Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

(BKTO) - Kinh phí đào tạonghề nông thôn nặng về chi cho xây dựng cơ sở vật chất, ít chú trọng đến hỗ trợlao động học nghề, việc đào tạo nghề chưa gắn với thực hành... Đó là những bấtcập trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) được đề cập trongBáo cáo nghiên cứu về “Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề ngắn hạn cho LĐNT hướng đếngiảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số” giai đoạn 2014-2016 vừa được côngbố ngày 29/11, tại Hà Nội.



Đào tạo nghề nông thôn còn nhiều bất cập

Từ năm 2010 đến nay, Chính phủ đã dành hơn 1.000 tỷ đồng mỗi năm cho việc triển khai Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (Đề án 1956). Việc triển khai Đề án tại các địa phương đã đạt được những kết quả khả quan, cải thiện sinh kế, tăng năng suất, thu nhập …

Bên cạnh những kết quả đạt được, Báo cáo nghiên cứu do tổ chức Oxfam thực hiện trong 3 năm dựa trên kết quả khảo sát tại 7 tỉnh (Lào Cai, Hòa Bình, Nghệ An, Quảng Trị, Đắk Nông, Ninh Thuận và Trà Vinh) cũng chỉ ra nhiều bất cập trong công tác đào tạo nghề cho LĐNT. Cụ thể, việc lập kế hoạch và cơ chế phân bổ ngân sách đào tạo nghề chưa đảm bảo tính công khai, minh bạch. Theo Đề án 1956, cơ cấu kinh phí dự kiến giai đoạn 2010-2020 dành cho tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trung tâm dạy nghề công lập là 15%, hỗ trợ LĐNT học nghề là 78%, còn lại là chi cho hoạt động khác. Thực tế, tại các tỉnh được khảo sát, kinh phí dành cho xây dựng cơ sở vật chất vượt rất nhiều so với quy định. Cụ thể, tại tỉnh Hòa Bình, dành 76,5% cho phát triển cơ sở vật chất, 21,4% hỗ trợ cho LĐNT học nghề, mức chi này tại tỉnh Nghệ An tương ứng là 62,6% và 33,9%... Tỷ lệ lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, đặc biệt là người dân tộc thiểu số được đào tạo nghề chỉ chiếm 3% so với tổng số người dân tộc trong độ tuổi lao động; chất lượng đào tạo còn thấp, nhân lực qua đào tạo chưa thích ứng với phương thức sản xuất mới…

Đánh giá cao những kết quả của công tác dạy nghề cho LĐNT đã góp phần xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, song ông Ma Quang Trung - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cũng cho rằng, nội dung đào tạo nghề còn chưa phù hợp, nặng lý thuyết, thiếu thực hành và chưa thực sự thu hút được nông dân tham gia học tập.

Cơ cấu bố trí vốn cho đào tạo nghề hiện nay chưa phù hợp, tỷ lệ đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo chiếm phần lớn, tỷ lệ chi cho học nghề còn thấp. Ảnh: TK

Cần nhân rộng những mô hình dạy nghề hiệu quả

Theo đánh giá của tổ chức Oxfam tại Việt Nam, điều đáng mừng qua công tác đào tạo nghề cho LĐNT là đã xuất hiện những mô hình, cách làm hay gắn với đào tạo nghề, phù hợp với đặc thù địa phương. Một số mô hình thí điểm dạy nghề ở các tỉnh bước đầu có hiệu quả, giúp cho LĐNT, người lao động dân tộc thiểu số có được những nhận thức mới về kinh nghiệm, kỹ thuật lao động sản xuất, tạo việc làm ổn định và thu nhập cao hơn. Một số địa phương còn có những sáng kiến, nỗ lực trong việc nâng cao hiệu quả đào tạo nghề như đào tạo theo đơn đặt hàng của DN, áp dụng phương pháp lớp học hiện trường trong dạy nghề nông nghiệp ở vùng dân tộc thiểu số...

