Luân chuyển, điều động đảng viên, công chức KTNN: “Đảm bảo công khai, minh bạch, thận trọng và kiên quyết”

(BKTO) - Ngày 06/7/2016, Ban cán sự Đảng KTNN đãban hành Nghị quyết số 36-NQ/BCS về luân chuyển, điều động, định kỳ chuyển đổivị trí công tác và biệt phái đối với đảng viên, công chức, viên chức KTNN (Nghịquyết 36). Nhân dịp này, đồng chí HỒ ĐỨC PHỚC - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thưBan cán sự Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước đã chia sẻ với phóng viên Báo Kiểmtoán về nội dung, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc ban hành Nghị quyết. BáoKiểm toán trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!



Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc chỉ đạo hoàn thiện các quy định của KTNN về công tác cán bộ làm cơ sở cho công tác luân chuyển, điều động đối với công chức KTNN.Ảnh: PHÙNG NGUYÊN
-Xin đồng chí cho biết, đâu là lý do để Ban cán sự Đảng KTNN ban hành Nghị quyết 36?

+ Công tác điều động, luân chuyển cán bộ đã được Kiểm toán Nhà nước thực hiện từ nhiều năm nay; đặc biệt được đẩy mạnh từ năm 2011 đến nay. Tuy nhiên, công tác này còn một số tồn tại, hạn chế, chưa tạo được sự thống nhất trong nhận thức của công chức về sự cần thiết, tầm quan trọng và ý nghĩa của việc luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác và biệt phái đối với công chức, việc một số công chức, viên chức lo lắng, không yên tâm công tác do không biết luân chuyển, điều động lúc nào được quay lại. Việc phân biệt luân chuyển, điều động, biệt phái còn khác nhau. Hiện tượng cục bộ, khép kín trong từng cơ quan, đơn vị vẫn còn diễn ra. Cơ chế quản lý, giám sát của một số đơn vị trực thuộc đối với công chức chưa tốt, còn nể nang, né tránh, có nơi còn mang tính hình thức, còn trường hợp không khách quan, thiếu chính xác. Bên cạnh đó, một số cấp ủy và lãnh đạo đơn vị chưa kiên quyết trong thực hiện chủ trương luân chuyển, điều động chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức.

Để khắc phục những hạn chế trên, đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của KTNN và tạo điều kiện để cán bộ, công chức được rèn luyện qua thực tiễn và môi trường công tác khác nhau, giúp công chức trưởng thành, phát triển nhanh và toàn diện hơn; chủ động xây dựng và chuẩn bị đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ nghiệp vụ sâu, có năng lực lãnh đạo, quản lý và bản lĩnh để bố trí, bổ sung tăng cường cho các vị trí, các đơn vị còn thiếu cán bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Ngành trong giai đoạn tới, Ban cán sự Đảng đã thống nhất ban hành Nghị quyết 36. Việc ban hành Nghị quyết này còn góp phần thực hiện tốt Nghị quyết của Đảng về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên và chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

-Như đồng chí vừa chia sẻ, Nghị quyết 36 đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng. Không những thế, Nghị quyết còn gắn chặt với việc đổi mới công tác quy hoạch, đánh giá, nhận xét và đào tạo, bồi dưỡng công chức. Để làm được điều đó, công tác luân chuyển, điều động, biệt phái đảng viên, công chức KTNN sẽ được thực hiện theo nguyên tắc nào, thưa đồng chí?

+Theo Nghị quyết 36, công tác luân chuyển, điều động, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác và biệt phái công chức phải đảm bảo công khai, minh bạch, chặt chẽ, thận trọng, kiên quyết, đúng quy trình, chuẩn bị kỹ lưỡng kế hoạch và xem xét đầy đủ đến điều kiện gia đình của công chức, đề cao vai trò và trách nhiệm của tập thể cấp ủy, tập thể lãnh đạo, thủ trưởng đơn vị quyết định trong việc triển khai thực hiện chủ trương, kế hoạch luân chuyển, điều động, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác và biệt phái.

Việc luân chuyển công chức lãnh đạo quản lý phải căn cứ vào quy hoạch cán bộ đã được phê duyệt, gắn với việc xác định nhu cầu, đánh giá cán bộ, đồng thời phát hiện, bổ sung những nhân tố mới, trẻ có triển vọng để bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách; đẩy mạnh việc chuyển đổi, điều động công chức có thời gian giữ vị trí lãnh đạo quản lý trên 5 năm; kiên quyết thực hiện điều động, bố trí lại những công chức lãnh đạo ở vị trí hiện tại có năng lực hạn chế, tín nhiệm thấp nhằm củng cố phát triển đơn vị. Mục tiêu luân chuyển là đơn vị vững mạnh, toàn ngành vững mạnh; cán bộ luân chuyển được rèn luyện thử thách và trưởng thành.

