Nâng cao cơ hội thụ hưởng chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số

(BKTO) - Ngày 03/7, tại TP. Cần Thơ, Ủy ban Dân tộc phối hợp tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình MTQG 1719) giai đoạn 2021-2023 và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giai đoạn 2024-2025.

08252977_7.4-soket-01_23-07-04.jpg
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh  điều hành hội nghị. Ảnh: Ủy ban Dân tộc

Hiện nay, phần đông người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng không có nhiều điều kiện thuận lợi về phát triển sản xuất nông nghiệp và đối diện nguy cơ cao của tác động biến đổi khí hậu như xâm nhập mặn, hạn hán. 

Thời gian qua, Chương trình MTQG 1719 đã góp phần rất lớn trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Chương trình đã tập trung đầu tư phát triển các hạ tầng thiết yếu phục vụ dân sinh ở vùng địa bàn đặc biệt khó khăn.

Cùng với chương trình của Trung ương, các địa phương đã lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương như giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế phục vụ chuyển đổi sản xuất… góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

Tuy nhiên, do vốn Chương trình phân bổ chậm nên việc giải ngân chậm, khó khăn. Nhu cầu nguồn lực thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia rất lớn nhưng việc lồng ghép các nguồn lực tại địa phương còn hạn chế do các quy chế chưa cụ thể, rõ ràng. Các địa phương gặp khó trong giải quyết hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số vì nhiều địa phương không có quỹ đất công…

Giai đoạn 2021-2023, các tỉnh, thành phố phía Nam được phân bổ hơn 2.700 tỷ đồng nguồn vốn từ Chương trình MTQG 1719. Đến tháng 5/2023, các địa phương đã giải ngân hơn 700 tỷ đồng, đạt tỷ lệ hơn 25%.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, Chương trình MTQG 1719 đã được các cơ quan Trung ương và địa phương đặc biệt quan tâm để hoàn thiện hệ thống thể chế, đồng thời triển khai các dự án của Chương trình một cách hiệu quả nhất.

Trong khi chờ Chính phủ, các Bộ, ngành sửa đổi các quy định phù hợp thực tiễn, Ủy ban Dân tộc tập trung xây dựng, hoàn thiện các chính sách đồng bộ, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình.

Còn UBND các tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo kế hoạch thực hiện chương trình trong năm 2023, đặc biệt là giải ngân nguồn vốn năm 2022 chuyển sang.

Các cấp, ngành tăng cường phân cấp, phân công nhiệm vụ gắn với trách nhiệm cụ thể, tăng hiệu quả trong thực hiện Chương trình. 

Đồng thời tăng cường tuyên truyền phổ biến chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; mục tiêu ý nghĩa của Chương trình này trong phát triển kinh tế - xã hội vùng khó khăn để người dân cùng tham gia xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc./.

Cùng chuyên mục
  • Gỡ vướng về chế độ phụ cấp cho cô đỡ thôn bản
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Sau 30 năm hình thành và phát triển, đội ngũ cô đỡ thôn bản đã đóng góp quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, góp phần thực hiện thành công mục tiêu thiên niên kỷ. Tuy nhiên, hiện nay, còn nhiều cô đỡ thôn bản chưa được nhận chế độ phụ cấp do vướng mắc về cơ chế, chính sách.
  • Giải bài toán thiếu thuốc hiếm của ngành Y
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Áp dụng hình thức mua sắm tập trung, xây dựng các trung tâm dự trữ thuốc hiếm và bố trí ngân sách nhà nước để chủ động dự trù thuốc hiếm… là những giải pháp được kỳ vọng sẽ giải quyết căn cơ tình trạng thiếu thuốc hiếm phục vụ điều trị cho người bệnh trong trường hợp cấp bách.
  • Sóc Trăng: Giải ngân hơn 96,5 tỷ đồng phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Tỉnh Sóc Trăng vừa tổ chức sơ kết công tác Dân tộc và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình) 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023.
  • Khắc phục tình trạng phải mua thiết bị y tế giá rẻ
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 14/2023/TT-BYT quy định trình tự, thủ tục xây dựng giá gói thầu mua sắm hàng hóa và cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác này.
  • Nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm y tế
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Sau hơn 30 năm tổ chức triển khai thực hiện, chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) đã khẳng định được giá trị to lớn, thiết thực, góp phần quan trọng bảo đảm an sinh cho khoảng trên 92% dân số.
Nâng cao cơ hội thụ hưởng chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số