Phát triển bền vững đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế

(BKTO) - Chiều 25/6, tại Hà Nội, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm trực tuyến “Phát triển bền vững đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế”



                
   

Các khách mời tham gia tọa đàm

   
Phát biểu tại Tọa đàm, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn cho biết, chăm sóc sức khỏe và bao phủ Bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân luôn là vấn đề quan trọng, dành được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Thực hiện Quyết định số 1167/QĐ-TTg, thời gian qua, BHXH Việt Nam đã phối hợp với các Bộ, ban ngành, địa phương thực hiện nhiều giải pháp nhằm duy trì, phát triển bền vững các nhóm đối tượng tham gia BHYT, tiến tới thực hiện lộ trình BHYT toàn dân và bảo đảm quyền lợi khám, chữa bệnh (KCB) BHYT cho người dân.

Tính đến tháng 5/2019, cả nước có 84,5 triệu người dân tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ 89% dân số. Đáng chú ý, diện bao phủ đã tập trung vào các nhóm yếu thế, như: nhóm người lao động đã tham gia BHYT đạt hơn 90%; nhóm hưu trí, mất sức lao động, bảo trợ xã hội đạt 100% (khoảng 3,1 triệu người); nhóm được NSNN hỗ trợ như hộ cận nghèo, học sinh, sinh viên đạt xấp xỉ 100% và đã có trên 17 triệu người tham gia BHYT theo hộ gia đình.

Phó Tổng Giám đốc Phạm Lương Sơn nhấn mạnh, trong bối cảnh hiện nay, giá dịch vụ y tế được điều chỉnh theo hướng tính đúng, tính đủ thì nhu cầu được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của người dân là rất lớn và chính đáng. Việc tham gia BHYT sẽ là “phao cứu sinh” giúp đỡ cho người dân thoát khỏi “bẫy nghèo y tế”, nếu không may bị mắc bệnh.

Khẳng định vai trò và tầm quan trọng của việc tham gia BHYT, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi cho rằng, đây là sự nỗ lực và cố gắng rất lớn của Chính phủ để giúp người dân có cơ hội được tiếp cận, tham gia vào chính sách BHYT, giúp bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Điều này khẳng định chủ trương, quan điểm đúng đắn của Đảng và Nhà nước; đồng thời việc tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả, quyết liệt của BHXH Việt Nam, sự vào cuộc của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị- xã hội và chính quyền các địa phương đã giúp chuyển đổi, nâng cao nhận thức của người dân về một chính sách tốt đẹp, đem lại lợi ích trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Cũng tại Tọa đàm, các khách mời đã cùng chia sẻ, trao đổi về giải pháp nâng cao tỷ lệ tham gia BHYT của một số nhóm đối tượng như học sinh, sinh viên, hộ cận nghèo; nhóm lao động phi chính thức...; giải pháp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh BHYT tuyến cơ sở, đổi mới cơ chế tài chính y tế để thu hút người dân KCB BHYT tại cơ sở; bảo đảm quyền lợi cho người tham gia BHYT...

Tin và ảnh: DUY AN
Cùng chuyên mục
  • Nam Định: Khó khăn trong công tác thu hồi nợ BHXH
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Tình hình nợ đọng bảo hiểm xã hội (BHXH) tại Nam Định vẫn còn diễn biến phức tạp, tính đến hết tháng 05/2019, tỷ lệ nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là 233,603 tỷ đồng. Số nợ của các đơn vị khó thu như: các đơn vị phá sản, giải thể ... là 30,46 tỷ.
  • Tăng mức hỗ trợ đóng, mở rộng quyền lợi để thu hút người dân tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Với mục tiêu ngày càng có nhiều người được bảo đảm an sinh xã hội sau khi hết tuổi lao động, chính sách Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện ra đời từ năm 2008 nhằm đáp ứng tốt yêu cầu mở rộng diện bao phủ BHXH đến người lao động thuộc mọi khu vực của nền kinh tế. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm triển khai thực hiện chính sách BHXH tự nguyện, tính đến ngày 31/5/2019, toàn quốc có trên 360.000 người đang tham gia BHXH tự nguyện. Đây là con số khá khiêm tốn so với dư địa trên 30 triệu người thuộc đối tượng tham gia BHXH tự nguyện tiềm năng.
  • Năm 2019, phấn đấu đạt trên 450 nghìn người tham gia BHXH
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Đây là một trong những mục tiêu đặt ra theo Kế hoạch số 2276/KH- BLĐTBXH về phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện năm 2019 vừa được Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) ban hành.
  • Đẩy mạnh việc rà soát, xử lý dữ liệu người tham gia BHXH, BHYT, BHTN
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Cơ sở dữ liệu của ngành bảo hiểm xã hội (BHXH) là cơ sở xác thực của Chính phủ, vì vậy, việc thực hiện kế hoạch rà soát, xử lý dữ liệu sai sót về người tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là nhiệm vụ quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay công tác rà soát, xử lý dữ liệu này vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
  • Hỗ trợ kinh phí mua thẻ Bảo hiểm y tế cho gần 600 nghìn người cao tuổi
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa có văn bản gửi Bộ Y tế về kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Bảo hiểm y tế (BHYT) với người cao tuổi.
Phát triển bền vững đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế