Nắm chắc địa bàn, đề xuất chính sách phù hợp cho vùng dân tộc thiểu số

(BKTO) – Phát biểu đạo tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác dân tộc 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 do Ủy ban Dân tộc tổ chức ngày 12/7, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh yêu cầu nêu cao tinh thần trách nhiệm về công tác dân tộc, chính sách dân tộc; nắm chắc tình hình để đề xuất các cơ chế, chính sách phù hợp, kịp thời.

bo-truong-ok.jpg
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Ủy ban Dân tộc

Theo báo cáo của Ủy ban Dân tộc, trong 6 tháng đầu năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tương đối ổn định.

Các chính sách dân tộc tiếp tục được các cấp, ngành quan tâm triển khai thực hiện, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Các chương trình, dự án khác triển khai trên địa bàn vùng đồng bào DTTS đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần đẩy mạnh phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, từng bước phát triển sản xuất, nâng cao đời sống đồng bào các DTTS.

dsc_0618.jpg
Thực hiện tốt chính sách dân tộc, cải thiện đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: N.Lộc

Ủy ban Dân tộc đã phối hợp với các Bộ, ngành thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về công tác dân tộc, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các đề án nhằm cụ thể hóa các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ.

Việc triển khai các đề án, chính sách, nhiệm vụ trong kế hoạch công tác trong 6 tháng đầu năm đạt mục tiêu đề ra với khối lượng công việc lớn, có trọng tâm, trọng điểm, sát thực tế, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Bộ trưởng Hầu A Lềnh cho biết, hiện nay, bộ máy cũng như năng lực công tác của cơ quan làm công tác dân tộc các cấp còn hạn chế do biên chế ít, thiết kế bộ máy chưa hoàn thiện.

Mới có 46/51 tỉnh, thành phố có Ban Dân tộc cấp tỉnh, chỉ có hơn 270/713 huyện có Phòng Dân tộc cấp huyện; trong đó có 5 tỉnh không có Ban Dân tộc mà thành lập Phòng Dân tộc thuộc UBND tỉnh. Các huyện không có Phòng Dân tộc thì chỉ cử một đồng chí chuyên viên phụ trách lĩnh vực này.

“Trong khi đối tượng, địa bàn quản lý rộng và khó nên nếu không có cách làm đúng thì chắc chắn không nắm được tình hình thực tiễn, khó đề xuất được chính sách hoặc đề xuất chính sách không trúng” - Bộ trưởng Hầu A Lềnh lưu ý.

Từ thực tế đó, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh yêu cầu tiếp tục tăng cường công tác nắm tình hình địa bàn vùng DTTS và miền núi trên tất cả các lĩnh vực đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội; nhất là tình hình thiên tai, dịch bệnh, di cư tự phát, các điểm "nóng" về an ninh trật tự...

Đồng thời tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các chương trình, chính sách đối với đồng bào DTTS và vùng DTTS và miền núi để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống chính sách dân tộc giai đoạn 2021-2030.

Liên quan đến chính sách dành cho vùng DTTS và miền núi, vừa qua, Ủy ban Dân tộc phối hợp tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi từ năm 2021-2023. 

Sau 3 năm thực hiện, Chương trình đã góp phần rất lớn trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Các nguồn lực, chính sách của chương trình đã và đang tập trung đầu tư phát triển các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ dân sinh tập trung vào địa bàn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Thông qua đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất và sinh kế góp phần nâng cao thu nhập cho người dân; công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được quan tâm.

Cùng với việc thực hiện các chính sách dân tộc và các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, các địa phương đã thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào được nâng cao; công tác chăm sóc sức khỏe, giáo dục - đào tạo có những chuyển biến tích cực./.

Cùng chuyên mục
  • Chỉ tiêu bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tăng trưởng tích cực
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, số người tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đến hết tháng 6/2023 đều tăng so với cùng kỳ năm 2022.
  • Tăng cường giám sát, chống trục lợi Quỹ bảo hiểm y tế
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa có Công văn gửi BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, BHXH Bộ Quốc phòng và BHXH Công an nhân dân về việc tăng cường công tác giám định, phòng, chống lạm dụng, trục lợi Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) và đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT.
  • Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa: Hướng đến hiệu quả, thực chất
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Từ sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, văn hóa đã có những bước chuyển biến đáng kể, song để phát triển văn hóa một cách toàn diện, bền vững đòi hỏi cần có chính sách đầu tư tập trung, thống nhất trên toàn quốc. Trong đó, việc xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về văn hóa là cấp thiết lúc này. Đây cũng là vấn đề được đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội quan tâm và trao đổi với Báo Kiểm toán.
  • Tiếp tục khẳng định vị thế của giáo dục Việt Nam trên đấu trường trí tuệ
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, 6/6 học sinh Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic Toán quốc tế và 3/3 học sinh đội tuyển Olympic Sinh học quốc tế của Việt Nam năm 2023 đều đoạt huy chương.
  • Làm rõ việc có thiếu trường trung học phổ thông công lập hay không?
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Thực trạng phụ huynh xếp hàng thâu đêm để nộp hồ sơ cho con vào trung học phổ thông gây băn khoăn, lo lắng trong dư luận được Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đề cập tại phiên họp sáng 12/7 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) khi xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 5 và tháng 6/2023.
Nắm chắc địa bàn, đề xuất chính sách phù hợp cho vùng dân tộc thiểu số