Quang cảnh Tọađàm.Ảnh: N.LỘC |
Tham dự Tọa đàm, về phía khách mời có ông Chu Quốc Dũng - Phó Tổng biên tập Báo An ninh Thủ đô; ông Phan Hoàng Nhật - Ban Kiểm tra, Hội Nhà báo Việt Nam; đại diện Ban Thường vụ Đoàn Thanh niên Kiểm toán nhà nước (KTNN), Phòng Công tác đoàn thể, Văn phòng Đảng - Đoàn thể của KTNN; Phòng Thông tin - Truyền thông thuộc Văn phòng KTNN; Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán.
Về phía Báo Kiểm toán có Tổng biên tập Nguyễn Lương Thuyết; Phó Tổng biên tập Mai Hải Đường; cùng toàn thể cán bộ viên chức, người lao động Báo Kiểm toán.
Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Tổng biên tập Nguyễn Lương Thuyết chia sẻ, vào dịp kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/2022), Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, Báo Nhân dân phát động phong trào thi đua “Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí” với 12 tiêu chí cụ thể dành cho cơ quan báo chí và người làm báo.
Đây là phong trào thiết thực nhằm xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí, trọng tâm là xây dựng cơ quan báo chí văn hóa, người làm báo văn hóa; thúc đẩy và lan tỏa sự hưởng ứng, tham gia tích cực để các cơ quan báo chí thực hiện tốt vai trò, sứ mệnh của báo chí cách mạng.
Tổng biên tập Báo Kiểm toánNguyễn Lương Thuyết phát biểu khai mạc Tọađàm.Ảnh: N.LỘC |
Để hưởng ứng phong trào ý nghĩa này, Tổng biên tập Nguyễn Lương Thuyết cho biết, Tọa đàm được tổ chức nhằm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao đạo đức người làm báo và xây dựng văn hóa công sở trong cơ quan Báo Kiểm toán.
“Thông qua Tọa đàm, toàn thể cán bộ viên chức, phóng viên, người lao động Báo Kiểm toán sẽ nhận thức được thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với đạo đức nghề nghiệp và văn hóa công sở trong cơ quan báo chí hiện nay. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và có những hành động cụ thể trong quá trình tác nghiệp cũng như làm việc tại cơ quan” - Tổng biên tập Nguyễn Lương Thuyết nhấn mạnh.
Tại Tọa đàm, ông Chu Quốc Dũng đã chia sẻ tham luận về chủ đề đạo đức, văn hóa của nhà báo khi hành nghề và tham gia môi trường mạng xã hội.
ÔngChu Quốc Dũng - Phó Tổng biên tập Báo An ninh Thủ đô chia sẻtham luận.Ảnh: N.LỘC |
Ông Dũng nhấn mạnh, đạo đức nghề nghiệp làvấn đề bức thiết đặt ra đối với mỗi người làm báo nói riêng cũng như đối với các cơ quan báo chí nói chung. Các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo cũng đã được Hội Nhà báo Việt Nam quy định trong 10 Điều Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam.
Cụ thể, người làm báo cần nghiêm chỉnh thực hiện Luật Báo chí và các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề bản quyền tác giả. Đồng thời thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích; nội quy, quy chế của cơ quan báo chí nơi công tác.
Song song với đó, người làm báo cần hành nghề trung thực, khách quan, công tâm, không vụ lợi. Trong quá trình thông tin, tuyên truyền, người làm báo không được làm sai lệch, xuyên tạc, che giấu sự thật, gây chia rẽ, kích động xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; cũng như không xâm phạm đời tư, làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân...
Đặc biệt, người làm báo cần nâng cao chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác.
Theo đó, khi tham gia mạng xã hội, người làm báo cần sử dụng tài khoản mạng xã hội của cá nhân mình để tương tác, chia sẻ, đăng tải, định hướng thông tin có ích cho xã hội và đất nước. Đồng thời, việcđăng tải các ý kiếnbình luận, nhận xét cần thể hiệnđúng mực, có văn hóa, có trách nhiệm về những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm...
Ở chiều ngược lại, khi tham gia mạng xã hội, người làm báo không được đăng tải các bài viết, hình ảnh trên mạng xã hội vì mục đích tống tiền hoặc các mục đích không trong sáng khác.
Bên cạnh đó, người làm báo cũng không được bình luận, nhận xét, chia sẻ các thông tin có mục đích kích động, lôi kéo người khác phản ứng tiêu cực về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại... có yếu tố phức tạp, nhạy cảm.
Ngoài ra, người làm báo cũng không được thông tin về nhữngvụ việc chưa được kiểm chứng, gây hoang mang trong dư luận, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan quản lýnhà nước, gây tổn hại về thể chất, danh dự, nhân phẩm của công dân...
Tại Tọa đàm, các đại biểu, phóng viên Báo Kiểm toán cũng đã trao đổi, chia sẻ thêm về những vấn đề liên quan đến đạo đức nghề nghiệp và văn hóa công sở trong cơ quan báo chí.
Bà Lê Phương Vân - Phó PhòngThông tin - Truyền thông, Văn phòng KTNN phát biểu.Ảnh: N.LỘC |
Ghi nhận và đánh giá cao những ý kiến trao đổi, chia sẻ tại Tọa đàm, Tổng biên tập Nguyễn Lương Thuyết nhấn mạnh, 10 Điều Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam và Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam đã được thực thi một thời gian. Do đó, các phóng viên, biên tập viên Báo Kiểm toán cần tiếp tục nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, thường xuyên để thực hiện nghiêm những quy định đã được Hội Nhà báo Việt Nam ban hành, qua đó nâng cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp trong quá trình tác nghiệp hoạt động báo chí.
Song song với đó, đối với ngành kiểm toán, KTNN đã ban hành Hệ thống Chuẩn mực KTNN, trong đó có Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Với vai trò là cán bộ công chức, viên chức, người lao độngcủa Ngành, các phóng viên, biên tập viên Báo Kiểm toán cũng cần nâng cao văn hóa công sở, đạo đức công vụ trong quá trình làm việc tại đơn vị, cũng như giao tiếp với các đơn vị khác trong và ngoài Ngành.
Trong khuôn khổ Tọa đàm, Chi hội Báo Kiểm toán đã tổ chức Lễ ký kết giao ước thi đua “Xây dựng môi trường văn hóa trong cơ quan báo chí và văn hóa người làm báo” nhằm thực hiện Kế hoạch số 154-KH/BTGTW ngày 10/6/2022 của Ban Tuyên giáo Trung ương về tổ chức phong trào thi đua “Xây dựng dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí”.
Các phòng trực thuộc Báo Kiểm toán kýkết giao ước thi đua “Xây dựng môi trường văn hóa trong cơ quan báo chí và văn hóa người làm báo”.Ảnh: N.LỘC |
Theo đó, Phó Tổng biên tập Mai Hải Đường đã thông qua Dự thảo Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện phong trào thi đua xây dựng môi trường văn hóa trong cơ quan Báo Kiểm toán; thông qua nội dung 12 tiêu chí thi đua xây dựng cơ quan báo chí văn hóa và tiêu chí văn hóa của người làm báo Việt Nam./.
DIỆU THIỆN - NGUYỄN LỘC