Nghị định 146: Xóa bỏ các quy định bất lợi đối với người tham gia BHYT

(BKTO) - Nghị định số 146/2018/NĐ-CP (Nghị định 146) có hiệu lực kể từ ngày 01/12/2018 sẽ có nhiều điểm mới như bổ sung một số đối tượng tham gia bảo hiểm y tế (BHYT); bỏ quy định giao quỹ khám, chữa bệnh (KCB) cho cơ sở KCB thay vào đó là giao tổng mức thanh toán; sửa đổi, bổ sung một số quy định cụ thể về thanh toán chi phí KCB...



Đó là thông tin được đưa ra tại buổi gặp mặt báo chí để cung cấp thông tin về Nghị định 146 ngày 17/10/2018 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT do Bộ Y tế tổ chức chiều 31/10.

Thêm nhiều quyền lợi cho người tham gia BHYT

Theo Phó vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế) Phan Văn Toàn, Nghị định 146 bổ sung nhóm đối tượng tham gia BHYT được NSNN đóng; nhóm được Nhà nước hỗ trợ đóng BHYT; nhóm tham gia BHYT theo hình thức hộ gia đình; nhóm do người sử dụng lao động đóng BHYT. Các quy định này đảm bảo tính công bằng trong việc thực hiện chế độ chính sách ưu đãi xã hội, không bỏ sót đối tượng tham gia BHYT, góp phần tăng nhanh tỷ lệ bao phủ BHYT.
                
   

Quang cảnh buổi gặp mặt - Ảnh: Lê Hòa

   
Bên cạnh đó, Nghị định 146 còn không bắt buộc toàn bộ thành viên hộ gia đình phải tham gia BHYT cùng một thời điểm; thực hiện giảm trừ mức đóng khi thành viên thứ 2 tham gia trong năm tài chính. Quy định này thuận lợi cho người tham gia BHYT theo hộ gia đình, góp phần mở rộng đối tượng BHYT.

Đáng chú ý, đối với trường hợp bệnh nhân đang điều trị nhưng thẻ BHYT hết hạn, sẽ được BHYT thanh toán thêm 15 ngày trong đợt điều trị đó. Thời gian này, bệnh nhân nên thực hiện mua thẻ BHYT kế tiếp.

Cũng theo ông Phan Văn Toàn, với trường hợp người có thẻ BHYT tự đi KCB không đúng tuyến sau đó được cơ sở nơi tiếp nhận chuyển tuyến đến cơ sở KCB khác thì được quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB theo như đi trái tuyến, trừ các trường hợp cấp cứu, đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở KCB, tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở KCB đang điều trị.

Ngoài ra, Nghị định 146 cũng điều chỉnh mức quyền lợi khi đi KCB tại cơ sở không ký hợp đồng KCB BHYT hoặc KCB không đúng thủ tục thì thanh toán theo tỷ lệ mức lương cơ sở áp dụng cho từng tuyến bệnh viện nơi người bệnh đến KCB, thay vì quy định số tiền cụ thể như hiện nay.

Bỏ quy định giao quỹ KCB BHYT cho cơ sở y tế

Nghị định 146 cũng quy định, BHXH sẽ không giao quỹ BHYT cho cơ sở có người đăng ký KCB ban đầu dựa trên số thu BHYT của những người có thẻ đăng ký tại đây như hiện nay. Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế) Lê Văn Khảm đánh giá, quy định trên nhằm đảm bảo tính chia sẻ của quỹ BHYT, phù hợp với việc KCB thông tuyến, đồng thời không gây áp lực cho cơ sở KCB có thể làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người bệnh. Các trạm y tế cũng không bị rào cản về việc bị khống chế tỷ lệ quỹ được sử dụng tại trạm y tế là dưới 20% quỹ khám chữa bệnh BHYT như hiện nay, góp phần đảm bảo quyền lợi cho người bệnh và tăng cường y tế cơ sở.
                
   

Nghị định 146 sẽ thêm nhiều quyền lợi cho người dân khi KCB bằng BHYT - Ảnh: ST

   
Bên cạnh đó, Nghị định 146 quy định áp dụng các tính tổng mức thanh toán chi phí KCB của các đơn vị dựa trên tổng chi phí KCB của năm trước tính cho chi phí về thuốc, vật tư y tế, máu, chế phẩm máu, dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh (có tính đến hệ số điều chỉnh về giá thuốc, giá vật tư y tế), cộng với các chi phí phát sinh trong năm do thay đổi về phạm vi chuyên môn kỹ thuật của đơn vị, thay đổi về đối tượng KCB, thay đổi về mô hình bệnh tật...

Theo đánh giá của các chuyên gia, quy định này đảm bảo tính chính xác, minh bạch của các chi phí, thuận lợi trong quản lý điều hành cung ứng dịch vụ, việc thanh toán cũng thuận lợi hơn. Cơ chế này khác với hiện nay là tổng mức thanh toán chỉ áp dụng cho đối tượng từ nơi khác chuyển đến và chỉ tính trung bình một lượt KCB năm trước và nhân với số lượt KCB trong năm và nhân với hệ số điều chỉnh giá thuốc, vật tư y tế, dịch vụ KCB.

Nghị định 146 cũng quy định, BHYT sẽ thanh toán cho các trường hợp gửi mẫu bệnh phẩm hoặc chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế khác để thực hiện một số kỹ thuật xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh do cơ sở y tế đang điều trị không có máy móc thực hiện các dịch vụ kỹ thuật này. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, vấn đề lạm dụng xét nghiệm tại các tuyến có giảm sau khi Nghị định 146 có hiệu lực?

Giải thích về vấn đề này, ông Phan Văn Toàn cho biết, một số cơ sở không có chức năng điều trị như Viện Pasteur, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nhưng có các máy móc hiện đại để xét nghiệm nhiều loại bệnh, nên quy định mới trong Nghị định 146 sẽ cho phép các cơ sở y tế khác gửi mẫu đến đây để xét nghiệm, sau đó gửi kết quả về cơ sở y tế đó và người bệnh vẫn được thanh toán BHYT.

Bổ sung thêm, Phó Cục trưởng Cục Quản lý KCB (Bộ Y tế) Nguyễn Trọng Khoa cho biết, với quy định này, quyền lợi của bệnh nhân về BHYT được tăng lên, người bệnh được sử dụng xét nghiệm tại cơ sở xét nghiệm đúng theo nhu cầu.

“Để quy định đi vào hiệu quả, Bộ Y tế sẽ tăng cường kiểm soát chất lượng xét nghiệm, cho các cơ sở y tế sử dụng kết quả xét nghiệm lẫn nhau hoặc các bệnh viện tuyến thấp hơn cần sử dụng kết quả xét nghiệm bệnh viện tuyến trên nhằm thuận tiện cho người dân cũng như giảm thiểu chi phí cho việc xét nghiệm” - ông Nguyễn Trọng Khoa khẳng định.
         
Nghị định 146 quy định có 05 trường hợp được hưởng 100% chi phí KCB BHYT. Thứ nhất, người có công với cách mạng; cựu chiến binh; người được hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng; người thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn; thân nhân của người có công với cách mạng; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng. Thứ hai, người hoạt động cách mạng trước năm 1945, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, trẻ em dưới 6 tuổi. Thứ ba, các trường hợp KCB tại tuyến xã. Thứ tư, đối với các trường hợp chi phí cho một lần KCB thấp hơn 15% lương cơ sở. Thứ năm, người bệnh tham gia BHYT 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ khi tự đi KCB không đúng tuyến.
LÊ HÒA
Cùng chuyên mục
  • Chung kết Cuộc thi Y tế cơ sở giỏi năm 2018
    6 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Ngày 30/10,tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Chung kết “Cuộc thi Y tế cơ sở giỏi năm 2018”. Tham dự và chỉ đạo Cuộc thi có GS. TS. Nguyễn Viết Tiến - Thứ trưởng Bộ Y tế; PGS.TS Phạm Lê Tuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế cùng với các đồng chí lãnh đạo Vụ, Cục, Tổng cục, Đảng ủy Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam, các lãnh đạo và đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành y tế và đặc biệt là sự có mặt của các thành viên 6 đội thi và các cổ động viên.
  • Khởi nghiệp phải bắt đầu từ giáo dục
    6 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng và trang bị hệ thống cơ sở lý luận cùng các giải pháp cho vấn đề khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, cũng như đào tạo tinh thần doanh nhân khởi nghiệp cho sinh viên, ngày 30/10 Học viện Tài chính phối hợp với các trường đại học khối kinh tế và quản trị kinh doanh tổ chức Hội thảo Quốc tế “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia”.
  • Gần 1.200 người được khám, tư vấn dinh dưỡng về bệnh đái tháo đường
    6 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Hưởng ứng Ngày Đái tháo đường thế giới (14/11), Hội người giáo dục bệnh đái tháo đường Việt Nam (VDEA), Tạp chí Đái tháo đường phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội vừa tổ chức Hội trại Dinh Dưỡng- Đái tháo đường lần thứ 3, năm 2018, với chủ đề “Chung tay kiểm soát và đẩy lùi bệnh đái tháo đường”.
  • Đảm bảo cung ứng đủ vắc-xin phối hợp cho tiêm chủng mở rộng
    6 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có thông báo cho biết, theo báo cáo của các đơn vị về kế hoạch cung ứng vắc xin giai đoạn 2018-2019, lượng vắc xin phòng bệnh phối hợp bạch hầu, ho gà, uốn ván đủ để cung cấp cho nhu cầu tiêm chủng của nhân dân trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ. Cục Quản lý Dược khuyến cao người dân cần đưa trẻ đi tiêm phòng theo đúng lịch tiêm chủng để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
  • Nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng chống ung thư
    6 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Ngày 28/10, tại Hà Nội, Bệnh viện K tổ chức Lễ phát động nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng chống ung thư nhân Tháng hành động vì phụ nữ Việt Nam. Đây là hoạt động nằm trong Dự án phòng chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và các bệnh không lây nhiễm phổ biến trong Chương trình mục tiêu y tế- dân số năm 2018.
Nghị định 146: Xóa bỏ các quy định bất lợi đối với người tham gia BHYT