Để quyết tâm thực hiện tốt kế hoạch luân chuyển, điều động, phải coi trọng công tác tư tưởng trên cơ sở vừa động viên, khuyến khích tính tự giác của công chức, vừa yêu cầu công chức phải nghiêm túc chấp hành quyết định của tổ chức; xử lý nghiêm những công chức không chấp hành quyết định của tổ chức và những công chức gây cản trở, khó khăn, làm suy giảm uy tín người được luân chuyển, điều động đến hoặc lợi dụng việc luân chuyển, điều động để thực hiện ý đồ cá nhân, trù dập cán bộ.

-Ban cán sự Đảng KTNN đề ra những giải pháp nào để Nghị quyết 36 triển khai, đi vào cuộc sống mang lại hiệu quả cao nhất, thưa đồng chí?

+Để thực hiện tốt Nghị quyết 36, trong thời gian tới, toàn Ngành cần triển khai 6 nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm:
Một là, tiếp tục quán triệt sâu sắc đến đảng viên, công chức, viên chức về chủ trương luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác và biệt phái đối với công chức nhằm tạo sự thống nhất về nhận thức, tư tưởng và hành động trong các cấp ủy đảng, lãnh đạo các cấp và toàn thể đội ngũ đảng viên, công chức, viên chức KTNN.

Hai là, nâng cao chất lượng và chủ động công tác quy hoạch gắn với đào tạo, bồi dưỡng để tạo nguồn cán bộ luân chuyển.

Ba là, rà soát, xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện tốt quy định về luân chuyển, điều động, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác và biệt phái công chức của KTNN; xây dựng kế hoạch, phương án luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác và biệt phái đối với đảng viên, công chức, viên chức và tổ chức thực hiện theo quy định của Nghị quyết.

Bốn là, hoàn thiện các quy định của KTNN về công tác cán bộ làm cơ sở cho công tác luân chuyển, điều động và chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức thuận lợi hơn.

Năm là, đánh giá kiện toàn tổ chức bộ máy đảm bảo phù hợp, hiệu lực, hiệu quả; rà soát sửa đổi quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể đối với các đơn vị trực thuộc; bố trí sắp xếp đội ngũ công chức, viên chức phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao.

Sáu là, tăng cường kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảm bảo kỷ cương trong công tác luân chuyển, điều động và chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức.

-Trân trọng cảm ơn đồng chí!

NGỌC MAI

Cùng chuyên mục
  • Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến Luật KTNN 2015
    7 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Thựchiện Kế hoạch triển khai thi hành Luật KTNN năm 2015, vừa qua, tại Hà Nội, KTNNđã tổ chức Hội nghị tập huấn Luật KTNN 2015 cho phóng viên, biên tập viên của hơn40 cơ quan báo chí T.Ư. Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc chủ trì HViệt Nam.
  • Khai mạc kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV
    7 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Ngày 20/7, kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV đã khaimạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Theo chương trình, kỳ họp sẽ diễnra đến hết ngày 29/7.
  • Nỗ lực hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế 2016
    7 năm trước Đối nội
    (BKTO)- Với GDP 6 tháng đầu năm tăng 5,52% thì 6 thángcuối năm, GDP phải đạt mức tăng trưởng 7,6% để cả năm 2016 đạt mục tiêu tăng6,7% như Quốc hội đề ra. Đây là mục tiêu không dễ đạt được. Tuy nhiên, kết luậntại phiên họp Chính phủ thườngkỳ tháng 6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vẫn khẳng định: Trước mắt, chưa trình Quốc hội điều chỉnh chỉ tiêuđã giao.
  • Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII: Thảo luận và quyết định những vấn đề cơ bản, hệ trọng
    7 năm trước Đối nội
    (BKTO)- Thực hiện Chương trình làm việc toànkhóa, sáng 4/7, Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đãkhai mạc tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị. TạiHội nghị này, Trung ương thảo luận và quyết định về: Quy chế làm việc của BanChấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Quyđịnh thi hành Điều lệ Đảng; Quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luậtcủa Đảng; việc giới thiệu nhân sự lãnh đạo cấp cao của các cơ quan nhà nước vàmột số vấn đề quan trọng khác.
  • Kịch bản nào cho kinh tế Việt Nam?
    7 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Giữalúc châu Âu đang rối bời sau sự kiện Brexit (cử tri Anh lựa chọn phương án rờiLiên minh châu Âu), Việt Namcó thể là điểm sáng thị trường ở châu Á? Liệu những cơ hội mới cho Việt Nam cóđược nhen nhóm? Trả lời những câu hỏi này tại Tọa đàm: “Thiên nga đen” Brexitvà ứng xử của Việt Nam do Tạp chí Diễn đàn đầu tư (Bizlive) tổ chức ngày 28/6,mỗi diễn giả đều có những góc nhìn, nhận định riêng về tác động của Brexit đốivới kinh tế Việt Nam trong tương lai.
Luân chuyển, điều động đảng viên, công chức KTNN: “Đảm bảo công khai, minh bạch, thận trọng và kiên quyết”