Nâng cao sản xuất, kinh doanh, tài chính, đầu tư, chuỗi liên kết ngành dầu khí

(BKTO) - Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vừa ban hành Chỉ thị số 6167/CT-DKVN cập nhật mục tiêu, giải pháp nhằm bảo đảm kế hoạch quản trị năm 2023, với 5 cụm giải pháp về nâng cao sản xuất, kinh doanh, tài chính, đầu tư, chuỗi liên kết giá trị.

anh-3.jpg
Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí kiểm tra Dự án Sao Vàng CPP. Ảnh: PVN

Nhằm hiện thực hóa các giải pháp trên, Tổng Giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng đã có những chỉ đạo cụ thể với các đơn vị điều hành, nhà thầu dầu khí đang quản lý các lô/mỏ trên thềm lục địa Việt Nam để đảm bảo thực hiện kế hoạch khai thác dầu khí năm 2023.

Tổng Giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh quan điểm nhất quán trong toàn Tập đoàn là phải kiên định mục tiêu tăng trưởng, hoàn thành và hoàn thành tốt các chỉ tiêu, kế hoạch được giao ngay cả trong bối cảnh khó khăn, thách thức nhất.

Vì vậy, các đơn vị điều hành dầu khí cần nhanh chóng rà soát các mục tiêu, nhiệm vụ, đánh giá đầy đủ khó khăn, thách thức, báo cáo cụ thể về kế hoạch tổ chức triển khai, các giải pháp, bảo đảm hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch quản trị năm 2023.

Theo báo cáo của các đơn vị, trong 8 tháng đầu năm, mặc dù xuất hiện yếu tố tích cực khi giá dầu tháng 8 tăng nhưng tình hình cung cầu, thị trường vẫn tồn tại rất nhiều bất cập. Giá phân bón giảm, huy động điện thấp kéo theo huy động khí rất thấp so với kế hoạch cũng như cùng kỳ, tác động đến chỉ tiêu khai thác dầu thô và dư thừa khí.

Nhiều khó khăn, áp lực tác động đến mục tiêu gia tăng trữ lượng dài hạn cũng như gia tăng sản lượng khai thác theo kế hoạch của các đơn vị, như kế hoạch khoan khai thác gặp khó khăn trong việc huy động các phương tiện nổi, giàn khoan trong bối cảnh thị trường khan hiếm và giá thuê cao.

Một số cụm mỏ có cấu tạo địa chất - công nghệ mỏ rất phức tạp gây ảnh hưởng không nhỏ đến động thái khai thác; các công ty điều hành chung (JOCs) đa phần gặp phải tình trạng trang thiết bị sau nhiều năm vận hành liên tục cũng bộc lộ những khiếm khuyết, hư hỏng cần được bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế kịp thời.

Một số đơn vị không thể có các đầu tư lớn do thời hạn hợp đồng dầu khí sắp hết hiệu lực gây ảnh hưởng đến công tác phát triển mỏ, mở rộng vùng hoạt động…

Tuy nhiên, các đơn vị đã không ngừng nỗ lực triển khai các giải pháp quản trị, giải pháp kỹ thuật, gia tăng sản xuất, đẩy mạnh kinh doanh, hạn chế tác động từ các yếu tố bất lợi; tập trung duy trì quản trị biến động, quản trị chi phí, nghiên cứu xu thế biến động thị trường để triển khai hoạt động khai thác phù hợp, đặc biệt tận dụng cơ hội gia tăng dòng tiền, lợi nhuận tại các thời điểm giá dầu thuận lợi.

Tổng hợp kết quả 8 tháng đầu năm 2023, hầu hết các chỉ tiêu sản xuất của PVN đều hoàn thành vượt kế hoạch được giao từ 3-29%; trong đó khai thác dầu thô đạt 7,06 triệu tấn, vượt 14,5% kế hoạch.

Kết quả này cho thấy sự nỗ lực rất lớn của Tập đoàn và các nhà điều hành trong việc duy trì sản lượng khai thác, trong khi hầu hết các mỏ chủ lực của Việt Nam đều đang trên đà suy giảm tự nhiên.

Để đảm bảo hiệu quả, các nhà điều hành như Vietsovpetro, BIENDONG POC, Idemitsu, PVEP-POC, Cửu Long JOC, Hoàn Long - Hoàn Vũ JOC, JVPC… đang có những giải pháp về địa chất - kỹ thuật, can thiệp giếng, khoan đan dày, các giải pháp về công nghệ, quản trị điều hành… nhằm đảm bảo duy trì sản lượng khai thác trong cả năm 2023.

Đồng thời, các đơn vị đã kiến nghị Tập đoàn hỗ trợ tháo gỡ các khó khăn liên quan đến các thủ tục pháp lý, thúc đẩy Chính phủ, các Bộ, ngành sớm xem xét, phê duyệt các kế hoạch phát triển mỏ/mở rộng vùng hoạt động, gia hạn hợp đồng dầu khí cho từng đơn vị, sẵn sàng cho các giai đoạn phát triển tiếp theo.

Tổng Giám đốc PVN đề nghị các đơn vị tiếp tục rà soát, đánh giá lại các mặt hạn chế, rủi ro và có kế hoạch, giải pháp khắc phục hiệu quả, phù hợp; tập trung các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị, vận hành, tiết giảm chi phí, áp dụng các giải pháp kỹ thuật, nâng cao hệ số thu hồi dầu… hạn chế đà suy giảm sản lượng tự nhiên, tiếp tục nỗ lực bám sát, thúc đẩy các dự án đầu tư thăm dò, khai thác.

Bên cạnh đó, các đơn vị cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chuỗi liên kết giá trị đã hình thành và đang triển khai, cũng như có sự trao đổi, phối hợp phát triển các chuỗi liên kết giá trị mới để phát huy tối đa các nguồn lực, hạ tầng sẵn có, góp phần bảo đảm thực hiện hóa chuỗi giá trị đầu tư, gia tăng doanh thu, lợi nhuận./.

Cùng chuyên mục
  • Lạng Sơn: Nâng cao năng lực thông quan phục vụ nông sản vào mùa
    một năm trước Địa phương
    (BKTO) - Lạng Sơn sẽ bố trí đầy đủ công chức trong dây chuyền nghiệp vụ hải quan nhằm tạo điều kiện tối đa và thực hiện thông quan ngay trong ngày đối với các lô hàng xuất nhập khẩu đã hoàn thành thủ tục theo quy định, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, hoa quả của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.
  • Thành phố Hồ Chí Minh: Giải ngân vốn đầu tư công đạt 30%
    một năm trước Địa phương
    (BKTO) - Trong 9 tháng năm 2023, TP. Hồ Chí Minh giải ngân được 20.523 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 30% tổng số vốn đã giao.
  • Nhiều địa phương vào cuộc chống thất thu thuế khai thác khoáng sản
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - 8 tháng năm 2023, chỉ tiêu thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước toàn ngành thuế thực hiện ước đạt 92,1% dự toán. Tuy nhiên, theo đánh giá của cơ quan thuế, công tác quản lý tài nguyên nói chung, quản lý thu ngân sách nói riêng đối với hoạt động khai thác khoáng sản còn bất cập. Hiện tượng lãng phí, thất thoát tài nguyên, khai thác khoáng sản trái phép, trốn thuế còn phổ biến, gây thất thu ngân sách nhà nước.
  • Nam Định: 9 tháng năm 2023, GRDP tăng 9,06%
    một năm trước Địa phương
    Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 9 tháng năm 2023 của tỉnh Nam Định (theo giá so sánh 2010) ước đạt 41.611 tỷ đồng, tăng 9,06% so với cùng kỳ năm 2022. Đây là mức tăng cao trong vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước.
  • Lâm Đồng: Chấm dứt 17 dự án sau kiểm toán, thanh tra
    một năm trước Địa phương
    (BKTO) - Đến hết tháng 8/2023, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Lâm Đồng chấm dứt 17 dự án (chấm dứt một phần đối với 14 dự án đầu tư và chấm dứt toàn bộ 3 dự án đầu tư) sau khi rà soát các dự án đầu tư ngoài ngân sách chậm tiến độ qua kết quả kiểm toán, thanh tra.
Nâng cao sản xuất, kinh doanh, tài chính, đầu tư, chuỗi liên kết ngành dầu khí