Làm rõ hạn chế, bất cập trong thực hiện công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông

(BKTO) - Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương - Trưởng Đoàn giám sát vừa ký Quyết định số 712/QĐ-ĐGS phân công nhiệm vụ thành viên và các đại biểu mời tham gia Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023”.

050920230258-dsc_9575.jpg
Phiên họp thứ nhất của Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023”. Ảnh: quochoi.vn

Quyết định số 712/QĐ-ĐGS đã phân công cụ thể các thành viên tham gia các Đoàn công tác của Đoàn giám sát. Trong đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương - Trưởng Đoàn giám sát làm Trưởng Đoàn công tác số I; Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới - Phó Trưởng Đoàn Thường trực Đoàn giám sát làm Trưởng Đoàn công tác số II; Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Dương Thanh Bình - Phó Trưởng Đoàn giám sát làm Trưởng Đoàn công tác số III.

Giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023” là 1 trong 2 chuyên đề giám sát Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức giám sát trong năm 2024.

Nội dung giám sát tập trung vào việc tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước về bảo đảm TTATGT và các hoạt động liên quan đến bảo đảm TTATGT (trọng tâm là các quy định về bảo đảm TTATGT, Luật Giao thông đường bộ, Luật Đường sắt, Luật Giao thông đường thủy nội địa, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Bộ luật Hàng hải Việt Nam và các văn bản pháp luật khác có liên quan; trong đó trọng điểm là bảo đảm TTATGT đường bộ); việc ban hành và triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm TTATGT; rà soát các quy định của pháp luật về bảo đảm TTATGT, trọng tâm là các văn bản dưới Luật của Chính phủ và các Bộ; những kết quả đạt được, những hạn chế, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo đảm TTATGT.

Chuyên đề giám sát cũng hướng đến làm rõ thực trạng công tác quản lý, chỉ đạo điều hành, phối hợp và tổ chức thực hiện của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân về bảo đảm TTATGT; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về bảo đảm TTATGT; tình hình vi phạm, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về bảo đảm TTATGT; công tác phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong bảo đảm TTATGT; hoạt động hợp tác quốc tế về bảo đảm TTATGT.

Đồng thời, xem xét, đánh giá kết quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm TTATGT; tập trung làm rõ những hạn chế, bất cập, khó khăn, vướng mắc; xác định nguyên nhân của hạn chế, bất cập, khó khăn, vướng mắc; làm rõ trách nhiệm của các tập thể và cá nhân có liên quan; rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm TTATGT trong thời gian tới.

Đối tượng giám sát là Chính phủ và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan.

Trong đó, Đoàn sẽ làm việc trực tiếp với: Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; TP. Hà Nội, TP. Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng, TP. Cần Thơ và các tỉnh: Lào Cai, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Đồng Nai, Kiên Giang; một số cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan./.

Cùng chuyên mục
  • Bổ sung 4 dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024
    4 tháng trước Pháp luật
    (BKTO) - Tại phiên họp sáng 18/12, với 100% Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã thông qua đề nghị bổ sung 4 dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.
  • Huy động nguồn lực chuyển đổi năng lượng công bằng
    4 tháng trước Pháp luật
    (BKTO) - Thời gian qua, Việt Nam đã có những bước triển khai quyết liệt, mạnh mẽ và đầy tham vọng để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng. Tuy nhiên, ngoài nguồn lực mà các đối tác quốc tế cam kết huy động ban đầu, Việt Nam vẫn cần phải sử dụng nguồn ngân sách và huy động từ khối tư nhân.
  • Đề xuất bổ sung nhiều loại chi phí tố tụng
    4 tháng trước Pháp luật
    (BKTO) - Theo Tòa án nhân dân tối cao, việc bổ sung một số chi phí tố tụng trong Pháp lệnh Chi phí tố tụng nhằm giải quyết vướng mắc trong thực tiễn, khắc phục khiếm khuyết của pháp luật tố tụng hiện hành về nghĩa vụ chịu chi phí tố tụng…
  • Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động giải trình
    4 tháng trước Pháp luật
    (BKTO) - Với 100% Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã biểu quyết thông qua về nguyên tắc đối với Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn việc tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp Hội đồng dân tộc (HĐDT), Ủy ban của Quốc hội.
  • Hải quan Việt Nam tích cực chống buôn lậu trong khu vực
    4 tháng trước Pháp luật
    Qua việc tham gia Chiến dịch Con rồng Mê Kông, Hải quan Việt Nam đã khẳng định tính chủ động, tích cực tham gia vào "cuộc chiến" chống buôn lậu của khu vực. Đóng góp của hải quan Việt Nam không chỉ tăng tính hiệu quả của Chiến dịch mà còn tạo tiền đề cho hoạt động hợp tác quốc tế chống lại các mạng lưới tội phạm toàn cầu trong tương lai.
Làm rõ hạn chế, bất cập trong thực hiện công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông