Kế hoạch hành động giải quyết những rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2019- 2020

(BKTO) - Ngày 30/4/2019, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã ký Quyết định số 474/QĐ- TTg ban hành Kế hoạch hành động giải quyết những rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2019- 2020.



                
   

Ảnh minh họa

   
Mục tiêu của Kế hoạch là hoàn thiện cơ chế phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố ở Việt Nam; kiểm soát, giảm thiểu rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố được xác định từ kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền và tài trợ khủng bố giai đoạn 2012- 2017; đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố; đồng thời phục vụ đánh giá đa phương của nhóm châu Á- Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG) về cơ chế phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố đối với Việt Nam trong năm 2019.

Nội dung Kế hoạch hành động gồm: 1. Nhóm các biện pháp liên quan đến khuôn khổ pháp luật; 2. Nhóm các biện pháp liên quan đến quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền; 3. Hợp tác trong nước; 4. Các sản phẩm tài chính toàn diện; 5. Hợp tác quốc tế.

Quyết định nêu rõ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có nhiệm vụ rà soát, nghiên cứu việc chỉnh sửa Luật phòng chống rửa tiền đối với các quy định về nhận biết, cập nhật thông tin khách hàng, phân loại rủi ro khách hàng; nghiên cứu, bổ sung các quy định của pháp luật liên quan đến cấp phép hoạt động, mở chi nhánh, thu hồi giấy phép hoạt động nhằm giảm thiểu mức độ dễ bị tổn thương trước hoạt động rửa tiền đối với các tổ chức tín dụng, các tổ chức tài chính...

Bộ Công an có nhiệm vụ tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng điều tra tội phạm rửa tiền, tài trợ khủng bố cho các lực lượng chuyên trách chống khủng bố.

Bộ Tài chính, Xây dựng, Công Thương, Tư pháp thực hiện đánh giá rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố trong lĩnh vực mình quản lý nhằm xác định rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố của các tổ chức chịu sự quản lý, từ đó sớm nghiên cứu thực hiện thanh tra tại các ngành, lĩnh vực này.

Các Bộ, ngành liên quan chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và Ban chỉ đạo phòng chống rửa tiền về các hành động được giao tại Kế hoạch này; định kỳ trước ngày 10 tháng 3, tháng 9 và tháng 11 hàng năm tổng hợp báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện các hành động được giao tại Kế hoạch này.

PHÙNG NGUYÊN
Cùng chuyên mục
  • Hoàn thiện chính sách, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
    5 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Thực hiện chủ trương, định hướng của Chính phủ về việc đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM), cùng với việc phát triển nhiều phương thức thanh toán mới hiện đại, dễ sử dụng cho khách hàng lựa chọn, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã và đang tập trung hoàn thiện cơ sở pháp lý, cơ chế, chính sách về thúc đẩy TTKDTM nói chung cũng như thanh toán dịch vụ công nói riêng, nhằm đưa hoạt động thanh toán điện tử trở thành xu hướng ở Việt Nam.
  • Cân đối thu - chi ngân sách nhà nước:  Cần những giải pháp bền vững
    5 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Khoảng 10 năm gần đây, Việt Nam luôn duy trì quy mô chi tiêu công ở mức cao trong khi nguồn thu ngân sách không đủ để bù đắp. Do vậy, thâm hụt NSNN thường xuyên ở mức cao và hiện đang ở mức cao nhất trong khu vực. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng dài hạn, ổn định kinh tế vĩ mô và khả năng chống chọi với các cú sốc của nền kinh tế. Giới chuyên gia đã đề xuất các giải pháp hướng tới chính sách tài khóa bền vững và hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế.
  • Thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam
    5 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Chiều 25/4, tại Hà Nội, Ban chủ nhiệm đề tài nhà nước mã số KX.01.30/16-20 do PGS. TS Chúc Anh Tú - Trưởng ban Hợp tác quốc tế, Học viện Tài chính đã tổ chức hội thảo khoa học “Thúc đẩy phát triển TCTD tại Việt Nam: Những vấn đề lý luận, kinh nghiệm thực tiễn của các nước”. Tại đây, các nhà khoa học, chuyên gia tài chính đã tập trung thảo luận về 4 nhóm nội dung chính: Những vấn đề cơ bản về tài chính toàn diện (TCTD) và thúc đẩy TCTD; Các nhân tố ảnh hưởng đến TCTD; Các vấn đề chuyên sâu về TCTD; Kinh nghiệm quốc tế về TCTD và thúc đẩy TCTD.
  • Tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với “tín dụng đen”
    5 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO)- Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 12/CT-TTg về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”.
  • Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng chững lại
    5 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Báo cáo “Vượt qua trở ngại” của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố hôm 24/4 đánh giá: Tuy triển vọng trung hạn nhìn chung thuận lợi, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn còn những rủi ro bất lợi, liên quan đến sức cầu bên ngoài giảm đi, biến động tài chính toàn cầu, và tiến độ cải cách DNNN và khu vực ngân hàng. Tăng trưởng được dự báo sẽ chững lại còn 6,6% năm 2019, do tín dụng được thắt lại, tiêu dùng tư nhân giảm đà và nhu cầu bên ngoài yếu hơn...
Kế hoạch hành động giải quyết những rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2019- 2020