Phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam

(BKTO) - Chính phủ Việt Nam đã định hướng chiến lược phát triển năng lượng táitạo ở Việt Nam với những mục tiêu lớn: tăng sản lượng điện sản xuất từ nănglượng tái tạo đạt khoảng 101 tỷ kWh vào năm 2020, khoảng 186 tỷ kWh vào năm2030 và khoảng 452 tỷ kWh vào năm 2050. Theo đó, tỷ lệ điện năng sản xuất từnăng lượng tái tạo trong tổng điện năng sản xuất toàn quốc tăng từ lên khoảng38% vào năm 2020; đạt khoảng 32% vào năm 2030 và khoảng 43% vào năm 2050.




UNDP khuyến nghị cần có những chính sách ưu đãi nhằm giảm chi phí đầu tư vào các nhà máy quang điện mặt trời. Ảnh: TK
Cam kết phát triển năng lượng tái tạo

Đánh giá Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050 là một trong những bước tiến thay đổi chính sách đáng khích lệ, ông Bakhodir Burkhanov - Phó Giám đốc Quốc gia của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) cho rằng, thông điệp mà Việt Nam muốn gửi đến các nhà đầu tư là Việt Nam cam kết chuyển đổi mạnh mẽ từ việc giảm sử dụng năng lượng tự nhiên sang tích cực phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, theo nhận xét của chuyên gia này thì với một hệ thống các nhà máy nhiệt điện than đã và đang xây dựng, vận hành, sản xuất điện ở Việt Nam vẫn sẽ phụ thuộc vào than - một loại nguyên liệu hóa thạch gây phát thải khí nhà kính. Điều này khiến Việt Nam đứng trước nguy cơ bị thu hẹp đầu tư do điện than là yếu tố ẩn chứa nhiều hiểm họa đối với môi trường quốc gia.

Trong khi đó, nghiên cứu mới về “Xanh hoá nguồn năng điện hỗn hợp: Chính sách mở rộng quang điện mặt trời ở Việt Nam” của UNDP được công bố đã nhấn mạnh lợi thế của quang điện mặt trời với rất ít tác động tiêu cực đối với môi trường, sức khỏe và sinh kế. Phát điện từ năng lượng mặt trời có thể giúp các cộng đồng ở vùng sâu, vùng xa và hải đảo cũng như các DN cải thiện việc cung cấp điện và giảm hóa đơn tiền điện. Trong nghiên cứu này, UNDP cũng khuyến nghị cần điều tiết mức “Giá bán cho lưới điện” (FiT) là 15 cent/kWh đối với các nhà máy quang điện mặt trời trên đất liền và 19 cent/kWh đối với các nhà máy điện ngoài đảo trong vòng 20 năm. Đồng thời, UNDP khuyến nghị cần hỗ trợ tài chính cho các hệ thống quang điện mặt trời độc lập cũng như hòa lưới ở các vùng sâu và hải đảo, có các chính sách ưu đãi nhằm giảm chi phí đầu tư vào các nhà máy quang điện mặt trời, hệ thống điện mặt trời trên nóc nhà và các hệ thống quang điện mặt trời cộng đồng.

Theo ông Phạm Trọng Thực, Vụ trưởng Vụ Năng lượng mới và tái tạo (Tổng Cục Năng lượng - Bộ Công thương), một trong những mục tiêu chung của Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo là giảm 25% phát thải khí nhà kính của Việt Nam và phần lớn các hộ gia đình sẽ được tiếp cận với các dịch vụ năng lượng đáng tin cậy, bền vững, hiện đại với giá cả phải chăng vào năm 2030.

Cần những chính sách hợp lý

Các chuyên gia nước ngoài cho rằng, thị trường năng lượng tái tạo của Việt Nam có tiềm năng rất lớn và cần có chính sách đúng đắn để thực hiện những cam kết và tối ưu hoá lợi ích từ năng lượng tái tạo.

Ông Thực cho biết, trọng tâm thu hút đầu tư theo Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo là ưu tiên các công nghệ đã được công nhận trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, bao gồm thuỷ điện, năng lượng gió, mặt trời, năng lượng sinh khối và khí sinh học. Chiến lược này nhằm khuyến khích và huy động mọi nguồn lực từ xã hội, phát triển năng lượng tái tạo với giá hợp lý để tăng dần thị phần năng lượng tái tạo trong tổng sản lượng và tiêu dùng năng lượng quốc gia. Điều này sẽ giúp giảm phụ thuộc vào các nguồn hóa thạch, góp phần cải thiện an ninh năng lượng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Nhận thấy tiềm năng đầu tư các dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam là rất lớn, trong đó có lĩnh vực điện gió, ông Ingmar Stelter - Giám đốc Chương trình hỗ trợ năng lượng Bộ Công thương của Cơ quan Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) chỉ rõ, theo ước tính của bản đồ gió năm 2011, với trên 3.000 km bờ biển, tiềm năng điện gió của Việt Nam ước đạt 24 GW. Nhưng quá trình đầu tư vào các dự án điện gió vẫn còn nhiều rào cản, nhất là đối với các nhà đầu tư tư nhân, chẳng hạn như giá bán điện ưu đãi quá thấp, DN khó tìm kiếm được nguồn tài trợ, thủ tục đầu tư phức tạp…

Từ phía DN trong nước, ông Nguyễn Hoàng Dũng, Trưởng phòng Năng lượng tái tạo - Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 3 cũng thừa nhận các DN đang thiếu nhiều kinh nghiệm và năng lực đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, thiếu cả về kỹ thuật công nghệ và tài chính.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia nước ngoài, hiện trên thế giới, năng lượng tái tạo đang có nhiều thay đổi nhanh và tích cực về kỹ thuật, tài chính. Việt Nam cần tiếp cận và tận dụng được những thay đổi này và có chính sách, hướng dẫn cụ thể nhằm khuyến khích việc áp dụng giao thông điện, túi ủ khí sinh học và lắp đặt hệ thống quang điện mặt trời trên nóc nhà, nhờ đó vừa giảm đáng kể chi phí sử dụng điện và bảo vệ môi trường.

Box: Theo ước tính của Bộ Tài nguyên và Môi trường, phát thải khí nhà kính của riêng việc đốt nhiên liệu trong ngành sản xuất năng lượng (điện than) của Việt Nam chiếm tới 31,1% tổng phát thải khí nhà kính năm 2020 và lên đến 51% tổng phát thải khí nhà kính năm 2030. Theo phương án cơ sở của Quy hoạch điện 7 vào năm 2030, nhiệt điện than sẽ chiếm 56% công suất dự báo và 62% tổng điện lượng dự báo. Những con số này đang đi ngược với mục tiêu giảm phát thải của Việt Nam. Quy hoạch điện 7 đã được hiệu chỉnh để giảm tỷ trọng nhiệt điện than, tăng cường tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng cơ cấu phát triển nguồn điện.
HỒNG THOAN
Cùng chuyên mục
  • Hội nhập khu vực và quốc tế: Ngân hàng có đủ tự tin vươn ra “biển lớn”?
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Trong bối cảnh hội nhập khuvực và quốc tế ngày càng sâu rộng, ngân hàng liệu có đủ năng lực cạnh tranh vàtự tin vươn ra “biển lớn”? Câu hỏi này từng được đặt ra nhiều lần trước khiViệt Namgia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và ký kết các hiệp định thương mại tự do(FTA) thế hệ mới. Ở thời điểm này, khi hệ thống ngân hàng Việt Nam đang đứngtrước những cơ hội và thách thức trong bối cảnh hội nhập mới, câu hỏi ấy lạitiếp tục được đặt ra.
  • Nhận diện rủi ro của ngành gỗ trong bối cảnh hội nhập
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Việt Nam đang đứng trước một giai đoạn hội nhập đặc biệt quan trong vớiviệc ký kết và thực thi một loạt các Hiệp định thương mại tự do với các đối tácthương mại lớn nhất thế giới. Trong đó, đáng kể nhất là Hiệp định đối tác xuyênThái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minhchâu Âu (EVFTA). Bối cảnh này được dự báo sẽ đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng tạora nhiều thách thức cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam.
  • Tăng trưởng kinh tế 2016 có đạt mục tiêu?
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Hai kịch bản dự báo về viễn cảnh kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong năm2016 đã được các chuyên gia nghiên cứu và đưa ra trong Báo cáo thường niên kinhtế Việt Nam 2016 vừa được công bố tuần qua. Theo đó, tăng trưởng kinh tế sẽ ởmức 6% cho kịch bản thấp và dưới 6,5% ngay cả cho trường hợp có nhiều điều kiệnthuận lợi hơn.
  • Hải Đường khởi sắc nhờ nông thôn mới
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Về xã HảiĐường (huyện Hải Hậu, tỉnh NamĐịnh) những ngày này, đi trên những con đường bê tông sạch đẹp giữa bạt ngạtxanh mướt của những đồng lúa đang trổ đòng, ta có thể cảm nhận rõ được sự thayda đổi thịt của vùng quê này. Từ một xã thuần nông nghèo, nhờ có lộ trình xâydựng nông thôn mới (NTM) sát, đúng, trúng và hiệu quả, Hải Đường hôm nay đã cómột diện mạo hoàn toàn mới.
  • Gỡ vướng cho các dự án giao thông trọng điểm
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Chậm tiến độ đang là tình trạng chung của các công trình giao thôngtrọng điểm ở nước ta mà nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vốn đối ứng. Điều gâykhó khăn không nhỏ đến công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) dẫn đến hàng loạtcông trình dở dang, chậm tiến độ, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của ngườidân.
Phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam