Ngân hàng cần cơ chế và nguồn lực để thực thi ESG

(BKTO) - Việc thực thi ESG tại các ngân hàng đang đặt ra rất nhiều thách thức. Một khung chính sách hoàn thiện cùng những nguồn lực và điều kiện cần thiết khác sẽ giúp các ngân hàng hóa giải thách thức, thực thi hiệu quả hơn ESG.

esg(1).jpg
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Lợi ích từ việc tích hợp ESG

Bộ chỉ số ESG (quản trị, xã hội, môi trường) là một phần chiến lược cốt lõi của doanh nghiệp. ESG ngày càng trở thành công cụ bắt buộc để các doanh nghiệp tham gia thương mại và đầu tư toàn cầu. Ngân hàng cũng là doanh nghiệp nên việc thực thi các ESG là yêu cầu và xu thế tất yếu.

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho rằng, ngân hàng cần đóng vai trò tiên phong trong việc thực thi ESG, tạo ra sự thúc đẩy lớn đối với các doanh nghiệp là khách hàng của ngân hàng trong việc thiết lập những chuẩn mực mới về phát triển bền vững.

“Có thể thấy, phát triển bền vững thông qua ESG là cơ hội để xây dựng lợi thế cạnh tranh mới cho các ngân hàng Việt Nam” - Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định.

TS. Phạm Minh Tú - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, NHNN - nhấn mạnh, tích hợp ESG vào mô hình kinh doanh giúp đón đầu xu thế quốc tế, làm tăng lợi thế cạnh. Quản trị ESG giúp gia tăng hình ảnh và phòng tránh các rủi ro cho ngân hàng.

Ngân hàng mới ở giai đoạn đầu thực thi ESG

Nhận thức được tầm quan trọng của ESG, từ năm 2015, NHNN đã đặt ra vấn đề ESG trong Chỉ thỉ số 03 về thúc đẩy tăng trưởng xanh và quản trị rủi ro môi trường xã hội trong hoạt động cấp tín dụng. Thống đốc NHNN cũng đã ban hành Thông tư số 17/2022/TT-NHNN ngày 23/12/2022 hướng dẫn thực hiện quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Bà Phạm Thị Thanh Tùng - Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, (NHNN) - đánh giá, văn bản hướng dẫn của NHNN đã dần mang tính pháp lý nhiều hơn để phù hợp với quy định của pháp luật, hướng hoạt động của tổ chức tín dụng tiệm cận gần hơn thông lệ quốc tế; ngày càng thể hiện nhiều hơn trách nhiệm của ngành ngân hàng đối với các vấn đề về xã hội, môi trường. Qua quá trình theo dõi, các tổ chức tín dụng đã có nhiều chuyển biến rõ rệt.

Đại diện một trong số những ngân hàng đặt mục tiêu đứng đầu thị trường phát triển xanh, bền vững và thực hành ESG, ông Trần Phương - Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - cho biết, hướng tới sự phát triển bền vững, đưa tín dụng xanh, tài trợ xanh trở thành ưu tiên trong chiến lược phát triển của BIDV, năm 2022, BIDV đã thành lập Ban Quản lý dự án Tài chính bền vững.

Năm 2023, BIDV đã kiện toàn thành lập Ban chỉ đạo xây dựng và triển khai Chiến lược phát triển bền vững và thực hành ESG tổng thể. Dư nợ tín dụng cho lĩnh vực này đạt 73.000 tỷ đồng cho 1.500 khách hàng, phát hành thành công trái phiếu xanh khoảng 2.500 tỷ đồng…

Ông Phạm Đỗ Nhật Vinh - Phó Tổng Giám đốc Công ty KPMG Việt Nam - nhận định: Việc thực thi ESG ở các ngân hàng đang đi rất nhanh. Ngân hàng đã có cơ cấu quản trị ESG tổng thể. Chính sách về ESG đã kết hợp được nhiều yếu tố liên quan đến ESG, bao gồm chiến lược, cam kết, văn hóa lĩnh vực kinh doanh và các bên liên quan. Ngân hàng đã có khung quản lý rủi ro ESG. Cơ chế công bố thông tin về các hoạt động liên quan tới ESG, cơ chế quản lý và kiểm soát dữ liệu ESG đã được xây dựng.

Tuy nhiên, ông Phạm Đỗ Nhật Vinh cho rằng, ngành ngân hàng chưa hình thành một khung thống nhất và tích hợp về chính sách áp dụng ESG. Mô hình hoạt động thực thi ESG tại ngân hàng còn rời rạc; các yêu cầu về dữ liệu không rõ ràng và thiếu các nguồn dữ liệu phù hợp; năng lực công nghệ thông tin của nền tảng còn hạn chế. Việc mở rộng kinh doanh hiện tại để đáp ứng các yêu cầu mới về ESG cũng đặt ra thách thức về nguồn lực.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, việc áp dụng ESG vào hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong nước mới chỉ đang ở giai đoạn đầu, với một số cải cách về quy trình cấp tín dụng. Việc áp dụng ESG vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ còn nhiều khó khăn, thách thức về triển khai, thẩm định những tác động môi trường, các rủi ro liên quan đến danh mục đầu tư, quản trị, đánh giá rủi ro ESG, đội ngũ nhân sự…

Cần sự nỗ lực từ cả cơ quan quản lý và ngân hàng

Để các ngân hàng thực thi ESG hiệu quả hơn trong thời gian tới, bà Michele Wee - Tổng Giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam - khuyến nghị, Chính phủ, các bộ, ngành ở Việt Nam cần tiếp tục đồng hành, phối hợp hài hòa trong xây dựng và hoàn thiện các khung pháp lý cụ thể về tín dụng xanh cũng như các dự án đầu tư kinh doanh có tác động đến môi trường, đặt ra các tiêu chuẩn về tín dụng xanh, xây dựng danh mục các ngành, lĩnh vực xanh. Các ngân hàng thương mại có thể sử dụng các tiêu chuẩn này để áp dụng chung nhằm đánh giá khi cấp tín dụng xanh.

Phó Tổng Giám đốc BIDV Trần Phương mong muốn, các khung khổ chính sách, hướng dẫn cho hoạt động huy động vốn và cấp tín dụng xanh, bền vững tiếp tục hoàn thiện; xem xét ban hành các chính sách ưu đãi đủ lớn để tạo sự khuyến khích; đẩy mạnh việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về môi trường - xã hội.

Trên cơ sở định hướng kinh doanh, nguồn lực và điều kiện của mỗi tổ chức tín dụng, các chuyên gia cho rằng, các tổ chức tín dụng cần chủ động tiếp cận, sớm có lộ trình áp dụng các chuẩn mực ESG; cần tạo lập phòng ban chuyên trách để chuyên môn hóa, đảm bảo chất lượng giám sát, đánh giá định kỳ. Đồng thời, việc áp dụng ESG cần có lộ trình để tạo điều kiện cho khách hàng chuyển đổi dần và tối ưu hóa lợi ích đôi bên./.

Cùng chuyên mục
  • Quan tâm các yếu tố phát triển ổn định, thị trường vàng “nổi sóng”
    4 tháng trước Ngân hàng - Tín dụng
    (TBTCO) - Nhiều hoạt động liên quan thị trường tiền tệ tuần theo hướng tập trung vào sự phát triển ổn định, lâu dài, trong đó có chỉ đạo của Thủ tướng về thí điểm chấm điểm khả tín. Trong khi đó, các chuyên gia ngân hàng cũng có những bàn thảo về tín dụng xanh, các hoạt động phòng chống rửa tiền... Ngoài ra, một trong những động thái nổi bật là diễn biến nổi sóng của giá vàng trong nước với kỷ lục mới về giá đã được thiết lập.
  • Đẩy mạnh cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng
    4 tháng trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) chủ động cân đối nguồn vốn, đẩy mạnh đa dạng chương trình, sản phẩm tín dụng phù hợp với nhu cầu của từng nhóm đối tượng, phân khúc khách hàng, đặc biệt là nhu cầu vay vốn chính đáng, hợp pháp phục vụ đời sống, tiêu dùng của người dân.
  • Tuyệt đối không để phát sinh lợi ích nhóm, tiêu cực trong tăng trưởng tín dụng
    4 tháng trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 1403/CĐ-TTg ngày 22/12/2023 về tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả điều hành tăng trưởng tín dụng phục vụ tăng trưởng kinh tế.
  • Nâng cao hiệu quả thi hành án tín dụng
    4 tháng trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - TS. Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) cho biết, thời gian qua, được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Chính phủ, Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án, công tác thi hành án tín dụng ngân hàng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần khơi thông dòng vốn tín dụng cho nền kinh tế.
  • Thêm 3 ngân hàng giảm lãi suất huy động
    4 tháng trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Trong 3 ngân hàng giảm lãi suất huy động sáng nay, có BIDV thuộc nhóm Big4 đã lần thứ 3 liên tiếp giảm lãi suất trong tháng 12/2023.
Ngân hàng cần cơ chế và nguồn lực để thực thi ESG