Phân công chủ trì soạn thảo, thời hạn trình 7 dự án luật

(BKTO) - Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đã ký Quyết định 799/QĐ-TTg phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình các dự án luật được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 và các dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.



                
   

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

   

Theo đó, cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình 7 dự án luật được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 được phân công như sau:

Bộ Thông tin và Truyền thông trình Dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) trước ngày 10/7/2022; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình Dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) trước ngày 10/7/2022;

Bộ Quốc phòng trình Dự án Luật Phòng thủ dân sự trước ngày 10/7/2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) trước ngày 10/8/2022;

Bộ Tài chính trình Dự án Luật Giá (sửa đổi) trước ngày 10/8/2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi) trước ngày 10/8/2022, trình Dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) trước ngày 10/8/2022.

7 dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 được phân công cơ quan chủ trì soạn thảo như sau:

Bộ Thông tin và Truyền thông trình Dự án Luật Viễn thông (sửa đổi) trước ngày 10/01/2023, Bộ Quốc phòng trình dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự trước ngày 10/01/2023;

Bộ Xây dựng trình Dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) trước ngày 10/02/2023, trình Dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) trước ngày 10/02/2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) trước ngày 10/02/2023;

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) trước ngày 10/6/2023, Bộ Nội vụ trình Dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi) trước ngày 10/6/2023.

Căn cứ Bản phân công, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chủ trì soạn thảo các dự án luật được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 và các dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 phải trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng các dự án luật, bảo đảm tiến độ, chất lượng theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tập trung thực hiện nghiêm các giải pháp đã được giao tại Chỉ thị số 43/CT-TTg ngày 11/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật; Văn bản số 301/TTg-PL ngày 06/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về công tác xây dựng thể chế, pháp luật và các Nghị quyết của Chính phủ; coi việc hoàn thành Chương trình là một trong những căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ.

Các Bộ được giao chủ trì soạn thảo các dự án luật được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 (Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi); Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Luật Giá (sửa đổi); Luật Đấu thầu (sửa đổi); Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Luật Phòng thủ dân sự) khẩn trương hoàn thiện hồ sơ dự án luật trình Chính phủ đúng thời hạn, tiến độ đã được phân công theo Công văn số 3173/VPCP-PL ngày 23/5/2022 của Văn phòng Chính phủ và theo Quyết định này.

Bộ Tư pháp thẩm định kịp thời, đúng thời hạn và nâng cao chất lượng thẩm định; chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ tăng cường công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; hằng tháng có báo cáo gửi Chính phủ tại phiên họp thường kỳ về tiến độ chuẩn bị các dự án, dự thảo thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội; thống kê các dự án, dự thảo chậm tiến độ, không thực hiện đầy đủ quy trình, thủ tục và đề xuất biện pháp xử lý.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ động rà soát các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo phân công tại Quyết định số 2114/QĐ-TTg ngày 16/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị và Đề án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và những văn bản quy phạm pháp luật khác để kịp thời trình cơ quan có thẩm quyền hoặc tự mình ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc văn bản mới nhằm bám sát, kịp thời thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng; Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật; Kế hoạch triển khai thi hành Hiến pháp; khắc phục hạn chế, bất cập trong các văn bản, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập của đất nước theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị quyết số 50/2022/QH15 của Quốc hội, báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định để đưa vào Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh./.
HỒNG NHUNG

Cùng chuyên mục
  • Tiếp tục nghiên cứu các giải pháp thuế, phí để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh
    2 năm trước Chính trị
    (BKTO) - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu các chính sách về thuế, phí để trình cấp thẩm quyền, tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh...
  • Khối thi đua II, Công đoàn Viên chức Việt Nam triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2022
    2 năm trước Chính trị
    (BKTO) - Trong 6 tháng đầu năm 2022, Công đoàn các đơn vị thuộc Khối thi đua II (Công đoàn viên chức Việt Nam) đã chủ động phối hợp với lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt việc chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho công chức, viên chức và người lao động; nắm bắt tình hình, đổi mới các phương thức hoạt động phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh mới, nhất là trong tổ chức các hoạt động phong trào, xã hội, từ thiện…
  • Minh bạch việc xác định giá trị doanh nghiệp và tăng cường vai trò của Kiểm toán nhà nước
    2 năm trước Chính trị
    (BKTO) - Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vẫn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế. Điều này đặt ra vai trò quan trọng của Kiểm toán nhà nước (KTNN) trong việc làm minh bạch công tác xử lý tài chính và xác định giá trị DN, giảm nguy cơ thất thoát vốn nhà nước, trong đó có các DN do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ. Bên lề Hội thảo “Kiểm toán đối với DN do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ”, Phó Trưởng ban, Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển DN Nguyễn Hồng Long - đã trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.
  • Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước
    2 năm trước Chính trị
    (BKTO) - Các đơn vị trong ngành ngoại giao cần chủ động hơn nữa trong triển khai toàn diện, đồng bộ công tác ngoại giao kinh tế, phối hợp chặt chẽ trong và ngoài nước, kết hợp nhuần nhuyễn và tạo sức mạnh tổng hợp giữa tất cả các trụ cột ngoại giao để triển khai nền ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước.
  • Tạo chuyển biến rõ nét, thực chất trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
    2 năm trước Chính trị
    (BKTO) - Tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, lần đầu tiên Quốc hội thảo luận toàn thể về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP). Phiên thảo luận cũng được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân cả nước theo dõi, giám sát. Sự đổi mới này một lần nữa truyền đi thông điệp mạnh mẽ về việc đưa THTK, CLP trở thành một phong trào sâu rộng và thực chất trong cuộc sống, trên tất cả các lĩnh vực.
Phân công chủ trì soạn thảo, thời hạn trình 7 dự án luật