng tâm kiểm toán là việc quản lý, điều hành NSNN, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc đánh giá tính tiết kiệm, tính kinh tế, tính hiệu quả trong chi tiêu, đầu tư, trong quản lý ngân sách, tiền và tài sản công.

Bên cạnh đó, tôi cũng mong KTNN khu vực VII sẽ tăng cường phối hợp với các đơn vị trong Ngành hơn nữa, nhất là các đơn vị tham mưu và các KTNN khu vực, để tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm, từng bước nâng cao chất lượng các Báo cáo kiểm toán ngân sách địa phương và các Báo cáo kiểm toán khác.

Tôi mong rằng các công chức, kiểm toán viên của KTNN khu vực VII sẽ tiếp tục phấn đấu đưa đơn vị phát triển lên một tầm cao mới và toàn diện hơn trên tất cả các mặt: phát triển đội ngũ Kiểm toán viên mạnh về chuyên môn, giỏi và tinh thông về nghiệp vụ, có bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng; tổ chức hoạt động theo hướng nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu lực, chuyên nghiệp và hiện đại; đoàn kết, thống nhất từ ý chí đến hành động để không ngừng nâng cao vị thế, uy tín, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của lãnh đạo KTNN, góp phần vào sự phát triển KTNN nói chung…

Có thể thấy rõ, việc phối hợp chặt chẽ với các địa phương mang lại lợi ích thiết thực cho cả KTNN khu vực VII cũng như cho chính các địa phương trong thực hiện nhiệm vụ của mỗi bên. Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước có ý kiến chỉ đạo KTNN khu vực VII như thế nào trong công tác phối hợp với các địa phương giai đoạn tới?

Theo quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo KTNN, các đơn vị KTNN khu vực, trong đó có KTNN khu vực VII, cần duy trì và phát triển mối quan hệ chặt chẽ với các địa phương, với cơ quan Tỉnh ủy, UBND, HĐND các tỉnh Tây Bắc trong vấn đề lựa chọn các chủ đề kiểm toán chuyên sâu, thiết thực với các tỉnh, địa phương; làm tốt công tác tư vấn cho các tỉnh trong quản lý, điều hành tài chính công, tài sản công sao cho đảm bảo hiệu quả nhất, đặc biệt là vấn đề tiết kiệm, tính kinh tế trong chi tiêu, đầu tư, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng.

Việc phối hợp của KTNN khu vực VII với các địa phương trong địa bàn kiểm toán, một mặt giúp cho các địa phương khắc phục được những tồn tại, hạn chế, tư vấn cho các địa phương, HĐND, UBND trong vấn đề giám sát cũng như điều hành quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công một cách tiết kiệm, hiệu quả nhất; mặt khác, việc phối hợp này góp phần đảm bảo tính hiệu lực của các kết luận, kiến nghị kiểm toán của KTNN được thực thi đạt kết quả cao nhất.

Tôi tin tưởng rằng, trong thời gian tới, với sự đoàn kết, thống nhất cao trong toàn đội ngũ công chức, Kiểm toán viên của đơn vị, KTNN khu vực VII sẽ tiếp tục phát huy trí tuệ sáng tạo và đổi mới để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, xây dựng KTNN khu vực VII trở thành một đơn vị vững mạnh. Chúc các đồng chí thành công!

PV
Theo Tuần báo số ra ngày 19/10/2017
Cùng chuyên mục
  • Dự án BT làm “nóng” diễn đàn báo chí
    6 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Vừa qua, KTNN đã tổ chức thành công Hội thảo “Cơ chế đầu tư BT - Những vấn đề đặt ra và giải pháp hoàn thiện”. Sau Hội thảo này, báo chí đã có nhiều bài viết phản ánh những bất cập trong cơ chế đầu tư BT (xây dựng - chuyển giao).
  • Cơ chế đầu tư BT dưới góc nhìn khoa học và thực tiễn
    6 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Trước sức“nóng” của các vấn đề nảy sinh từ thực tiễn triển khai các dự án theo hình thứchợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) những năm vừa qua, rất nhiều chuyên gia,nhà nghiên cứu, nhà quản lý… đã quan tâm gửi tham luận, trình bày quan điểm củamình tại Hội thảo khoa học “Cơ chế đầu tư BT - Những vấn đề đặt ra và giải pháphoàn thiện” do KTNN chủ trì tổ chức. Báo Kiểm toán xin trích đăng một số thamluận tiêu biểu với mong muốn mang đến cho độc giả thêm những thông tin về loạihình BT dưới góc nhìn khoa học và thực tiễn.
  • Kỷ niệm 10 năm thành lập KTNN khu vực VII và Sơ kết 5 năm thực hiện quy chế phối hợp công tác giữa KTNN với một số địa phương
    6 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Ngày 20/10, tại TP. Yên Bái (tỉnh Yên Bái) đã trang trọng diễn ra Lễ kỷ niệm 10 năm ngày thành lập KTNN khu vực VII (26/10/2007 - 26/10/2017) và Sơ kết 5 năm thực hiện Quy chế phối hợp công tác giữa KTNN với Thường trực HĐND, UBND các tỉnh Điện Biên, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Phú Thọ, Yên Bái; ký Quy chế phối hợp công tác giữa KTNN với Thường trực HĐND, UBND tỉnh Yên Bái.
  • BT đang làm cạn kiệt nguồn lực đất đai
    6 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Nhà đầu tư đắc lợi, Nhà nước thiệt kép, xã hội phải dùng công trình chất lượng không cao
  • Không để cơ chế độc quyền khi thực hiện dự án BT
    6 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Dự án đầu tư theo hình thức BT là một giải pháp vốn hóa đất công và tài sản công. Tuy nhiên, BT đang trở thành “mảnh đất màu mỡ” cho tham nhũng do cơ chế xin - cho, thiếu minh bạch; là một giao dịch đầu tư - thương mại điển hình phi thị trường và lợi ích nhóm... Đó là khẳng định của nhiều đại biểu tại Hội thảo khoa học Cơ chế đầu tư BT - Những vấn đề đặt ra và giải pháp hoàn thiện do Kiểm toán Nhà nước tổ chức hôm qua, 19.10.
KTNN khu vực VII - 10 năm xây dựng và phát triển - Phát huy trí tuệ sáng tạo, đổi mới để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao