Pakistan: Thất thoát tài chính lớn tại 36 Bộ, ngành

(BKTO) - Tham nhũng và tư lợi cá nhân hiện đang là những vấn đề nhức nhối tại các cơ quan nhà nước Pakistan. Hằng năm, Cơ quan Kiểm toán quốc gia Pakistan (DAGP) đều tiến hành kiểm toán hiệu quả và hiệu lực tài chính tại các Bộ, ngành thuộc Chính phủ liên bang. Trong giai đoạn 2016-2017, DAGP đã lựa chọn ngẫu nhiên 36/40 Bộ, ngành để kiểm toán và thực hiện giám sát. Cuộc kiểm toán của DAGP đã phát hiện nhiều yếu kém và sai phạm trong quản lý, kiểm soát tài chính trị giá hơn 3 nghìn tỷ Rupi (tương đương 30 tỷ USD).



Bản Báo cáo kiểm toán của DAGP được đệ trình lên Tổng thống Pakistan và trình trước Quốc hội hôm 29/8 theo quy định tại Điều 171 - Hiến pháp Pakistan. DAGP đã ghi nhận các phát hiện của Kiểm toán viên được cấu thành dựa trên cuộc điều tra đối với các khoản ngân quỹ công phân bổ cho 36 Bộ, ngành của Chính phủ liên bang. Trong bản báo cáo, DAGP chỉ trích, hơn 3 nghìn tỷ Rupi là một khoản tiền khổng lồ đối với Chính phủ nước này và rằng Chính phủ cầm quyền Pakistan đã cố gắng thuyết phục người dân về một nền kinh tế thịnh vượng và tăng thu ngân sách, nhưng thật khó làm được điều đó khi mà các khoản tài chính công đang được chi tiêu thiếu quản lý chặt chẽ.

Báo cáo của DAGP nêu bật 123 trường hợp vi phạm các quy định về tài chính, trong đó 876 tỷ Rupi bị thất thoát do chi tiêu bất thường; 1,9 nghìn tỷ Rupi bị thất thoát do quản lý tài chính yếu kém; 52 trường hợp liên quan đến “sai phạm trong quản lý tài sản” với giá trị lên đến 9,5 tỷ Rupi... Đây được cho là những vi phạm nghiêm trọng các quy định của Bộ Tài chính Pakistan.

Bên cạnh đó, DAGP cũng chỉ trích Bộ Tài chính nước này đã không thể điều chỉnh chi tiêu kể từ tháng 6/2016. Bộ đã sử dụng các khoản tài chính bổ sung để có thể tiếp cận được nhiều tiền hơn, mặc dù biết rằng các khoản cấp bổ sung này chỉ được sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp hay liên quan đến những vấn đề có tính chất quan trọng. Ngay cả khi Bộ Tài chính quyết định sử dụng số tiền đó, thì cũng cần phải trình lên Quốc hội xem xét. Song quy định này thường xuyên bị bỏ qua, có tới hơn 76% (838 tỷ Rupi) các khoản cấp tài chính bổ sung chưa được Quốc hội thông qua.

DAGP cũng đặt ra nghi vấn về việc trình bày sai lệch hơn 1 nghìn tỷ Rupi trong các khoản cấp tài chính bổ sung của những người đứng đầu các đơn vị quản lý chi tiêu của Chính phủ. Cụ thể là Bộ Tài chính Pakistan và Cơ quan quản lý tài chính Chính phủ (AGPR) - những đơn vị được giao nhiệm vụ đảm bảo quản lý tài chính hợp lý và vững chắc cho liên bang.

Một con số khác cho thấy sự yếu kém nghiêm trọng trong quản lý tài chính công, đó là số tiền 217 tỷ Rupi mà các Bộ, ngành đã không chi dùng trong giai đoạn tài chính 2016-2017. Thậm chí các Bộ, ngành này cũng bị chỉ trích nặng nề khi không giao nộp lại kịp thời khoản tài chính trên cho Bộ Tài chính để có thể sử dụng cho các hoạt động sản xuất khác. Quy định của Nhà nước Pakistan là các khoản tiền tiết kiệm, bao gồm các khoản phát sinh từ việc không có khả năng chi dùng ngân sách phân bổ phải được nộp trả lại cho Chính phủ chậm nhất là giữa tháng 5 hằng năm.

