Lao động thất nghiệp có trình độ đại học trở lên giảm, lao động nghề thất nghiệp gia tăng

(BKTO) - Ngày 04/4, tại Hà Nội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức công bố Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam số 20 quý IV/2018.



Theo Bản tin, quý IV/2018, cả nước có 54,53 triệu người có việc làm, tăng 22,94 nghìn người (0,42%) so với quý III và tăng 478,4 nghìn người (0,89%) so với cùng kỳ năm 2017
                
   

Quang cảnh buổi lễ công bố Bản tin cập nhật thị trường lao động

   
Trong đó, cả nước có 23,79 triệu người làm công ăn lương, chiếm 45,14% trong tổng số lao dộng có việc làm, tăng 823 nghìn người so với quý III/2018.

Số lượng và tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục giảm. Quý IV/2018, cả nước có 19,92 triệu người đang làm trong khu vực này, giảm 628 nghìn người so với quý III/2018.

Một số ngành có số lượng lao động tăng nhiều nhất so với quý III/2018 và cùng kỳ năm 2017 đó là công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng, hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm.

Quý IV/2018, cả nước có 1,06 triệu người trong độ tuổi thất nghiệp, giảm 7,6 nghìn người so với quý III và giảm 8,81 nghìn người so với cùng kỳ năm 2017.

Trong đó, thất nghiệp ở nhóm có trình độ đại học là 135,8 nghìn người, giảm 15,9 nghìn người; nhóm có trình độ trung cấp là 68,8 nghìn người, giảm 1,5 nghìn người so với quý III.
                
   

Viện trưởng Viện nghiên cứu Lao động Xã hội Đào Quang Vinh

   
Ngược lại, nhóm có trình độ cao đẳng có 81,4 nghìn người thất nghiệp, tăng 6,2 nghìn người; nhóm trình độ sơ cấp nghề có 27 nghìn người thất nghiệp, tăng 1,6 nghìn người so với quý III...

Theo ông Đào Quang Vinh - Viện trưởng Viện nghiên cứu Lao động Xã hội (BộLĐ-TB&XH), mặc dù tỷ lệ lao động trong độ tuổi bị thất nghiệpcủa Qúy IV/2018 giảm, song tỷ lệ thất nghiệp dài hạn có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân là do công việc mới đòi hỏi phải có tay nghề nên lao động phải đi đào tạo với thời gian dài hơn. Bên cạnh đó, thị trường lao động có xu hướng ổn định, ít lao động di chuyển nơi làm việc nên việc tuyển dụng lao động được dự báo sẽ khắt khe hơn...

Tin và ảnh: NGUYỄN LỘC
Cùng chuyên mục
  • Giao chỉ tiêu bao phủ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2019 - 2021
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa ban hành Quyết định về việc giao chỉ tiêu phát triển số người tham gia BHXH, Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) giai đoạn 2019- 2021 với BHXH 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
  • Tuyên dương thầy thuốc trẻ Việt Nam tiêu biểu lần thứ VIII
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Chiều 4/4, Bộ Y tế tổ chức gặp mặt báo chí thông tin về hưởng ứng Chương trình Sức khỏe Việt Nam và tuyên dương Thầy thuốc trẻ Việt Nam tiêu biểu lần thứ VIII nhân Ngày Sức khỏe thế giới (7/4) năm 2019.
  • Trường nghề vẫn gặp khó  trong tuyển sinh
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Năm 2019, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN - trường nghề) phấn đấu tuyển sinh gần 2,3 triệu người học. Tuy nhiên, trông vào tình hình tuyển sinh với mức độ cạnh tranh giữa các trường ngày càng gay gắt như hiện nay, việc thực hiện mục tiêu này được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn.
  • Bảo hiểm y tế - nguồn tài chính bền vững  cho điều trị HIV/AIDS
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Trong bối cảnh các nguồn viện trợ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS bị cắt giảm, Việt Nam là nước đi đầu trong việc sử dụng nguồn lực trong nước thông qua bảo hiểm y tế (BHYT) để hỗ trợ các dịch vụ điều trị HIV cho người dân. Với cam kết mạnh mẽ của Chính phủ, sự nỗ lực của các Bộ, ngành chức năng, BHYT sẽ là nguồn lực tài chính bền vững để Việt Nam thực hiện các mục tiêu kiểm soát dịch HIV.
  • Giải pháp cho tranh chấp Quỹ Bảo trì chung cư
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Tranh chấp tại các chung cư, đặc biệt là tranh chấp Quỹ Bảo trì là câu chuyện chưa bao giờ hết nóng. Dù quy trình thu, quản lý và sử dụng khoản phí này đã được hướng dẫn ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhưng việc tranh chấp giữa chủ đầu tư và ban quản trị (BQT) tòa nhà về Quỹ Bảo trì vẫn diễn ra phổ biến.
Lao động thất nghiệp có trình độ đại học trở lên giảm, lao động nghề thất nghiệp gia tăng