Liên kết đào tạo: Tồn tại nhiều sai phạm

(BKTO) - Dù đượcquan tâm chấn chỉnh nhưng những sai phạm trong hoạt động liên doanh, liên kếtđào tạo (gọi chung là liên kết đào tạo) vẫn tái diễn, gây bức xúc trong dư luậnxã hội và ảnh hưởng đến quyền lợi của người học. Kết luận thanh tra về hoạt độngtuyển sinh, đào tạo, liên kết đào tạo của Trường đại học (ĐH) Y dược Hải Phòngtừ năm 2010 đến nay vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố tiếp tụché mở những bất cập trong lĩnh vực này.



Qua thanh tra, Bộ GD&ĐT đã phát hiện nhiều sai phạm trong hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài của Trường ĐH Quốc gia Hà Nội Ảnh: HUYỀN NGỌC
Qua thanh tra, Bộ GD&ĐT đã phát hiện nhiều sai phạm trong hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài của Trường ĐH Quốc gia Hà Nội Ảnh: HUYỀN NGỌC
Theo Kết luận thanh tra, năm 2012, Bộ GD&ĐT đã tổ chức thanh tra hoạt động liên kết đào tạo của một số trường, trong đó có Trường ĐH Y Dược Hải Phòng và đã có Kết luận thanh tra số 324/KL-BGDĐT. Kết luận đã chỉ ra một số sai phạm trong hoạt động liên kết đào tạo của Trường ĐH Y Dược Hải Phòng với Trường ĐH Y Dược - ĐH Thái Nguyên, kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, Trường ĐH Y Dược Hải Phòng chưa thực hiện đúng kiến nghị trong Kết luận thanh tra.

Qua thanh tra, Bộ GD&ĐT còn phát hiện hàng loạt các sai phạm liên quan đến hoạt động liên kết của đơn vị này, như: kê khai đội ngũ giảng viên và xác định chỉ tiêu tuyển sinh chưa chính xác; chưa công bố chuẩn đầu ra các ngành đào tạo theo quy định của Bộ GD&ĐT; một số đối tượng tuyển sinh liên kết đào tạo liên thông theo địa chỉ từ trình độ trung cấp lên ĐH ngành Dược với Trường ĐH Y Dược - ĐH Thái Nguyên và đào tạo theo địa chỉ chưa đúng quy định; hợp đồng liên kết đào tạo chưa đúng theo Quyết định số 42/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ GD&ĐT. Thanh tra Bộ đã lập biên bản và tiến hành xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với hành vi liên kết đào tạo, đặt lớp tại địa phương khi chưa được phép của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền…

Việc để xảy ra các thiếu sót, sai phạm trong công tác liên kết đào tạo nêu trên thuộc trách nhiệm của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng được phân công phụ trách và một số đơn vị có liên quan khác thuộc hai đơn vị. Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, ngày 30/1/2015, Trường ĐH Y Dược - ĐH Thái Nguyên đã có quyết định buộc thôi học đối với 01 học viên và thi hành kỷ luật đình chỉ 1 năm đối với 21 học viên khác.
Những sai phạm trong công tác liên kết đào tạo dù đã được cảnh báo, song qua một số năm học gần đây, vi phạm vẫn chưa dừng lại. Một số trường có nhiều sai phạm trong liên kết đào tạo và từng bị Bộ GD&ĐT phát hiện, xử lý thời gian qua như: Cao đẳng Asean (Hưng Yên), Trường ĐH công nghệ Vạn Xuân (Nghệ An), Trường ĐH Thái Bình Dương (Khánh Hòa)... Trong năm qua, nhiều trường ở tỉnh Bình Phước đã “ôm” liên kết đào tạo với hàng loạt trường ĐH để tạo nguồn thu. Nhờ thực hiện liên kết đào tạo từ năm 2011 - 2013, Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật có tổng thu học phí gần 13 tỷ đồng; Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh cũng liên kết đào tạo từ năm 2011 đến 3/2014, với tổng thu học phí là hơn 16 tỷ đồng...

Theo đánh giá, việc liên kết đào tạo đã huy động được nguồn lực của các trường, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho các địa phương, tạo cơ hội học tập cho nhiều người, nhất là đối với nguồn nhân lực tại chỗ cho miền núi, vùng sâu, vùng xa, góp phần thực hiện xã hội hóa giáo dục. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, thực trạng liên kết đào tạo trong nước và với nước ngoài vẫn tồn tại nhiều bất cập và được cơ quan chức năng cảnh báo từ trước đó. Cụ thể, tại thông báo Kết luận thanh tra công tác quản lý Nhà nước trong việc liên doanh, liên kết đào tạo đại học và sau đại học của Bộ GD&ĐT có tới 195/419 chương trình liên kết tuyển sinh hệ vừa học vừa làm (tại 18 trường) chưa được Bộ cấp phép, 54/419 chương trình không tuân thủ quy định của Bộ. Tại thời điểm thanh tra, trường ĐH Bách khoa Hà Nội, trường ĐH Thái Nguyên thực hiện liên kết đào tạo thạc sĩ ngoài trụ sở khi chưa được Bộ cho phép.

Tại ĐH Quốc gia Hà Nội, hoạt động liên kết đào tạo ĐH và sau ĐH trong nước liên tiếp có sai phạm, từ quá trình cấp phép, hợp đồng đào tạo, tuyển sinh cho đến tổ chức đánh giá kết quả học tập, đào tạo thạc sĩ ngoài trụ sở... Bên cạnh đó, hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài còn mắc sai phạm về việc liên kết với những đơn vị năng lực đào tạo thấp, tạo điều kiện cho các trường mở rộng quy mô đào tạo vượt quá năng lực thực tế.

Công tác quản lý tài chính đối với hoạt động liên kết đào tạo theo phương thức không chính quy thực hiện theo Thông tư liên tịch số 46/2001/TTLT/BTC-BGD&ĐT của liên Bộ Tài chính và Bộ GD&ĐT và Nghị định 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc triển khai cũng xuất hiện nhiều sai phạm như: các đơn vị không lập dự toán chi tiết cho các khoản thu do không xác định chỉ tiêu đào tạo, không phê duyệt kế hoạch đào tạo; mức thu học phí cao nhưng chất lượng đào tạo không tương xứng với mức đóng góp của học viên…
Những sai phạm phổ biến trong hoạt động liên kết đào tạo không chỉ gây ảnh hưởng đến chủ trương xã hội hóa, phát triển giáo dục, mà bản thân những người học cũng bị ảnh hưởng khi phải bỏ ra những khoản tiền không nhỏ, song chất lượng đào tạo lại không đáp ứng được kỳ vọng, gây bức xúc trong dư luận.

NGUYỄN LỘC
Cùng chuyên mục
  • Nhiều lợi ích từ sự phối hợp trong quản lý thu BHXH và thu thuế
    9 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Một tin vui đến với các tổ chức, DN ngay trong những ngày đầu năm mới 2015, theo quychế phối hợp giữa Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam và Tổng cục thuế, sắp tới tổchức, DN sẽ được sử dụng mã số thuế trong kê khai nộp thuế và nộp các khoảnBHXH bắt buộc; sử dụng chữ ký số khai thuế để kê khai tham gia BHXH. Đây được coi là một trong những giải phápđem lại hiệu quả về nhiều mặt: Giảm chi phí cho DN; tăng cường quản lý nguồnthu thuế và thu BHXH.
  • Văn hóa Việt Nam: Cần một bản lĩnh để vững vàng hội nhập
    9 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Trongdòng chảy văn hóa, bên cạnh những yếu tố tích cực, sự xuất hiện của những yếu tốvăn hóa ngoại lai tiêu cực đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, xã hộivà sự phát triển của quốc gia. Nhân dịp năm mới 2015, GS.TS Ngô Đức Thịnh - Ủyviên Hội đồng Di sản quốc gia, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn văn hóatín ngưỡng Việt Nam đã chia sẻ với phóng viên Báo Kiểm toán suy nghĩ về bảnlĩnh văn hóa dân tộc trước thềm hội nhập.
  • Kiểm soát, xử lý xe quá tải: Một năm nhìn lại
    9 năm trước Xã hội
    (BKTO)- Theo đánh giá của cơ quan chức năng, sau 1 năm triểnkhai Kế hoạch số 12593/KHPH-BGTVT-BCA ngày 21/11/2013 của Liên Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) và Bộ Công an về việc phối hợp thực hiện tuần tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm chở hàng quá tảitrọng của ô tô vận chuyển hàng hóa trên đường bộ, đến nay tình trạng xe ô tô chởhàng quá trọng tải đã có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, số lượng xe quá tải vẫnở mức cao, còn diễn biến phức tạp, chưa thể xử lý dứt điểm.
  • Quyền lợi người bệnh được đảm bảo công bằng, hợp lý, hiệu quả
    9 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Từ ngày 01/01/2015,Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi) và một số Thông tư, văn bản hướng dẫn thực hiện Luậtchính thức có hiệu lực. Thời điểm này, dư luận xã hội đang băn khoăn, lo lắng rằngmột số quy định mới của được thực thi sẽ làm giảm chi tiền thuốc, thu hẹp quyềnlợi của người khám chữa bệnh (KCB) bằng Bảo hiểm y tế (BHYT). Phóng viên Báo Kiểmtoán đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Lương Sơn - Trưởng Ban Thực hiện chínhsách BHYT (Bảo hiểm xã hội Việt Nam)xung quanh vấn đề này.
Liên kết đào tạo: Tồn tại nhiều sai phạm