PVN: Những dấu ấn nổi bật năm 2018

(BKTO) - Kết thúc năm 2018, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã tổng kết được 05 dấu ấn nổi bật trong công tác điều hành và hoạt động sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó, PVN tiếp tục đặt mục tiêu cao cho năm 2019.



Theo PVN, dấu ấn nổi bật nhất là Tập đoàn đã cơ bản hoàn thành công tác sắp xếp, tinh giản bộ máy Công ty mẹ và là doanh nghiệp đầu tiên hoàn thành hợp nhất các ban của Đảng với ban chuyên môn có nhiệm vụ tương đồng. Đây là đòi hỏi cấp thiết để củng cố, nâng cao vai trò và hiệu quả của bộ máy điều hành PVN phù hợp với yêu cầu của tình hình mới, đáp ứng các mục tiêu phát triển.
                
   

Sắp xếp, tinh giản bộ máy giúp giảm mạnh đầu mối tại PVN

   
Dấu ấn nổi bật thứ hai là Tập đoàn đã hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh, đặc biệt ở cả chỉ tiêu gia tăng trữ lượng, sản lượng khai thác dầu khí và các chỉ tiêu tài chính. Hầu hết các chỉ tiêu sản xuất Chính phủ giao Tập đoàn đều về đích trước kế hoạch năm.

Trong đó, tổng sản lượng khai thác dầu khí năm 2018 đạt 23,98 triệu tấn quy dầu, vượt 5% kế hoạch năm. Sản xuất đạm ước đạt 1,63 triệu tấn, vượt 5,7% kế hoạch năm...
                
   

Hoạt động khai thác dầu khí trên mỏ Bạch Hổ

   
Tổng doanh thu toàn Tập đoàn năm 2018 ước đạt 626,8 nghìn tỷ đồng, vượt 96 nghìn tỷ đồng, tương đương vượt 18,1% kế hoạch năm, tăng 25,9% so với năm 2017. Nộp NSNN năm 2018 ước đạt 121,3 nghìn tỷ đồng, vượt 47,5 nghìn tỷ đồng, vượt 64,3% kế hoạch năm, tăng 24,3% so với năm 2017.

Đáng chú ý, nhiều đơn vị trong Tập đoàn cũng đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra.

Cụ thể, các đơn vị sản xuất như PVEP, Rusvietpetro, Biển Đông POC, PVGas, BSR, PVFCCo, PVCFC đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch các chỉ tiêu sản lượng sản xuất. Cùng với đó, 18 đơn vị hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch chỉ tiêu doanh thu hợp nhất; 15 đơn vị hoàn thành vượt mức kế hoạch chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế hợp nhất; 18 đơn vị hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch chỉ tiêu nộp NSNN năm 2018.
                
   

Người lao động dầu khí trên công trường

   
Dấu ấn thứ ba là PVN đã chuyển đổi thành công 3 doanh nghiệp lớn là Tổng công ty Điện lực Dầu khí (PV Power), Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) và Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) sang mô hình Công ty cổ phần. Thực hiện các quyết định về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa PV Power, PVOIL và BSR của Thủ tướng Chính phủ, PVN đã hoàn thành bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) và bán cổ phần cho người lao động.

Đây là 3 doanh nghiệp cổ phần hóa có quy mô vốn lớn của PVN với giá trị phần vốn góp của nhà nước được kiểm toán xác định là 89.000 tỷ đồng. Qua đợt IPO thành công 3 đơn vị này, PVN đã thu về 16.500 tỷ đồng, trong đó thặng dư giá trị vốn nhà nước là 7.500 tỷ đồng. Tính cả giá trị cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước, thì PVN đã thu về 18.600 tỷ đồng, chiếm tới 83% giá trị thực hiện của cả nước (22.500 tỷ đồng). Đặc biệt, sau khi cổ phần hóa, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đều khởi sắc.

Dấu ấn thứ tư là PVN đã chính thức vận hành thương mại dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn. Với tổng giá trị đầu tư lên tới 9 tỷ USD và công suất chế biến 200 nghìn thùng dầu thô một ngày (tương đương 10 triệu tấn dầu thô một năm), Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn một trong những dự án trọng điểm quốc gia về dầu khí tại Việt Nam. Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn đi vào vận hành thương mại có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, cùng với nhà máy lọc hoá dầu Dung Quất đang vận hành sẽ đáp ứng hơn 80% nhu cầu xăng dầu cho thị trường trong nước, giảm bớt sự phụ thuộc nhập khẩu từ thị trường bên ngoài.
                
   

Liên hiệp Lọc hóa dầu Nghi Sơn

   
Dấu ấn thứ năm là một số dự án yếu kém như Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ (PVTEX), Nhà máy Bio Ethanol Dung Quất, Nhà máy nhiên liệu sinh học Bình Phước đã có những chuyển biến theo hướng tích cực. Sau hơn nửa năm vận hành trở lại, PVTEX đã đưa ra thị trường 2.200 tấn sản phẩm sợi đến tay khách hàng. Nhà máy Bio Ethanol Dung Quất được khởi động, vận hành lại, hoạt động ổn định, đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt. Nhà máy Nhiên liệu sinh học Bình Phước đã hoàn thành bảo dưỡng, sẵn sàng đi vào vận hành trở lại.

H.THOAN
Cùng chuyên mục
  • Ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao giá trị chuỗi sản phẩm nông nghiệp
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) trong sản xuất nông nghiệp liên kết theo chuỗi đang là hướng đi mới giúp người nông dân nâng cao giá trị sản phẩm một cách bền vững. Đặc biệt, trong bối cảnh nền nông nghiệp vẫn đang phát triển với quy mô nhỏ, manh mún, đa phần sản xuất theo kiểu truyền thống, việc nâng cao giá trị chuỗi sản phẩm lại càng cần thiết.
  • Cần giải pháp đồng bộ phát triển ngành du lịch, lữ hành
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO)- Các chuyên gia nhận định, du lịch Việt Nam có nhiều triển vọng tăng trưởng, nhiều khả năng hoàn thành trước thời hạn mục tiêu đến năm 2020 thu hút được 17- 20 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 82 triệu lượt khách du lịch nội địa, đóng góp trên 10% GDP, tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỷ USD, giá trị xuất khẩu thông qua du lịch đạt 20 tỷ USD, tạo ra 4 triệu việc làm, trong đó có 1,6 triệu việc làm trực tiếp.
  • Công bố Top 10 Công ty Du lịch, lữ hành uy tín
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO)- Ngày 04/01, Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) đã công bố Top 10 Công ty Du lịch, lữ hành uy tín năm 2018. Lọt vào Bảng xếp hạng uy tín này có các doanh nghiệp tên tuổi, được nhiều người biết đến như Vietravel, Saigon Tourist, Vietnam Tourism…
  • Xây dựng KKT Vân Đồn trở thành đô thị biển đảo xanh, hiện đại
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO)- Ngày 27/12/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1856/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội Khu kinh tế (KKT) Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
  • VTV mời Kiểm toán Nhà nước làm rõ thực trạng tài chính của K+ trước khi thoái vốn
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO)- Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) mời KTNN Nam vào làm rõ thực trạng tài chính, tình hình kinh doanh, chi phí hoạt động của Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam (VSTV, hay còn gọi là K+) hoàn thiện báo cáo đến năm 2018 để trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 1/2019.
PVN: Những dấu ấn nổi bật năm 2018