Phát triển cây chè: Hướng đi thoát nghèo ở Tân Sơn

(BKTO) - Tân Sơn -huyện miền núi nghèo của tỉnh Phú Thọ, vùng quê được mệnh danh là “lãnh địa”của rừng cọ, xứ chè. Đã từ lâu, chè là cây trồng chủ đạo trong đời sống nôngnghiệp, góp phần giúp người dân nơi đây phát triển kinh tế và xoá đói, giảmnghèo. Tuynhiên, hiện nay nghề trồng chè ởTân Sơn đang gặp không ít khó khăn đòi hỏi phải có hướng đi mới để giá trị thu được từ cây chè tươngxứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có của địa phương.



Cây xóa đói, giảm nghèo

Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Sơn Vũ Tiến Bắc cho biết, Tân Sơn có diện tích rừng và đất rừng lớn (chiếm trên 90%), kinh tế của huyện chủ yếu trồng cây nguyên liệu và cây công nghiệp, trong đó diện tích trồng chè đứng thứ 2 của tỉnh (sau huyện Đoan Hùng) với tổng diện tích đạt hơn 3.000 ha, diện tích chè cho sản phẩm là 2.987 ha; sản lượng chè búp tươi ước đạt 32.110 tấn. Với giá trị mang lại trên 100 tỷ đồng mỗi năm, cây chè thực sự là cây xóa đói, giảm nghèo của địa phương, vừa mang lại giá trị kinh tế, vừa giải quyết việc làm cho bà con nông dân.

Việc sản xuất chè ở huyện Tân Sơn (Phú Thọ) chủ yếu mang tính chất hộ gia đình nhỏ lẻ

Nhiều năm qua, bên cạnh việc mở rộng diện tích, lãnh đạo huyện luôn quan tâm công tác đầu tư cải tạo, thâm canh diện tích chè, thay thế dần các giống chè kém chất lượng; đồng thời lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn thuộc các chương trình mục tiêu để chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng lấy giá trị sản xuất làm cơ sở để hỗ trợ, trong đó có cây chè. Cùng với đó, nhiều lớp tập huấn về thâm canh, chăm sóc cây chè đã được mở để hướng dẫn khoa học, kỹ thuật mới trong trồng chè, nâng cao trình độ cho bà con. Qua đó, người dân đã biết áp dụng đồng bộ các kỹ thuật thâm canh, cải tạo đất, phòng trừ sâu bệnh và trồng cây tạo bóng mát cho chè.
Đến thăm đồi chè ở xã Văn Luông - nơi có làng nghề chế biến chè Hoàng Văn, chúng tôi thấy các bà, các chị đang tấp nập thu hái chè. Nét mặt ai nấy đều phấn khởi, tươi vui vì vụ này chè ít bị nhiễm sâu bệnh. Chủ tịch UBND xã Văn Luông Tân Khải Hồng cho biết: Nhiều năm nay tại xã Văn Luông, cây chè đã khẳng định vai trò là cây trồng chủ lực của xã với diện tích khoảng 700 ha, cung cấp nguyên liệu chè búp tươi cho 3 DN, 1 hợp tác xã, 1 làng nghề chế biến chè trên địa bàn và các vùng lân cận. Cây chè đã thực sự trở thành cây xóa đói, giảm nghèo đối với bà con nơi đây.

Tuy nhiên, khi đề cập đến những khó khăn, ông Hồng cho biết, hiện nay sản phẩm đầu ra của cây chè chưa có nơi tiêu thụ ổn định, giá cả lên xuống bấp bênh tùy thuộc thị trường. Mong muốn của bà con trong thời gian tới, chè Tân Sơn được người tiêu dùng biết đến nhiều hơn, sản phẩm chè có thể xuất hiện ở các thị trường lớn trong nước cũng như quốc tế.

Tìm hướng đi mới cho cây chè

Theo đánh giá của một số chuyên gia, mặc dù có nhiều ưu thế nhưng việc sản xuất chè Tân Sơn chủ yếu mang tính chất hộ gia đình nhỏ lẻ, thiếu tính đồng nhất, ý thức người dân chưa cao, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được chú trọng. Hơn nữa, thông tin thị trường trong nước thiếu hụt, khiến người sản xuất và người tiêu dùng khó nắm bắt được giá thực tế của sản phẩm. Một khó khăn nữa đang đặt ra đó là hầu hết các cơ sở chế biến chè chỉ chú ý đến việc thu mua nguyên liệu để chế biến chứ chưa chú trọng đến phát triển vùng nguyên liệu trên cơ sở ký kết hợp đồng chặt chẽ với hộ nông dân để nâng cao năng suất, chất lượng nguồn nguyên liệu theo tiêu chuẩn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Mặt khác, hiện chỉ có diện tích chè do các DN đầu tư xây dựng mới giám sát được chất lượng, còn diện tích chè nhỏ lẻ trong nhân dân chất lượng không đồng đều và rất khó quản lý. Chính những điều này khiến việc sản xuất chè sạch trong thời gian tới rất khó thực hiện. Với trình độ canh tác như hiện nay, người trồng chè không dễ đáp ứng những tiêu chuẩn, quy định nghiêm ngặt về sản xuất chè sạch. Vì vậy, để ngành chè phát triển bền vững đòi hỏi phải có sự chung tay, thống nhất giữa cơ quan quản lý, các nhà khoa học, người trồng chè và các DN, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh chè. Ngoài ra, các DN, nông dân, hợp tác xã sản xuất chè cần liên kết chặt chẽ để phát triển theo chuỗi giá trị ngành chè. Sự liên kết đó cần có một cơ chế rõ ràng để phân định vai trò, trách nhiệm, quyền lợi của mỗi bên, đồng thời có chính sách khuyến khích và hỗ trợ liên kết.

Bên cạnh đó, để vượt qua những khó khăn, đưa thương hiệu chè Tân Sơn vươn ra “biển lớn”, ông Vũ Tiến Bắc cho biết, trong thời gian tới, Tân Sơn sẽ duy trì, củng cố chế biến chè thủ công truyền thống, gắn với văn hóa, làng nghề sản xuất; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ mới trong khâu chế biến chè theo hướng công nghiệp, hiện đại có quy mô phù hợp với sản xuất. Đồng thời, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các DN trong và ngoài nước để tập trung khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè sạch nhằm tăng giá trị sản phẩm chè tương xứng với thế mạnh, tiềm năng của địa phương.
Bài và ảnh: LÊ HÒA
Cùng chuyên mục
  • Đưa nước sạch về vùng nông thôn xứ Thanh
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Từ nhiều năm nay,người dân vùng nông thôn tỉnh Thanh Hóa phải sống trong tình trạng thiếu nướcsạch trầm trọng. Bởi thế, sự xuất hiện của các công trình cấp nước sạch vùng nôngthôn đang góp phần hiện thực hóa ước mơ được sử dụng nước sạch của người dân, cũngnhư làm thay đổi ý thức sử dụng nước trong cộng đồng.
  • Tuân thủ các chuẩn mực để nâng cao chất lượng kiểm toán
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Sự kỳ vọng của nhà đầu tư về Báo cáo kiểm toán (BCKT) đòi hỏi các DN kiểmtoán phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ. Để đáp ứng yêu cầu này, các DNkiểm toán cần phải quan tâm, chú trọng tới việc hướng dẫn, yêu cầu các kiểmtoán viên (KTV) áp dụng, tuân thủ các chuẩn mực.
  • Xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa và Bắc Kạn:  Kết quả và một số bất cập cần tháo gỡ
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Những năm qua, nhờ thực hiện Chương trình Mụctiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM), nhiều vùng nông thôn trở nênkhang trang, đời sống của người dân được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, đằng saunhững kết quả khả quan trên là tình trạng nợ đọng kéo dài, một số tiêu chí cònkhó khăn nếu áp dụng cho những địa phương đặc thù... đang làm hạn chế hiệu quả của Chương trình và cần có những giải pháp tháo gỡ kịp thời.
  • Kiểm toán Báo cáo tài chính nhà nước: Nên hay không?
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Báo cáotài chính (BCTC) nhà nước do Kho bạc Nhà nước (Bộ Tài chính) lập, đóng vai tròquan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả quản lý các nguồn lực tàichính của Nhà nước. Vậy Báo cáo này có cần được KTNN thẩm định, kiểm tra tínhđúng đắn, xác thực? Đó là câu hỏi từng được các chuyên gia, các đại biểu đặt ratại nhiều cuộc hội thảo lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Nghị định về BCTC nhà nướcgần đây.
  • Xây dựng nông thôn mới ở Nam Phong: Đường tới đích vẫn còn gian nan
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Kếtquả kiểm toán Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) củaKTNN năm 2015 đã chỉ rõ: Bên cạnh những thành công, việc triển khai Chươngtrình đã bộc lộ những bất cập, trong đó nhiều tiêu chí về NTM được xây dựngchưa sát với thực tế dẫn đến khó thực hiện. Qua tìm hiểu thực tế tại xã NamPhong (huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình), chúng tôi tiếp tục ghi nhận được nhữngbăn khoăn, trăn trở của lãnh đạo chính quyền, nhân dân địa phương.
Phát triển cây chè: Hướng đi thoát nghèo ở Tân Sơn