Lợi nhuận tăng hơn 16.000 tỷ đồng khi triển khai Đề án một triệu hecta lúa

(BKTO) - Đây là thông tin được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) cho biết, khi đánh giá về hiệu quả của Đề án "Phát triển bền vững một triệu hecta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030".

lua.jpg
Xây dựng thương hiệu gạo phát thải thấp sẽ góp phần nâng cao giá trị toàn chuỗi lúa gạo. Ảnh: N.Lộc

Theo đánh giá của Bộ NNPTNT, Đề án "Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030" (Đề án) có ý nghĩa quan trọng trong định hướng chuyển đổi phương thức canh tác lúa bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và hình thành, phát triển các vùng nguyên liệu tập trung quy mô lớn ổn định lâu dài, đảm bảo chất lượng, canh tác bền vững và hiệu quả.

Mục tiêu của Đề án là hình thành 1 triệu hecta vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, khắc phục tình trạng manh mún, nhỏ lẻ, tự phát trong sản xuất, kinh doanh lúa gạo, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa. 

Ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho biết, mục tiêu Đề án hướng đến còn nhằm xây dựng mô hình tăng trưởng xanh, nông nghiệp tuần hoàn, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.

      Với mục tiêu giảm 20% chi phí đầu vào, Đề án sẽ góp phần giảm chi phí sản xuất lúa khoảng 9.500 tỷ đồng. Bên cạnh đó, việc áp dụng các quy trình xử lý và tái chế phụ phẩm, xây dựng thương hiệu gạo phát thải thấp sẽ góp phần nâng cao giá trị toàn chuỗi lúa gạo trên 40%, trong đó tỷ suất lợi nhuận của người trồng lúa tăng 50%.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam

Do đó, để Đề án đạt được kết quả thực tế cần phải có cách thức tiếp cận ngoài khung, ngoài những cách nghĩ, cách làm quen thuộc, cần sự đổi mới linh hoạt, chủ động không ngừng về thể chế, các vấn đề mang tính nguyên tắc đến từng nội dung quản trị vận hành cụ thể.

Đề án được triển khai tại 12 tỉnh ĐBSCL (gồm: Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An, Sóc Trăng, Cần Thơ, Bạc Liêu, Trà Vinh, Hậu Giang, Cà Mau, Tiền Giang và Vĩnh Long) và chia thành 2 giai đoạn với diện tích 1 triệu hecta.

Ước tính phạm vi 1 triệu hecta lúa vùng chuyên canh, lợi nhuận từ sản xuất tăng lên khoảng hơn 16.000 tỷ đồng. Ngoài ra, nông dân cũng có thể tăng thêm lợi nhuận từ bán tín chỉ carbon...

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Giai đoạn 1 (2024-2025): Tập trung củng cố các diện tích đã có của Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) là 18 nghìn hecta, bao gồm công tác tập huấn, xây dựng kế hoạch, xây dựng hệ thống Đo đạc - Báo cáo - Thẩm định, kiểm đếm và thí điểm cấp tín chỉ carbon cho những vùng lúa đạt chuẩn, củng cố các hợp tác xã, duy tu bảo dưỡng một số công trình và chuẩn bị kế hoạch cho giai đoạn 2026-2030.

Giai đoạn 2 (2026-2030): Xác định cụ thể khu vực trọng tâm để lập dự án đầu tư phát triển vùng lúa chuyên canh chất lượng cao giảm phát thải mới ngoài vùng Dự án VnSAT và sẽ mở rộng thêm 82 nghìn hecta.

Giai đoạn này sẽ tập trung vào các hoạt động chủ yếu như đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho những vùng diện tích mới, tổ chức lại sản xuất, xây dựng chuỗi giá trị, hoàn thiện hệ thống chống MRV, đồng thời duy trì sản xuất bền vững ở những vùng Đề án trong giai đoạn 2024-2025. 

Trước đó, tại buổi phát động triển khai Đề án, đại diện Ngân hàng Thế giới khẳng định ủng hộ và cam kết hỗ trợ Việt Nam trong quá trình triển khai Đề án. Trong đó, Ngân hàng Thế giới đã cam kết mua tín chỉ carbon ở mức 10 USD/tấn, bình quân 1 hecta lúa có thể bán được tín chỉ ở mức khoảng 10 tấn carbon, tương đương với 100 USD.

Cùng chuyên mục
  • Hội hoa xuân thu hút đông đảo người dân, du khách dịp Tết
    9 tháng trước Xã hội
    (BKTO) - Hội hoa xuân Giáp Thìn lần thứ 44 đang diễn ra tại Công viên Tao Đàn (quận 1, TP. Hồ Chí Minh), thu hút đông đảo người dân, du khách dịp Tết Nguyên đán 2024.
  • Tết của người Việt ở Ukraine...
    9 tháng trước Xã hội
    (BKTO) - Trong lúc khó khăn vì cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine thì Tết là một điểm tựa tinh thần để kiều bào Việt Nam xa quê hương đang sinh sống tại Ukraine cùng nhau sum vầy. Điều đó sẽ lan tỏa những thông điệp và hy vọng về một ngày cuộc xung đột chấm dứt, để tất cả đều lạc quan nhìn về phía trước.
  • Bộ GTVT yêu cầu bảo đảm an toàn cho người dân dịp Tết
    9 tháng trước Xã hội
    (BKTO) - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có công văn gửi các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ về việc triển khai Công điện số 10/CĐ-TTg ngày 29/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ tăng cường các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp tết Nguyên đán và lễ hội Xuân 2024 (Công điện số 10).
  • Tổ chức Tết trồng cây, tăng cường quản lý, bảo vệ, phát triển rừng
    9 tháng trước Xã hội
    (BKTO) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị về tổ chức “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng.
  • Miền Bắc đón không khí lạnh mạnh, trời rét diện rộng và kéo dài qua mùng 1 Tết
    9 tháng trước Xã hội
    (BKTO) - Diễn biến thời tiết tại miền Bắc và Thủ đô Hà Nội trong ít ngày gần đây có diễn biến khá bất thường với hình thái nắng ấm gián đoạn trưa chiều, đêm rét. Dự kiến trong ít ngày trước kỳ nghỉ Tết, thời tiết có xu hướng giảm nhiệt dần, mưa mù, sương ẩm, tiết lập Xuân. Từ ngày 29 tháng Chạp đến mùng 1 Tết Nguyên đán Giáp Thìn, trời rét.
Lợi nhuận tăng hơn 16.000 tỷ đồng khi triển khai Đề án một triệu hecta lúa