Những lớp học tạm bợ trông chờ… kinh phí

(BKTO) - Trường, lớp tạm bợ, đồ dùng học tậpthiếu thốn, hạ tầng giao thông chia cắt khiến con đường đến trường của các em họcsinh huyện vùng cao Quan Sơn (Thanh Hóa) như nối dài thêm, khó khăn thêm. Trongkhi đó, việc bố trí kinh phí để xây mới các cơ sở trường, lớp tại các địa bànhuyện miền núi như Quan Sơn vẫn là một bài toán khó…



Lớp học đặc biệt

Giữa muôn trùng núi, chúng tôi tìm đến điểm trường bản Piềng Khóe thuộc Trường mầm non xã Tam Lư, huyện Quan Sơn một ngày đầu đông. Sự chênh lệch nhiệt độ ở vùng cao khiến cái lạnh nơi đây đến sớm hơn. Ngôi trường ọp ẹp, dựng tạm bằng gỗ, tre hiện lên trước mắt chúng tôi với đủ sự tiêu điều, chênh vênh. Thế nhưng, gần 40 học sinh vẫn đều đặn đến lớp, bất chấp sự khắc nghiệt của thời tiết và điều kiện thiếu thốn của trường.

Thầy và trò Trường Tiểu học Tam Thanh trong lớp học tạm bợ. Ảnh: NGUYỄN LỘC
Cô Lê Thị Xuân - giáo viên điểm trường bản Piềng Khóe - cho biết: Ngoài thời gian chuẩn bị giáo án, các giáo viên tại điểm trường đều bảo nhau đến sớm hơn để lau dọn bàn ghế, trước khi các em vào lớp. “Ngày nắng còn đỡ, những ngày mưa, học sinh phải lội bùn trong lớp để học bài” - cô Xuân kể.

Cơ sở trường lớp đã vậy, các thiết bị, đồ dùng học tập tại điểm trường cũng thiếu thốn đủ bề. Toàn bộ số thiết bị dạy, học hiện tại chỉ vỏn vẹn có tấm bảng mới được thay thế, vài ba bộ bàn ghế cũ kỹ và một vài món đồ chơi cho trẻ do chính các thầy cô ở trường tự tay làm.

Tương tự, tại xã Tam Thanh, nơi có điều kiện khó khăn, địa hình hiểm trở bậc nhất Quan Sơn, hiện còn 17 phòng học tạm bợ. Trong số này chủ yếu là các phòng học dành cho trẻ ở độ tuổi mầm non. Giống như nhiều điểm trường khó khăn khác, các điểm trường mầm non xã Tam Thanh phần nhiều nằm ở nơi có địa hình hiểm trở, không thuận tiện cho việc đi lại của con em trong bản. Đặc biệt, do địa hình bị chia cắt, các điểm trường nằm xa nhau nên ngành giáo dục địa phương đã bố trí học sinh bậc tiểu học và mầm non học chung tại một điểm trường. Hai bậc học, nhưng tại điểm trường mầm non Tam Thanh 1 chỉ có vỏn vẹn 50 em tới học. “Nhiều gia đình cũng muốn gửi con tới lớp, nhưng đường thì xa, đi lại hiểm trở, bố mẹ bận đi làm nên đành để con ở nhà” - thầy Hà Văn Thanh - giáo viên khối lớp 1 - cho biết.

“Nhìn các em co ro chịu lạnh ngay trong lớp học, các thầy cô đều xót xa, nhưng không thể giúp hết được các em. Chúng tôi nhiều lần đề xuất với ngành giáo dục địa phương có phương án hỗ trợ, không để các em phải chịu rét nhưng chưa được” - thầy Thanh bày tỏ.

Trường tạm bợ vì thiếu kinh phí

Theo ông Lê Đình Xuân - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Quan Sơn - hiện nay ở bậc tiểu học và mầm non trên địa bàn huyện vùng cao Quan Sơn có 245 phòng học, trong đó có 132 phòng bán kiên cố, xuống cấp; 97 phòng học tranh tre, nứa lá tạm bợ; 16 phòng học phải mượn nhà văn hóa thôn, bản cho học sinh học nhờ. Trong số 97 phòng học tranh tre, nứa lá chủ yếu là phòng học ở bậc học mầm non, nằm ở các bản vùng sâu vùng xa, gồm: Trường mầm non xã Tam Thanh còn 17 phòng, Trường mầm non xã Na Mèo còn 12 phòng, Trường mầm non xã Sơn Thủy còn 10 phòng, Trường mầm non xã Trung Tiến còn 7 phòng... Các phòng học này đều do chính quyền và nhân dân địa phương đóng góp, tham gia xây dựng. Thực trạng trẻ mầm non, học sinh tiểu học ở huyện Quan Sơn phải học trong các phòng học tranh tre, nứa lá đã diễn ra hàng chục năm nay, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của học sinh, giáo viên và chất lượng dạy, học nơi vùng cao này.

Theo ông Xuân, Quan Sơn là một trong 7 huyện nghèo nhất của tỉnh, nên huyện không có nguồn kinh phí để xóa các phòng học tranh tre, nứa lá. UBND huyện đã nhiều lần kiến nghị với UBND tỉnh đầu tư xây dựng các phòng học kiên cố cho bậc học mầm non, tiểu học, nhưng đến nay cấp trên vẫn chưa bố trí được kinh phí đầu tư. Trong khi đó, việc huy động nguồn vốn xã hội để xây trường là rất khó khăn.

Trao đổi với phóng viên Báo Kiểm toán, đại diện Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa cho biết, hằng năm Sở đã thống kê số lượng các điểm trường, số phòng học tạm bợ trên địa bàn tỉnh cũng như trên địa bàn huyện Quan Sơn nói riêng. Hiện nay, thực hiện Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên giai đoạn 2012-2015 và lộ trình đến năm 2020, sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ dự phòng giai đoạn 2012-2015, tỉnh Thanh Hóa được phê duyệt xây mới 199 phòng học mầm non tại 7 huyện nghèo thuộc Chương trình 30a với tổng kinh phí phân bổ hơn 250 tỷ đồng. Trong đó, riêng huyện Quan Sơn được bổ sung hơn 30 phòng học. Dự kiến, các phòng học này sẽ đưa vào sử dụng từ năm học 2017-2018. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, tỉnh chưa nhận được quyết định giao vốn chi tiết của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, do đó tất cả các dự án thuộc Chương trình vẫn đang trong tình trạng chờ thực hiện.

NGUYỄN LỘC
Cùng chuyên mục
  • Ninh Bình: Người dân vùng ngập mặn mỏi mòn chờ… nước sạch
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Tình trạng xâm nhập mặn gia tăng, trongkhi các dự án ngăn mặn, cấp nước sạch cho người dân chưa thực sự mang lại hiệuquả khiến cuộc sống của hàng nghìn hộ dân trong các vùng chịu ảnh hưởng tại tỉnhNinh Bình đang bị đảo lộn và phải đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn khác.
  • Phát triển cây chè: Hướng đi thoát nghèo ở Tân Sơn
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Tân Sơn -huyện miền núi nghèo của tỉnh Phú Thọ, vùng quê được mệnh danh là “lãnh địa”của rừng cọ, xứ chè. Đã từ lâu, chè là cây trồng chủ đạo trong đời sống nôngnghiệp, góp phần giúp người dân nơi đây phát triển kinh tế và xoá đói, giảmnghèo. Tuynhiên, hiện nay nghề trồng chè ởTân Sơn đang gặp không ít khó khăn đòi hỏi phải có hướng đi mới để giá trị thu được từ cây chè tươngxứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có của địa phương.
  • Đưa nước sạch về vùng nông thôn xứ Thanh
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Từ nhiều năm nay,người dân vùng nông thôn tỉnh Thanh Hóa phải sống trong tình trạng thiếu nướcsạch trầm trọng. Bởi thế, sự xuất hiện của các công trình cấp nước sạch vùng nôngthôn đang góp phần hiện thực hóa ước mơ được sử dụng nước sạch của người dân, cũngnhư làm thay đổi ý thức sử dụng nước trong cộng đồng.
  • Tuân thủ các chuẩn mực để nâng cao chất lượng kiểm toán
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Sự kỳ vọng của nhà đầu tư về Báo cáo kiểm toán (BCKT) đòi hỏi các DN kiểmtoán phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ. Để đáp ứng yêu cầu này, các DNkiểm toán cần phải quan tâm, chú trọng tới việc hướng dẫn, yêu cầu các kiểmtoán viên (KTV) áp dụng, tuân thủ các chuẩn mực.
  • Xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa và Bắc Kạn:  Kết quả và một số bất cập cần tháo gỡ
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Những năm qua, nhờ thực hiện Chương trình Mụctiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM), nhiều vùng nông thôn trở nênkhang trang, đời sống của người dân được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, đằng saunhững kết quả khả quan trên là tình trạng nợ đọng kéo dài, một số tiêu chí cònkhó khăn nếu áp dụng cho những địa phương đặc thù... đang làm hạn chế hiệu quả của Chương trình và cần có những giải pháp tháo gỡ kịp thời.
Những lớp học tạm bợ trông chờ… kinh phí