Ninh Bình: Người dân vùng ngập mặn mỏi mòn chờ… nước sạch

(BKTO) - Tình trạng xâm nhập mặn gia tăng, trongkhi các dự án ngăn mặn, cấp nước sạch cho người dân chưa thực sự mang lại hiệuquả khiến cuộc sống của hàng nghìn hộ dân trong các vùng chịu ảnh hưởng tại tỉnhNinh Bình đang bị đảo lộn và phải đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn khác.



Báo động tình trạng xâm nhập mặn ở Ninh Bình

Đất nông nghiệp bị nước mặn xâm nhập, dẫn đến sản lượng, năng suất nông sản giảm sút nghiêm trọng, đời sống sinh hoạt của người dân cũng bị đảo lộn vì thiếu nước sạch sử dụng… Đó là thực trạng diễn ra từ nhiều năm nay mà người dân các xã Khánh Thiện, Khánh Tiên (huyện Yên Khánh) đang phải gánh chịu do tình trạng nước mặn xâm nhập gây nên.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh, nước mặn xâm nhập đã gây thiệt hại cả rừng phòng hộ ven biển, các diện tích nuôi trồng thủy sản ven biển và nhiều cây trồng khác. Hiện tượng xâm nhập mặn ở vùng bãi bồi ven biển Kim Sơn đã lấn sâu vào các cửa sông từ 20 - 25 km trên sông Đáy và 10 - 15 km trên sông Vạc. Hiện tượng này chỉ là một trong số rất nhiều hệ lụy từ biến đổi khí hậu mà tỉnh Ninh Bình đang phải đối mặt.

Trước những biến đổi bất thường của khí hậu, từ năm 2006 đến nay, tỉnh Ninh Bình đã đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, tập trung xây dựng các công trình ngăn mặn, chống lũ. Tại vùng biển Kim Sơn, tỉnh đã triển khai nạo vét cửa sông Đáy, xây dựng công trình thủy lợi âu (khóa nước) Cầu Hội (huyện Yên Mô), cải tạo, nâng cấp đê biển Bình Minh 1, 2, 3 (huyện Kim Sơn), trồng cây chắn sóng hình thành khu rừng phòng hộ ven biển… Tuy nhiên, việc xử lý nguồn nước, rác thải, ô nhiễm môi trường từ các làng nghề, khu công nghiệp vẫn còn hạn chế, ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường chưa cao...

“Khát” nước sạch dù công trình cấp nước bỏ hoang

Trong khi nguồn nước dùng cho sinh hoạt, sản xuất của người dân đang chịu áp lực lớn do tình trạng xâm nhập mặn gia tăng, thì những dự án ngăn mặn, chống lũ và cấp nước sạch cho người dân vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả; có công trình xây dựng dang dở và bỏ hoang gây lãng phí nguồn lực đầu tư.

Một công trình cấp nước bị bỏ hoang trong khi người dân đang “khát” nước sạch

Dự án đầu tư xây dựng công trình Củng cố, nâng cấp hệ thống sông trục từ cống Thôn Năm đến cống Đọ và các công trình trên tuyến huyện Yên Khánh nhằm ứng phó với nước biển dâng và xâm nhập mặn, đồng thời cung cấp nguồn nước sinh hoạt và các nhu cầu dùng nước khác cho 2.400 hộ dân với khoảng 6.000 nhân khẩu xã Khánh Thiện và một phần xã Khánh Tiên (huyện Yên Khánh). Tuy nhiên, đã nhiều năm trôi qua, đến nay dự án vẫn “dậm chân tại chỗ” do chưa nhận được nguồn vốn từ Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu của Trung ương. Mới đây, tỉnh Ninh Bình đã có công văn gửi Văn phòng Chính phủ và một số Bộ liên quan đề xuất cấp vốn để triển khai dự án ngăn mặn. Nếu không có vốn, dự án sẽ đứng trước nguy cơ bị dừng triển khai và hàng nghìn hộ dân tiếp tục phải sống chung với nguồn nước nhiễm mặn.

Trong khi đó, tại huyện Gia Viễn lại tồn tại tình trạng các công trình nước sạch được đầu tư hàng tỷ đồng nhưng bị bỏ hoang, không được đưa vào sử dụng. Ông Đào Văn Dậu - Phó Chủ tịch UBND xã Gia Phương - địa phương có công trình nước sạch bị bỏ hoang cho biết, công trình do UBND huyện làm chủ đầu tư. Chính quyền xã đã nhiều lần ý kiến lên cấp trên nhưng được trả lời là tỉnh chưa bố trí được vốn.

Theo đại diện Sở NN&PTNT tỉnh, việc bố trí nguồn vốn bằng ngân sách tỉnh để xây dựng các dự án ngăn mặn, chống lũ và cấp nước sạch là rất khó khăn. Hiện tại, tỉnh đang tập trung kêu gọi các nguồn vốn đầu tư từ xã hội, nguồn vốn ODA trong đó có thể kể đến các dự án tương lai như: Dự án đầu tư xây dựng âu Kim Đài phục vụ ngăn mặn, giữ ngọt và ứng phó với tác động nước biển dâng cho 6 huyện, thành phố khu vực nam Ninh Bình (vốn AFD của Chính phủ Pháp) dự kiến được triển khai vào tháng 12/2016, với tổng vốn đầu tư hơn 543 tỷ đồng; Dự án nâng cao năng lực cấp nước cho thành phố Tam Điệp, thị trấn Nho Quan và thị trấn Me (vốn của Chính phủ Đan Mạch). Dự án có tổng vốn đầu tư 326 tỷ đồng, dự kiến được triển khai từ năm 2017 đến 2020.
Bài và ảnh: Nguyễn Lộc
Cùng chuyên mục
  • Phát triển cây chè: Hướng đi thoát nghèo ở Tân Sơn
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Tân Sơn -huyện miền núi nghèo của tỉnh Phú Thọ, vùng quê được mệnh danh là “lãnh địa”của rừng cọ, xứ chè. Đã từ lâu, chè là cây trồng chủ đạo trong đời sống nôngnghiệp, góp phần giúp người dân nơi đây phát triển kinh tế và xoá đói, giảmnghèo. Tuynhiên, hiện nay nghề trồng chè ởTân Sơn đang gặp không ít khó khăn đòi hỏi phải có hướng đi mới để giá trị thu được từ cây chè tươngxứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có của địa phương.
  • Đưa nước sạch về vùng nông thôn xứ Thanh
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Từ nhiều năm nay,người dân vùng nông thôn tỉnh Thanh Hóa phải sống trong tình trạng thiếu nướcsạch trầm trọng. Bởi thế, sự xuất hiện của các công trình cấp nước sạch vùng nôngthôn đang góp phần hiện thực hóa ước mơ được sử dụng nước sạch của người dân, cũngnhư làm thay đổi ý thức sử dụng nước trong cộng đồng.
  • Tuân thủ các chuẩn mực để nâng cao chất lượng kiểm toán
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Sự kỳ vọng của nhà đầu tư về Báo cáo kiểm toán (BCKT) đòi hỏi các DN kiểmtoán phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ. Để đáp ứng yêu cầu này, các DNkiểm toán cần phải quan tâm, chú trọng tới việc hướng dẫn, yêu cầu các kiểmtoán viên (KTV) áp dụng, tuân thủ các chuẩn mực.
  • Xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa và Bắc Kạn:  Kết quả và một số bất cập cần tháo gỡ
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Những năm qua, nhờ thực hiện Chương trình Mụctiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM), nhiều vùng nông thôn trở nênkhang trang, đời sống của người dân được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, đằng saunhững kết quả khả quan trên là tình trạng nợ đọng kéo dài, một số tiêu chí cònkhó khăn nếu áp dụng cho những địa phương đặc thù... đang làm hạn chế hiệu quả của Chương trình và cần có những giải pháp tháo gỡ kịp thời.
  • Kiểm toán Báo cáo tài chính nhà nước: Nên hay không?
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Báo cáotài chính (BCTC) nhà nước do Kho bạc Nhà nước (Bộ Tài chính) lập, đóng vai tròquan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả quản lý các nguồn lực tàichính của Nhà nước. Vậy Báo cáo này có cần được KTNN thẩm định, kiểm tra tínhđúng đắn, xác thực? Đó là câu hỏi từng được các chuyên gia, các đại biểu đặt ratại nhiều cuộc hội thảo lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Nghị định về BCTC nhà nướcgần đây.
Ninh Bình: Người dân vùng ngập mặn mỏi mòn chờ… nước sạch