Điển hình như tại Hòa Bình, địa phương đã áp dụng rộng rãi lớp học hiện trường cho đào tạo nghề nông nghiệp; tỉnh Lào Cai xây dựng “Hệ thống cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý đào tạo nghề” giúp cho việc quản lý học viên và các lớp dạy nghề thuận lợi hơn; tỉnh Ninh Thuận phối hợp dạy nghề với hỗ trợ của các bên liên quan theo dự án thúc đẩy mô hình tiểu thủ công nghiệp truyền thống, trồng lúa nước, chăn nuôi bò… cho đồng bào Raglai; tỉnh Trà Vinh phối hợp giữa dạy nghề với truyền nghề, gắn kết với DN tạo việc làm tại chỗ cho đồng bào Khmer; Ban Chỉ đạo thực hiện đề án của tỉnh Đồng Nai đã gắn đào tạo LĐNT với giải quyết việc làm và với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, từng huyện trong tỉnh…

Tuy nhiên, thực tế việc triển khai các mô hình, cách làm trên vẫn còn nhiều khó khăn, mới chỉ là nỗ lực đơn lẻ tại các địa phương do thiếu các quy định và hướng dẫn cụ thể. Do đó, nhóm nghiên cứu và nhiều chuyên gia đề xuất các Bộ, ngành liên quan, Ban Chỉ đạo trung ương thực hiện Đề án 1956 cần sớm xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ các mô hình phát triển bền vững; có giải pháp nhân rộng các mô hình gắn với đặc thù của từng địa phương.
PHỐ HIẾN
Cùng chuyên mục
  • Trường chất lượng cao: Phí tăng, chất lượng có tăng?
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Đề xuất tăng học phí tại các trườngcông lập chất lượng cao (CLC) trên địa bàn Hà Nội tiếp tục gây nhiều ý kiếntrái chiều trong giới chuyên gia cũng như dư luận xã hội, trong bối cảnh mô hìnhtrường này được cho là chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng đào tạo thời gianqua.
  • Phương pháp kiểm toán dựa trên rủi ro: Chìa khóa của các công ty kiểm toán độc lập
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Phương pháp kiểm toán dựa trên rủi ro được các công tykiểm toán độc lập áp dụng nhằm mục tiêu tập trung nguồn lực để thực hiện kiểmtoán các nội dung có rủi ro lớn, có thể chứa đựng sai sót trọng yếu trong Báocáo tài chính. Trong quá trình phát triển đáp ứng yêu cầu của thị trường,phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên rủi ro được coi là chìa khóa để cáccông ty kiểm toán độc lập giải quyết những vấn đề đặt ra cũng như nâng cao chấtlượng hoạt động kiểm toán.
  • Huy động nguồn lực quốc tế chung tay xây dựng nông thôn mới
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2016-2020, tổngnguồn lực đầu tư cho Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới(NTM) là trên 193 nghìn tỷ đồng. Đây là con số lớn, đặc biệt trong điều kiệnNSNN còn nhiều khó khăn như hiện nay. Bên cạnh nguồn vốn cố định này, sự chungtay hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế được kỳ vọng sẽ góp phần tạo thêm động lực đểnhiều địa phương trong cả nước tiếp tục nỗ lực xây dựng NTM.
  • Những lớp học tạm bợ trông chờ… kinh phí
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Trường, lớp tạm bợ, đồ dùng học tậpthiếu thốn, hạ tầng giao thông chia cắt khiến con đường đến trường của các em họcsinh huyện vùng cao Quan Sơn (Thanh Hóa) như nối dài thêm, khó khăn thêm. Trongkhi đó, việc bố trí kinh phí để xây mới các cơ sở trường, lớp tại các địa bànhuyện miền núi như Quan Sơn vẫn là một bài toán khó…
  • Ninh Bình: Người dân vùng ngập mặn mỏi mòn chờ… nước sạch
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Tình trạng xâm nhập mặn gia tăng, trongkhi các dự án ngăn mặn, cấp nước sạch cho người dân chưa thực sự mang lại hiệuquả khiến cuộc sống của hàng nghìn hộ dân trong các vùng chịu ảnh hưởng tại tỉnhNinh Bình đang bị đảo lộn và phải đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn khác.
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn