Phân cấp mạnh hơn thẩm quyền quản lý, sử dụng tài sản công

(BKTO) - Ngày 16/5, Bộ Tài chính tổ chức hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình triển khai thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.



Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Để triển khai thi hành luật, Bộ Tài chính đã chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền 26 văn bản, bao gồm: 14 nghị định của Chính phủ, 1 nghị quyết của Chính phủ, 5 quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 8 thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính…

Đã có 11 bộ, ngành và 62 địa phương ban hành quy định về phân cấp quản lý tài sản công; có 6 bộ, ngành và 15 địa phương ban hành quy định về phân cấp thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng; 3 bộ, ngành và 5 địa phương ban hành quy định về phân cấp thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức công trình sự nghiệp thuộc cơ sở hoạt động sự nghiệp thuộc phạm vi quản lý.

Theo ông La Văn Thịnh- Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính, một số loại tài sản và lĩnh vực còn thiếu văn bản quy định chi tiết hoặc không còn phù hợp với luật, nhưng chưa được thay thế, sửa đổi, bổ sung, như: việc quản lý, khai thác quỹ nhà, đất do công ty quản lý kinh doanh nhà quản lý, việc chuyển đổi mô hình chợ, tài sản kết cấu hạ tầng đường bộ, một số loại tài sản kết cấu hạ tầng khác; tiến độ ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích trụ sở chuyên dùng, công trình sự nghiệp, máy móc, thiết bị chuyên dùng còn chậm, mới có khoảng 50% bộ, ngành, địa phương ban hành đã ảnh hưởng tới việc đầu tư xây dựng, mua sắm, sửa chữa, nâng cấp, cải tạo và xử lý tài sản.

Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các Bộ, ngành hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết thi hành luật. Bộ Tài chính cũng đề nghị Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội khẩn trương ban hành văn bản quy định chi tiết hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công chuyên dùng trong lĩnh vực quản lý.
                
   

Một số bộ chậm ban hành văn bản hướng dẫn Luật Quản lý, sử dụng tài sản công

   
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà khẳng định: Việc quản lý tài sản công theo luật đã được thực hiện nghiêm túc và có kết quả bước đầu quan trọng. Tuy nhiên, qua phản ánh của các Bộ, ngành, địa phương cho thấy: Việc phân cấp quản lý tài sản công cần được phân cấp mạnh hơn nữa, tạo điều kiện cho các Bộ, ngành, địa phương có thẩm quyền quyết định phương án xử lý, sắp xếp tài sản công, kể cả việc quyết định hình thức bán đấu giá tài sản trên đất để nộp NSNN; một số quy định (nghị định), cần làm rõ hơn phạm vi điều chỉnh cũng như đối tượng áp dụng, đặc biệt là việc sắp xếp lại các cơ sở nhà, đất thuộc DNNN 100% vốn do nhà nước sở hữu cũng như trên 50% vốn của nhà nước. Trong đó, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước chuyển sang mô hình công ty mẹ, công ty con cũng cần hướng dẫn cụ thể để thực hiện.

Hội nghị là dịp để Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, các địa phương đánh giá những kết quả đã đạt được, những khó khăn vướng mắc cần tháo gỡ. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoàn thiện cơ chế chính sách, đồng thời các Bộ, ngành, địa phương phối hợp với Bộ Tài chính trong việc quản lý, kiểm tra, giám sát thực hiện, nhằm phát huy hiệu quả việc quản lý, sử dụng tài sản công.

THÙY ANH
Cùng chuyên mục
  • Phát triển kinh tế số và hội nhập CPTPP
    5 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Kinh tế số và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là 2 trong số 6 chuyên đề thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân 2019 thu hút được nhiều ý kiến của các đại biểu, chuyên gia, nhà hoạch định chính sách. Theo các chuyên gia, phát triển kinh tế số là nền tảng quan trọng trong bối cảnh hiện nay. Còn hội nhập CPTPP là mở rộng cánh cửa cho hàng Việt ra thế giới.
  • Kế hoạch hành động giải quyết những rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2019- 2020
    5 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Ngày 30/4/2019, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã ký Quyết định số 474/QĐ- TTg ban hành Kế hoạch hành động giải quyết những rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2019- 2020.
  • Hoàn thiện chính sách, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
    5 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Thực hiện chủ trương, định hướng của Chính phủ về việc đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM), cùng với việc phát triển nhiều phương thức thanh toán mới hiện đại, dễ sử dụng cho khách hàng lựa chọn, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã và đang tập trung hoàn thiện cơ sở pháp lý, cơ chế, chính sách về thúc đẩy TTKDTM nói chung cũng như thanh toán dịch vụ công nói riêng, nhằm đưa hoạt động thanh toán điện tử trở thành xu hướng ở Việt Nam.
  • Cân đối thu - chi ngân sách nhà nước:  Cần những giải pháp bền vững
    5 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Khoảng 10 năm gần đây, Việt Nam luôn duy trì quy mô chi tiêu công ở mức cao trong khi nguồn thu ngân sách không đủ để bù đắp. Do vậy, thâm hụt NSNN thường xuyên ở mức cao và hiện đang ở mức cao nhất trong khu vực. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng dài hạn, ổn định kinh tế vĩ mô và khả năng chống chọi với các cú sốc của nền kinh tế. Giới chuyên gia đã đề xuất các giải pháp hướng tới chính sách tài khóa bền vững và hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế.
  • Thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam
    5 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Chiều 25/4, tại Hà Nội, Ban chủ nhiệm đề tài nhà nước mã số KX.01.30/16-20 do PGS. TS Chúc Anh Tú - Trưởng ban Hợp tác quốc tế, Học viện Tài chính đã tổ chức hội thảo khoa học “Thúc đẩy phát triển TCTD tại Việt Nam: Những vấn đề lý luận, kinh nghiệm thực tiễn của các nước”. Tại đây, các nhà khoa học, chuyên gia tài chính đã tập trung thảo luận về 4 nhóm nội dung chính: Những vấn đề cơ bản về tài chính toàn diện (TCTD) và thúc đẩy TCTD; Các nhân tố ảnh hưởng đến TCTD; Các vấn đề chuyên sâu về TCTD; Kinh nghiệm quốc tế về TCTD và thúc đẩy TCTD.
Phân cấp mạnh hơn thẩm quyền quản lý, sử dụng tài sản công