Tạo chuyển biến rõ nét, thực chất trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(BKTO) - Tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, lần đầu tiên Quốc hội thảo luận toàn thể về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP). Phiên thảo luận cũng được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân cả nước theo dõi, giám sát. Sự đổi mới này một lần nữa truyền đi thông điệp mạnh mẽ về việc đưa THTK, CLP trở thành một phong trào sâu rộng và thực chất trong cuộc sống, trên tất cả các lĩnh vực.



Đại biểu Quốc hội Hoàng Thị Thanh Thúy (Đoàn Tây Ninh) phát biểu tại phiên thảo luận. Ảnh: quochoi.vn

Đánh giá đầy đủ, nhận diện đúng thực trạng

Trên cơ sở Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, hằng năm, Thủ tướng Chính phủ đều ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về THTK, CLP; các chỉ thị về tăng cường THTK, CLP trên các lĩnh vực. Các Bộ, ngành, địa phương đã ban hành nhiều văn bản triển khai và thực hiện. Nhờ vậy, việc THTK, CLP đã đạt được một số kết quả quan trọng.

Tuy nhiên, từ báo cáo kết quả THTK, CLP của Chính phủ cũng như thực tiễn giám sát của Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội đều có chung nhận định, tình trạng lãng phí còn lớn, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý ngân sách nhà nước (NSNN), đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm công, quản lý đất đai, tài sản công, tài nguyên và khoáng sản… Công tác thực hành tiết kiệm nhiều lúc, nhiều nơi chưa được thực hiện triệt để; việc phát hiện, xử lý lãng phí còn chậm, có nơi còn chưa kiên quyết.

Đặc biệt, các đại biểu chỉ ra, công tác thực hành tiết kiệm chưa được đánh giá một cách đầy đủ và phản ánh đúng bản chất. Minh chứng là kết quả tiết kiệm chi thường xuyên chủ yếu là 10% bắt buộc; số tiền tiết kiệm từ đấu thầu, đấu giá chưa thể yên tâm và coi là tiết kiệm khi đi liền với đó là chất lượng thực hiện hiệu quả thấp, thời gian kéo dài, chi phí tăng lên. Việc sử dụng nguồn tiết kiệm như thế nào, hiệu quả ra sao cũng chưa được đánh giá…

Cùng với đó, tình trạng lãng phí diễn ra trong thời gian dài, song chuyển biến chậm. Tình trạng lãng phí đất đai, dự án treo, hiệu quả đầu tư thấp, thu hồi tài sản tham nhũng chậm, cải cách hành chính chưa đạt yêu cầu, nhất là tình trạng chậm giải ngân nguồn vốn đầu tư, làm ảnh hưởng đến mục tiêu phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước… tất cả đều là lãng phí làm thất thoát nguồn lực quốc gia, là nguyên nhân làm suy yếu nguồn lực, kìm hãm sự phát triển của đất nước, ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân. “Chúng ta đã rất quyết liệt, nghiêm trị tội tham ô, tội tham nhũng nhưng chưa từng xử lý tội lãng phí, trong khi lãng phí nguy hại hơn, như một căn bệnh, thậm chí nguy hại hơn cả tham ô, tham nhũng” - đại biểu Quốc hội Hoàng Thị Thanh Thúy (Đoàn Tây Ninh) trăn trở.

Đại biểu Ngô Trung Thành (Đoàn Đắk Lắk) cũng nhấn mạnh, nếu không chống được lãng phí sẽ rất nguy hại khi đất đai để hoang hóa, không đưa vào sử dụng, tạo ra của cải vật chất; vốn ODA vay về nhưng chậm giải ngân, chậm sử dụng trong khi vẫn phải trả lãi; công trình do chậm giải phóng mặt bằng dẫn đến chậm tiến độ, đội vốn… Đại biểu cho rằng, phải làm rõ tiết kiệm được gì, tiết kiệm được bao nhiêu, chống lãng phí được gì, chống lãng phí được bao nhiêu, còn lãng phí gì, lãng phí bao nhiêu? Bởi nếu không xác định được con số lãng phí để ý thức được sự cần thiết, để quyết tâm chống lãng phí, thì công tác chống lãng phí sẽ khó hiệu quả.

Tiết kiệm, chống lãng phí phải “ăn sâu” vào ý thức

Nhằm giải quyết các tồn tại, hạn chế do không thực hành tiết kiệm, dẫn đến tham nhũng, lãng phí nguồn lực của Nhà nước và nhân dân, đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cần khắc phục những tồn tại, hạn chế qua nhiều năm trong việc ban hành Chương trình THTK, CLP; trong đó, cần có chỉ tiêu định lượng cụ thể làm cơ sở đánh giá hiệu quả thực hành tiết kiệm cũng như hành vi lãng phí.

Tại Nghị quyết Kỳ họp thứ 3, Quốc hội cũng đề ra những giải pháp cụ thể, quyết liệt nhằm tạo chuyển biến rõ nét về THTK, CLP, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó, yêu cầu Chính phủ giải quyết dứt điểm những tồn tại về tình trạng nợ văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành; xử lý nghiêm các hành vi gây thất thoát, lãng phí trong quản lý, sử dụng nguồn vốn NSNN, vốn nhà nước, tài sản công, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước, quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên; kiên quyết thu hồi đất đã giao mà chưa sử dụng theo quy định, đất do hành vi vi phạm pháp luật mà có; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra cán bộ, công chức thực thi công vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ người dân của cơ quan hành chính nhà nước…

Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ tiếp tục rà soát, đẩy nhanh tiến độ sắp xếp cơ cấu tổ chức bên trong của các Bộ, ngành theo hướng giảm đầu mối, phân rõ chức năng, nhiệm vụ; kiên quyết xử lý nghiêm các sai phạm trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, sắp xếp cán bộ, công chức...

Nhìn từ gốc rễ vấn đề, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, việc THTK, CLP chưa thực sự bén rễ trong nhận thức, chưa chuyển hóa thành hành động của tất cả cán bộ, công chức, viên chức và người dân. Do đó, cần quán triệt sâu sắc, hiệu quả hơn nữa để việc THTK, CLP ăn sâu vào ý thức, trở thành suy nghĩ thường trực trong việc làm hằng ngày của đảng viên, của cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu; không chỉ THTK, CLP theo kiểu hô hào. Đồng thời, phát huy hơn nữa vai trò giám sát của nhân dân, tạo cơ chế thuận lợi hơn để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể các cấp tham gia giám sát hiệu quả. Cùng với đó, phải siết chặt kỷ luật, kỷ cương, thực hiện tuyên dương, khen thưởng về THTK, CLP song cũng phải chú trọng trách nhiệm giải trình, xử lý, làm gương để ngăn chặn. Bởi suy cho cùng, phần lớn những bức xúc của người dân trong thời gian qua cũng bắt nguồn từ sự lãng phí.

Trong khi đó, có ý kiến đề nghị đưa nội dung THTK, CLP vào giảng dạy hoặc tích hợp vào tiết học, trong các hoạt động trải nghiệm, chương trình ngoại khóa tại các cơ sở giáo dục và đào tạo; nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trong THTK, CLP cho học sinh, sinh viên. Điều này sẽ góp phần xây dựng văn hóa về THTK, CLP trong xã hội trong tương lai./.
NGUYỄN HỒNG
Cùng chuyên mục
  • Minh bạch việc xác định giá trị doanh nghiệp và tăng cường vai trò của Kiểm toán nhà nước
    2 năm trước Chính trị
    (BKTO) - Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vẫn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế. Điều này đặt ra vai trò quan trọng của Kiểm toán nhà nước (KTNN) trong việc làm minh bạch công tác xử lý tài chính và xác định giá trị DN, giảm nguy cơ thất thoát vốn nhà nước, trong đó có các DN do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ. Bên lề Hội thảo “Kiểm toán đối với DN do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ”, Phó Trưởng ban, Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển DN Nguyễn Hồng Long - đã trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.
  • Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước
    2 năm trước Chính trị
    (BKTO) - Các đơn vị trong ngành ngoại giao cần chủ động hơn nữa trong triển khai toàn diện, đồng bộ công tác ngoại giao kinh tế, phối hợp chặt chẽ trong và ngoài nước, kết hợp nhuần nhuyễn và tạo sức mạnh tổng hợp giữa tất cả các trụ cột ngoại giao để triển khai nền ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước.
  • Tài đức vẹn toàn, đội ngũ sẵn sàng, vững vàng đi lên
    2 năm trước Chính trị
    (BKTO) - Với những người Kiểm toán nhà nước (KTNN), lời hát trong ca khúc Bài ca kiểm toán nhà nước đã trở thành người bạn đồng hành: “Vì nền tài chính đất nước sáng tươi… Tài đức vẹn toàn, đội ngũ sẵn sàng, Kiểm toán Việt Nam vững vàng đi lên”.
  • Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết giảm thuế Bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn về mức sàn
    2 năm trước Chính trị
    (BKTO) - Sáng 06/7, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) họp phiên bất thường đã xem xét, thông qua Nghị quyết về mức thuế Bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn với 100% thành viên UBTVQH tham gia biểu quyết tán thành.
  • Làn sóng COVID-19 mới đe dọa nhiều quốc gia
    2 năm trước Chính trị
    (BKT) - Làn sóng dịch COVID-19 đang đe dọa bùng phát tại New Zealand khi các ca mắc trung bình 7 ngày qua của quốc gia này lên đến 7.246 người/ngày. Trong khi đó, tính đến ngày 2/7 chủng phụ BA.4 và BA.5 của biến thể Omicron đang chiếm đến 70% ca mắc COVID-19 của Mỹ.
Tạo chuyển biến rõ nét, thực chất trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí