Ngày 24/5, có 1.323 ca nhiễm Covid-19 mới, không có ca tử vong

(BKTO) – Bản tin của Bộ Y tế cho biết, tính từ 16h ngày 23/5 đến 16h ngày 24/5, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 1.323 ca nhiễm mới, trong đó 1 ca nhập cảnh và 1.322 ca ghi nhận trong nước (tăng 143 ca so với ngày trước đó) tại 43 tỉnh, thành phố (có 941 ca trong cộng đồng).



Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (321), Vĩnh Phúc (98), Phú Thọ (94), Yên Bái (58), Quảng Ninh (52), Nghệ An (50), Hải Dương (50), Tuyên Quang (44), Bình Phước (40), Lào Cai (39), Hà Nam (38), Hải Phòng (36), Thái Bình (33), Thái Nguyên (32), Nam Định (28), Hòa Bình (27), Bắc Kạn (27), Hưng Yên (24), TP. Hồ Chí Minh (22), Hà Giang (19), Lâm Đồng (16), Quảng Bình (16), Sơn La (16), Hà Tĩnh (15), Bắc Giang (14), Điện Biên (13), Quảng Trị (12), Ninh Bình (11), Cao Bằng (11), Đà Nẵng (10), Thanh Hóa (8 ), Lai Châu (8 ), Quảng Ngãi (8 ), Lạng Sơn (7), Bình Dương (6), Gia Lai (4), Bình Thuận (4), Bến Tre (3), Tây Ninh (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (2), Hậu Giang (2), Đồng Tháp (1), Bạc Liêu (1).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là: Quảng Trị (-60), Đà Nẵng (-30), Quảng Bình (-21).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là: Phú Thọ (+56), Bình Phước (+34), Hà Nam (+29).

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.711.389 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.205 ca nhiễm).
                
   

Biểu đồ cập nhật tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam. Nguồn: Bộ Y tế

   

Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay) số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.703.631 ca, trong đó có 9.409.586 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.598.484), TP. Hồ Chí Minh (609.206), Nghệ An (484.208), Bắc Giang (387.530), Bình Dương (383.770).

Trong công tác điều trị, Bộ Y tế cho biết, số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 6.495 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi là 9.412.403 ca.

Số bệnh nhân đang thở ô xy là 216 ca, trong đó: thở ô xy qua mặt nạ: 171 ca; thở ô xy dòng cao HFNC: 27 ca; thở máy không xâm lấn: 4 ca; thở máy xâm lấn: 12 ca; ECMO: 2 ca.

Từ 17h30 ngày 23/5 đến 17h30 ngày 24/5 không ghi nhận ca tử vong do Covid-19. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua là 1 ca.

Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.076 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), số tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Trong ngày 23/5 có 130.156 liều vắc xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 219.250.009 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 198.324.832 liều: Mũi 1 là 71.472.978 liều; Mũi 2 là 68.710.338 liều; Mũi 3 là 1.506.139 liều; Mũi bổ sung là 15.163.794 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 41.402.251 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 69.332 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.430.822 liều: Mũi 1 là 8.931.144 liều; Mũi 2 là 8.499.678 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 3.494.355 liều: Mũi 1 là 3.447.331 liều; Mũi 2 là 47.024 liều.

Bộ Y tế cũng cho biết, trong ngày 24/5, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 1341/QĐ-BYT ngày 24/5/2022 về việc hướng dẫn lựa chọn và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng, chống bệnh dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế cũng đã cấp phép thêm một loại thuốc Molnupiravir điều trị Covid-19 sản xuất trong nước: Molnupiravir Stella 200 mg do Công ty TNHH liên doanh Stellapharm - Chi nhánh 1 (Stellapharm J.V. Co., Ltd. - Branch 1) sản xuất và đăng ký.
Đ. KHOA

Cùng chuyên mục
  • Tiếp cận tổng thể, đa mục tiêu, hướng tới hệ thống lương thực toàn cầu bao trùm và bền vững
    một năm trước Chính trị
    (BKTO) - Đây là 1 trong 5 đề xuất quan trọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại Phiên toàn thể về chủ đề "Chuyển hướng khủng hoảng lương thực toàn cầu" trong khuôn khổ Hội nghị thường niên lần thứ 52 Diễn đàn Kinh tế thế giới.
  • Điều chỉnh mô hình tăng trưởng, liên kết kinh tế theo hướng bền vững hơn
    một năm trước Chính trị
    (BKTO) - Đây là nhấn mạnh của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi dự và phát biểu tại Lễ công bố khởi động thảo luận về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vì thịnh vượng (IPEF), chiều 23/5.
  • Chủ tịch Quốc hội: Sẽ ban hành cơ chế đặc thù theo vùng để có tính liên kết, lan toả cao hơn
    một năm trước Chính trị
    (BKTO) - Nhất trí về sự cần thiết ban hành Nghị quyết của Quốc hội cho phép tỉnh Khánh Hòa được áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù, tại phiên thảo luận tổ chiều 24/5, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng cho biết, tới đây, Quốc hội sẽ nghiên cứu có các cơ chế, chính sách đặc thù theo vùng chứ không phải là từng địa phương, để có tính liên kết vùng, lan toả vùng cao hơn.
  • Tăng cường kỷ cương lập pháp
    một năm trước Chính trị
    (BKTO) - Sáng 24/5, thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, các đại biểu Quốc hội đã chỉ ra những tồn tại, bất cập trong công tác xây dựng luật, pháp lệnh cần sớm được khắc phục để đảm bảo kỷ cương, chất lượng xây dựng pháp luật.
  • WEF DAVOS 2022: Lịch sử trước ngã rẽ
    một năm trước Chính trị
    (BKTO)- Từ ngày 22- 26/5, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã tổ chức trở lại sau 2 năm gián đoạn, trong bối cảnh thế giới đang đứng trước rất nhiều thách thức. Kinh tế toàn cầu đối mặt với nguy cơ suy thoái, với tỷ lệ lạm phát tại các nền kinh tế lớn như Anh, Mỹ và các nước châu Âu lên mức cao nhất trong thập kỷ.
Ngày 24/5, có 1.323 ca nhiễm Covid-19 mới, không có ca tử vong