Nâng cao hiệu quả chính sách bảo hiểm thất nghiệp, góp phần ổn định an sinh xã hội

(BKTO)- Sau 10 năm triển khai, chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đã và đang khẳng định vai trò quan trọng đối với người lao động trong quá trình tìm kiếm việc làm cũng như hỗ trợ nguồn tài chính cho người lao động trong khi họ chưa tìm được việc làm; góp phần đảm bảo an sinh xã hội.



Nhiều kết quả đáng ghi nhận

Theo báo cáo kết quả thực hiện 10 năm thực hiện chính sách BHTN (2009-2019) của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), số lượng người tham gia và đóng BHTN liên tục tăng qua các năm và đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao: nếu năm 2009 mới chỉ có 5.993.300 người tham gia BHTN thì tới năm 2015 (năm đầu tiên Luật Việc làm có hiệu lực) đã có 10.308.180 người tham gia; năm 2018 có 12.680.173 người tham gia tăng 7,7% so với năm 2017. Tổng số đơn vị tham gia BHTN là 361.586 đơn vị. Tính đến hết 30/9/2019, số người tham gia BHTN là khoảng 13 triệu người.

Tổng số tiền thu BHTN không ngừng tăng qua các năm, tính đến thời điểm năm 2018, bình quân tiền đóng BHTN hằng tháng của NLĐ là 4.937.117 đồng, tăng 9,94% so với bình quân tiền đóng năm 2017, tổng số tiền thu BHTN năm 2018 là 15.531 tỷ đồng, tăng 14,9% so với tổng số tiền thu năm 2017 (13.517 tỷ đồng). Tính đến hết 30/9/2019, số thu BHTN là 13.338 tỷ đồng.
                
   

Chính sách BHTN đóng vai trò quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội- Ảnh: Báo Vietnamnet.vn

   

Từ nguồn thu này, cơ quan chức năng đã chi trả trợ cấp thất nghiệp cho hàng triệu lượt người qua các năm. Cụ thể, năm 2010 chỉ có 156.765 người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, năm 2018 có 763.573 người hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng gần 4 lần so với năm 2010; tổng số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp trên cả nước 7 tháng đầu năm 2019 là 483.291 người, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2018). Do số người được hưởng các chế độ BHTN tăng dẫn đến tổng tiền chi cho các chế độ BHTN tăng: năm 2015 tổng chi các chế độ BHTN là 4.882,9 tỷ đồng, ước thực hiện năm 2018 là 9.722 tỷ đồng, trong đó chi cho trợ cấp thất nghiệp chiếm 92,8% trong tổng chi cho các chế độ BHTN.

Lũy kế 09 tháng đầu năm, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã phối hợp với ngành LĐ-TB&XH đã giải quyết cho khoảng 642.131 người hưởng chế độ BHTN (bao gồm cả trợ cấp thất nghiệp và hỗ trợ học nghề); chi Quỹ BHTN 4.641 tỷ đồng.

Tăng cường kết nối, hoàn thiện hệ thống tổ chức thực hiện BHTN

Theo nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp, Nghị quyết số 28-NQ/TW đặt ra mục tiêu cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, để bảo hiểm xã hội thực sự là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, trong đó, BHTN đóng vai trò quan trọng, không thể tách rời. Do đó, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị thực hiện chính sách BHTN, trong đó tập trung về tổ chức bộ máy và nhân sự, cơ chế tài chính đảm bảo tinh gọn, chuyên nghiệp là giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả của chính sách BHTN.

Mặt khác, Nghị quyết 28 cũng đặt mục tiêu đến năm 2021, phấn đấu đạt khoảng 28% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHTN; tỉ lệ giao dịch điện tử đạt 100%; thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; giai đoạn đến năm 2025, phấn đấu đạt khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHTN; giai đoạn đến năm 2031, phấn đấu đạt khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHTN.

Để thực hiện được những mục tiêu này, ông Doãn Mậu Diệp cho rằng, hệ thống thực hiện BHTN phải đảm bảo tính liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan tổ chức thực hiện, chủ động phát huy giá trị cốt lõi của chính sách BHTN là tư vấn, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề và duy trì việc làm; gắn kết giữa giải quyết các chế độ cùng với việc chi trả BHTN trong quá trình triển khai thực hiện. Nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh phù hợp các chức năng nhiệm vụ của ngành LĐ-TB&XH và ngành bảo hiểm xã hội trong việc thu, chi, tiếp nhận giải quyết, quản lý Quỹ BHTN.

Trong khi đó, đại diện Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH) cũng cho biết, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính sách BHTN, đơn vị cũng đã xây dựng một số giải pháp thực hiện, như: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện BHTN: hình thành cơ sở dữ liệu về thu, chi, quản lý đối tượng tham gia và hưởng BHTN ở Trung ương, tiến tới điện tử hóa quá trình thu, chi BHTN theo chủ trương hạn chế sử dụng tiền mặt trong thanh toán của Chính phủ; hoàn thiện, nâng cấp phần mềm BHTN; thực hiện chia sẻ, kết nối thông tin, cơ sở dữ liệu giữa các cơ quan LĐ-TB&XH, bảo hiểm xã hội, kế hoạch đầu tư, thuế, tài chính, đơn vị sử dụng lao động và người lao động trong việc quản lý, thu thập, lưu trữ, cung cấp thông tin thị trường lao động, giải quyết các chế độ BHTN cho người lao động.

Đồng thời, để thu hút người dân tham gia BHTN, cơ quan này đề xuất tiếp tục đổi mới toàn diện nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền phù hợp với đặc điểm, tính chất đặc thù của từng nhóm đối tượng, vùng miền, bảo đảm hiệu quả công tác tuyên truyền gắn với phát triển đối tượng tham gia BHTN. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về BHTN nhằm rà soát, phát hiện những vấn đề phát sinh để hoàn thiện chính sách, pháp luật; đồng thời phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về BHTN để có các biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời.

Liên quan đến việc xây dựng, hoàn thiện chính sách BHTN gắn với vai trò, nhiệm vụ được giao, cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tích cực triển khai Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng chủ động tham gia xây dựng, hoàn thiện Đề án “Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị thực hiện chính sách BHTN” do Bộ LĐ-TB&XH chủ trì. Đề án được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị thực hiện chính sách BHTN, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả của chính sách BHTN, tạo sự lan tỏa của chính sách đến sâu rộng hơn trong xã hội.
HẢI ANH
Cùng chuyên mục
  • Tiếp tục cải tiến Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Từ năm 2021, chương trình giáo dục phổ thông hiện hành sẽ chính thức bị thay thế, kéo theo đó là những thay đổi nhất định trong phương thức tổ chức thi Trung học phổ thông (THPT) quốc gia. Vậy, Kỳ thi sẽ được thay đổi ra sao, sự chuẩn bị cho phương án thay đổi đến đâu để đảm bảo tính công bằng, nghiêm túc... là vấn đề được đông đảo người dân và xã hội quan tâm.
  • Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ nguồn nhân lực của các hợp tác xã
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Theo đánh giá của các chuyên gia, chính sách cán bộ và đào tạo nguồn nhân lực đã có tác động tích cực trong việc nâng cao trình độ của cán bộ, thành viên hợp tác xã (HTX) trong những năm qua. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả hoạt động của các HTX, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, cần phải quan tâm đặc biệt đến việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các HTX.
  • Chất lượng đào tạo nghề thăng hạng ấn tượng
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI 4.0) của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), nhiều trụ cột được lựa chọn đánh giá của Việt Nam tăng bậc so với năm 2018. Trong đó, đáng chú ý là chất lượng đào tạo nghề tăng 13 bậc so với năm 2018.
  • Khẩn trương khắc phục sự cố nguồn nước sạch bị nhiễm dầu
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Chiều 15/10, tại Hội nghị giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, ông Nguyễn Văn Tốn- Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) đã giải trình về các vấn đề liên quan đến sự việc nguồn nước bị nhiễm dầu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của người dân khu vực Hà Đông, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm… nhiều ngày qua.
  • Phát triển trường cao đẳng chất lượng cao theo hướng “mở”
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án “Phát triển trường cao đẳng chất lượng cao đến năm 2025”.
Nâng cao hiệu quả chính sách bảo hiểm thất nghiệp, góp phần ổn định an sinh xã hội