Nâng chất lượng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư kinh doanh

(BKTO) - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có ý kiến góp ý với Dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Chương trình hành động) do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng.



                
   

Theo VCCI, cần cócơ chế kiểm soát hiệu quả chất lượng các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư kinh doanh -Ảnh minh họa: mpi.gov.vn

   

Tại điểm 1.b, Mục III Dự thảo Chương trình hành động giao nhiệm vụ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc rà soát các chính sách pháp luật hiện hành. Theo VCCI, việc rà soát, kiến nghị bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật không còn phù hợp, chồng chéo hoặc có vướng mắcđể tháo gỡ nhữngđiểm nghẽn cản trởphát triển kinh tế tư nhân là rất cần thiết.

Tuy nhiên, có hiện tượng một số quy định dự kiến ban hành hoặc mới ban hành làm gia tăng chi phí một cách bất hợp lý, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Vì vậy, cơ quan soạn thảocần cân nhắc bổ sungcơ chế để kiểm soát hiệu quả hơn chất lượng của các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư kinh doanh đang được xây dựng, song song với hoạt động rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các chính sách pháp luậthiện hành.

Ví dụ, đối với các quy định về điều kiện kinh doanh, trong quá trình xây dựng văn bản, cần có ý kiến đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; bổ sung trách nhiệm của các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ thẩm định, thẩm tra các văn bản quy phạm pháp luật…

Bên cạnh đó, để Chương trình hành động được triển khai hiệu quả trên thực tế, VCCI kiến nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc cụ thể hóa tối đa các mục tiêu và lộ trình thực hiện các nhiệm vụ đề ra để tạo thuận lợi cho quá trình theo dõi, đánh giá việc thực hiện Chương trình hành động sau này.

Ngoài ra, hiện vẫn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về kinh tế tư nhân, khiến cho việc xây dựng chính sách, chương trình phát triển kinh tế tư nhân chưa bao trùm được các nhóm đối tượng. Ngay cả đối với Dự thảo Chương trình hành động, dường như các mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu mới chỉ tập trung vào nhóm đối tượng doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân (đóng góp 10% GDP), mà ít đề cập tới nhóm đối tượng hộ kinh doanh (đóng góp tới 30% GDP).

“Do vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc xem xét, nghiên cứu để có sự thống nhất về phạm vi khái niệm “kinh tế tư nhân” trong Dự thảo Chương trình hành động” - VCCI góp ý./.
DIỆU THIỆN
Cùng chuyên mục
  • Thỏa ước lao động tập thể giúp giải quyết các thách thức về việc làm
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Thương lượng tập thể đóng vai trò quan trọng trong thời kỳ đại dịch và có thể tạo ra một phương tiện hiệu quả giúp người sử dụng lao động và người lao động giải quyết những thách thức mới nổi đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới thế giới việc làm.
  • Xây dựng nền an sinh xã hội hiện đại, tiên tiến, bền vững
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Việc thực hiện các chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 cần được đánh giá tổng thể theo hướng chỉ rõ các kết quả đạt được và những hạn chế, thiếu sót, từ đó đề xuất giải pháp xây dựng nền an sinh xã hội hiện đại, tiên tiến, phát triển bền vững.
  • Lãnh đạo Petrovietnam đôn đốc tiến độ Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Kiểm tra và đôn đốc tiến độ Dự án Nhà máy Nhiệt điện (NMNĐ) Thái Bình 2, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) Lê Mạnh Hùng đã nghe thông tin từ Ban Quản lý Dự án và Tổng thầu PETROCONs sẽ nỗ lực hòa điện đồng bộ Tổ máy số 1 trước ngày 10/5/2022.
  • Tăng cường năng lực xuất khẩu cho doanh nghiệp ngành hàng gia vị, rau quả
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Sáng 06/5, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Tổ chức Oxfam tại Việt Nam tổ chức Hội thảo khởi động Dự án “Tăng cường năng lực xuất khẩu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành hàng gia vị, rau quả Việt Nam (SFV-Export)”.
  • Ngày 06/5, số mắc mới Covid-19 giảm còn 3.819 ca
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Theo Bản tin của Bộ Y tế, tính từ 16h ngày 05/5 đến 16h ngày 06/5, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 3.819 ca nhiễm mới, trong đó 0 ca nhập cảnh và 3.819 ca ghi nhận trong nước (giảm 486 ca so với ngày trước đó) tại 56 tỉnh, thành phố (có 2.706 ca trong cộng đồng).
Nâng chất lượng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư kinh doanh