Tổng Kiểm toán Nhà nước Pakistan Rana Assad Amin nhấn mạnh, ngoài ý nghĩa cảnh báo, cuộc kiểm toán đặt ra yêu cầu đối với Chính phủ Pakistan trong việc đề ra những biện pháp cấp thiết, phù hợp với những trường hợp vi phạm, cũng như có các quy định thắt chặt quy trình quản lý tài chính. Ông Rana Assad Amin cũng cho biết, cam kết vì một nền kinh tế thịnh vượng của Chính phủ Pakistan sẽ không bao giờ có thể trở thành hiện thực nếu như các Bộ, ngành liên bang còn để xảy ra tình trạng thất thoát tài chính nghiêm trọng như hiện nay.
NGỌC QUỲNH
Theo The Dawn và The Nation
Cùng chuyên mục
  • Nigeria:  Nhiều sai phạm tại Đại học Công nghệ Akintola
    7 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Nhiều tháng qua, trước tình hình Trường Đại học Công nghệ Ladoke Akintola - LAUTECH (do chính quyền 2 bang Oyo và Osun, Tây Nam Nigeria quản lý) đang phải đối mặt với khủng hoảng triền miên, Sở Giáo dục - Khoa học và Công nghệ bang Oyo đã ngay lập tức thành lập một Ban kiểm tra có nhiệm vụ xem xét mọi hoạt động, đặc biệt là tình hình tài chính của LAUTECH.
  • Ấn Độ:  Nhiều bệnh viện công lưu trữ thuốc hết hạn, thiếu hụt bác sỹ
    7 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Thiếu hiệu quả trong quản lý ngân sách y tế công cộng, thuốc điều trị hết hạn và kém chất lượng, thiếu hụt nghiêm trọng bác sỹ và chuyên gia y tế tại các bệnh viện công là 3 trong số những phát hiện đáng chú ý trong Báo cáo kiểm toán hoạt động mà Cơ quan Tổng Kiểm soát và Kiểm toán Ấn Độ (CAG) trình lên Quốc hội hôm 21/7.
  • Hoa Kỳ:  Mất tích nhiều hóa đơn mua vũ khí  trị giá 1 tỷ USD
    7 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Mới đây, kết quả cuộc kiểm toán một chương trình chống khủng bố lớn của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ do Văn phòng Tổng Thanh tra Bộ (DoD OIG) tiến hành đã và đang trở thành tâm điểm của báo giới trong nước và quốc tế. Cuộc kiểm toán tiết lộ, trong năm 2016, nhiều hóa đơn trị giá hơn 1 tỷ USD chi cho mục đích mua sắm các trang, thiết bị quân sự của Bộ này đã mất tích không rõ lý do.
  • Tekun Nasional gây thiệt hại lớn cho NSNN
    7 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Ngày 31/7, Kiểm toán Nhà nước Malaysia (NAD) đã phát hành Báo cáo kiểm toán năm 2016, trong đó chỉ ra nhiều sai phạm, thua lỗ trong hoạt động của một số cơ quan thuộc Chính phủ. Đồng thời đề cập đến một số vấn đề nóng đang thu hút sự quan tâm của người dân Malaysia như: chi phí xây dựng Bệnh viện Klang, sai phạm trong mua bán trực thăng cảnh sát tầm trung, thua lỗ tại Chương trình nhà ở cho thuê (RIM) và đặc biệt là thua lỗ tại Quỹ Kinh tế DN quốc gia (Tekun Nasional).
  • IRBA thực hiện nhiều biện pháp  cải thiện hoạt động kiểm toán
    7 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Vừa qua, sau khi xem xét hoạt động của 20 hãng kiểm toán và 237 cuộc kiểm toán tiêu biểu, Cơ quan Kiểm soát kiểm toán viên (IRBA) Nam Phi đã công bố Báo cáo thanh tra khu vực công năm 2016, phản ánh các kết quả kiểm tra chính được ghi nhận trong năm tài chính kết thúc vào ngày 31/3/2016.
Pakistan: Thất thoát tài chính lớn tại 36 Bộ, ngành