Năm 2019-2020, Bộ Công thương tiếp tục cắt giảm hơn 200 điều kiện kinh doanh

(BKTO) - Thông tin này được lãnh đạo Bộ Công thương cho biết tại Buổi họp báo thường kỳ tổ chức vào chiều 17/10.



Theo đó, Bộ Công thương đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa và chuyển hậu kiểm 202 điều kiện trên tổng số 561 điều kiện còn lại thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ (tương đương với 36%). Như vậy, với việc cắt giảm, đơn giản hóa lần 1 tại Nghị định 08/2018/NĐ- CP là 55,5% và cộng với dự kiến cắt giảm lần 2 này thì tỷ lệ cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh của Bộ Công thương dự kiến đạt 72,1%.

Phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh cho giai đoạn 2019- 2020 được Bộ Công thương tập trung vào các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, thuốc lá, rượu, điện lực, hóa chất, ô tô, khoáng sản, than.
                
   

Bộ Công thương tổ chức họp báo thường kỳ quý III - Ảnh: moit.gov.vn

   
Cụ thể, Bộ đề xuất cắt giảm 79 điều kiện; đơn giản hóa 34 điều kiện trên tổng số 132 điều kiện hiện hành trong lĩnh vực an toàn thực phẩm; chuyển hậu kiểm 8 điều kiện trên tổng số 65 điều kiện hiện hành trong lĩnh vực kinh doanh thuốc lá; cắt giảm 6 điều kiện, chuyển hậu kiểm 7 điều kiện trên tổng số 30 điều kiện hiện hành trong lĩnh vực kinh doanh rượu; cắt giảm 7 điều kiện, đơn giản hóa 2 điều kiện, chuyển hậu kiểm 3 điều kiện trên tổng số 49 điều kiện hiện hành trong lĩnh vực điện lực.

Đồng thời, Bộ đề xuất cắt giảm 15 điều kiện, đơn giản hóa 24 điều kiện, chuyển hậu kiểm 12 điều kiện trên tổng số 77 điều kiện hiện hành trong lĩnh vực hóa chất; đề xuất cắt giảm 2 điều kiện, chuyển hậu kiểm 1 điều kiện trên tổng số 13 điều kiện hiện hành trong lĩnh vực sản xuất, nhập khẩu, bảo hành bảo dưỡng ô tô; cắt giảm 1 trên tổng số 6 điều kiện hiện hành trong lĩnh vực khoáng sản; cắt giảm 1 trên tổng số 8 điều kiện hiện hành trong lĩnh vực than.

PHÚC KHANG
Cùng chuyên mục
  • Doanh nghiệp nhập khẩu lúa mì lo đóng cửa nhà máy vì “cỏ độc”
    6 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Thời gian gần đây, cơ quan kiểm dịch phát hiện những lô lúa mì nhập khẩu về Việt Nam có trộn lẫn một loại hạt của cỏ Cirsium arvense (cây kế đồng), do vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đang nghiên cứu việc buộc tái xuất theo diện kiểm dịch thực vật và ngưng nhập khẩu lúa mì từ một số thị trường lớn của Việt Nam. Điều này khiến nhiều DN nhập khẩu lúa mì hết sức lo lắng.
  • Khơi nguồn nông sản Việt
    6 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Đó là chủ đề Diễn đàn Nông dân quốc gia lần thứ ba do T.Ư Hội Nông dân Việt Nam phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Bộ Công thương tổ chức ngày 14/10 tại Hà Nội. Đây là một trong chuỗi hoạt động của Chương trình “Tự hào nông dân Việt Nam” lần thứ 6. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tới dự và phát biểu chỉ đạo.
  • Phát hiện nhiều sai sót từ hai phương pháp tính giá đất tại tỉnh Đồng Nai
    6 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Năm 2017, KTNN khu vực XIII đã thực hiện cuộc kiểm toán: Việc quản lý và sử dụng đất khu đô thị và các dự án được giao, thuê đất giai đoạn 2014-2016 của tỉnh Đồng Nai. Về cơ bản, các phát hiện chủ yếu trong cuộc kiểm toán này đều liên quan đến vấn đề xác định giá đất làm cơ sở tính tiền thuê đất và sử dụng đất.
  • Thúc đẩy xuất khẩu gạo thương hiệu Việt ra quốc tế
    6 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Nằm trong chuỗi sự kiện Hội nghị thương mại gạo thế giới lần thứ 10, chiều 10/10, tại Hà Nội, Bộ Công thương đã phối hợp với tạp chí The Rice Trader (TRT) tổ chức Hội nghị Quốc tế mặt hàng gạo Việt Nam.
  • Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam qua hệ thống phân phối toàn cầu của AEON
    6 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Chiều 10/10, tại Thủ đô Tokyo (Nhật Bản), Bộ Công thương Việt Nam và Tập đoàn bán lẻ AEON Nhật Bản đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Năm 2019-2020, Bộ Công thương tiếp tục cắt giảm hơn 200 điều kiện kinh doanh