Quảng Bình: Nâng cao hiệu quả Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá trong thực tế

(BKTO) - Vừa qua, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Quảng Bình đã ban hành Kế hoạch phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) trên địa bàn tỉnh năm 2025.

qb.jpg
Quảng Bình thu giữ thuốc lá nhập lậu. Ảnh: ST

Kế hoạch được ban hành căn cứ vào Luật PCTHTL ngày 18/06/2012; Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 24/5/2023 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc đến năm 2030; Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ về việc Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế; Kế hoạch số 789/KH-UBND ngày 04/5/2024 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc thực hiện chiến lược quốc gia về PCTHTL đến năm 2030.

Ban hành Kế hoạch, UBND tỉnh Quảng Bình nhằm mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá, tỷ lệ tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá nhằm giảm bệnh tật và tử vong do sử dụng các sản phẩm thuốc lá gây ra.

Theo đó, UBND tỉnh đã đặt ra một số mục tiêu cụ thể như giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong nhóm nam từ 15 tuổi trở lên xuống dưới 39%; nhóm nữ từ 15 tuổi trở lên xuống dưới 1,4%; giảm tỷ lệ tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá: tại nơi làm việc xuống dưới 30%; tại nhà hàng xuống dưới 75%; tại quán bar, cà phê xuống dưới 80%; tại khách sạn xuống dưới 60%; ngăn ngừa việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha và các sản phẩm thuốc lá mới khác trong cộng đồng.

Tỉnh Quảng Bình phấn đấu đạt 100% cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm quy định cấm hút thuốc tại nơi làm việc trong nhà; 100% các cơ sở giáo dục đào tạo và cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh thực hiện quy định cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên theo Điều 11 Luật PCTHTL.

UBND tỉnh chú trọng đến công tác chỉ đạo điều hành, đặc biệt tập trung chỉ đạo triển khai kế hoạch PCTHTL năm 2025 tại địa phương, cơ quan đơn vị; chỉ đạo công tác phối hợp liên ngành giữa các cơ quan, đoàn thể, tổ chức tham gia thực hiện công tác PCTHTL; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp trong việc tham gia, giám sát thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá;

Đồng thời, đề xuất ban hành quy định về ngăn ngừa các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha và các sản phẩm thuốc lá mới khác trong cộng đồng; việc bán thuốc lá cho trẻ vị thành niên hoặc trẻ vị thành niên bán thuốc lá theo Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y tế thế giới.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng chú trọng kiện toàn, nâng cao năng lực mạng lưới về PCTHTL; tiếp tục xây dựng và nhân rộng mô hình môi trường không khói thuốc tại các cơ quan, đơn vị, địa phương; tăng cường và đổi mới hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về PCTHTL; duy trì mạng lưới thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm Luật PCTHTL trên địa bàn tỉnh.

Sở Y tế tỉnh Quảng Bình là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo PCTHTL tỉnh chịu trách nhiệm làm đầu mối, phối hợp với các sở, ban, ngành và đoàn thể liên quan tổ chức triển khai việc thực hiện Luật PCTHTL; tổ chức, chỉ đạo, điều phối thực hiện các chương trình, kế hoạch liên ngành PCTHTL trên phạm vi toàn tỉnh; tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này; chỉ đạo, điều phối thực hiện các chương trình, kế hoạch liên ngành về PCTHTL trên địa bàn tỉnh...

Kế hoạch PCTHTL trên địa bàn tỉnh năm 2025 cũng vạch ra chi tiết các nhiệm vụ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Bình, Báo Quảng Bình; Sở Công Thương; Sở Giáo dục và Đào tạo; Công an tỉnh; Sở Tài chính; Sở Xây dựng; Sở Dân tộc và Tôn giáo; Tỉnh đoàn; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh; các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh khác cùng Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ PCTHTL ở địa phương, thực hiện nghiêm Luật PCTHTL, xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc lá; tuyên truyền về Kế hoạch PCTHTL.

UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc triển khai Kế hoạch hoạt động PCTHTL năm 2025; báo cáo kết quả thực hiện về Cơ quan thường trực PCTHTL của tỉnh (Sở Y tế tỉnh Quảng Bình) trước ngày 31/12/2025 để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Y tế./.

Cùng chuyên mục
  • Hàn Quốc: Kiểm toán phòng ngừa đối với dự án hạ tầng xã hội
    (BKTO) - Theo thống kê, ngân sách đầu tư vào cơ sở hạ tầng xã hội (SOC - Social Overhead Capital) của Chính phủ Hàn Quốc đều tăng theo mỗi năm. Tuy nhiên, hiệu quả tổng thể của các dự án SOC đang bị suy giảm do nhiều nguyên nhân. Để chủ động giải quyết các vấn đề này, Ủy ban Kiểm toán và Thanh tra Hàn Quốc (BAI) đã thực hiện các cuộc kiểm toán phòng ngừa đối với các dự án SOC nhằm xác định, loại bỏ yếu tố rủi ro ở từng giai đoạn trước khi chuyển sang giai đoạn tiếp theo.
  • Anh: Cần mở rộng phạm vi các chuẩn mực công bố liên quan đến khí hậu
    8 ngày trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Vừa qua, Viện Kế toán công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) cùng Viện Tài chính và Kế toán công chứng Anh (CIPFA) đã đưa ra lời kêu gọi Hội Đồng Chuẩn mực kế toán khu vực công quốc tế cần mở rộng phạm vi các chuẩn mực công bố liên quan đến khí hậu nhằm ngăn chặn tình trạng “tẩy xanh” và đảm bảo báo cáo toàn diện.
  • Nam Phi: Lỗ hổng trong đấu thầu các dịch vụ an ninh
    8 ngày trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Vừa qua, một cuộc kiểm toán độc lập đã vạch trần những hành vi gian lận nghiêm trọng tại một công ty thuộc Bộ Lâm nghiệp, Thủy sản và Môi trường (DFFE), đặc biệt lên án việc sử dụng tài liệu, chứng từ gian lận để được trúng thầu cung cấp các dịch vụ an ninh. Kết quả kiểm toán cũng cho thấy lỗ hổng trong quản lý nhà nước về đấu thầu.
  • Hoa Kỳ: Nhiều kiến nghị kiểm toán giúp giải quyết thách thức trong việc quản lý các chương trình, dự án
    10 ngày trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Việc thực hiện đầy đủ các kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Hoa Kỳ (GAO) có thể giúp Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA) và Cục Năng lượng (DOE) giải quyết các thách thức đã được chỉ ra trong những năm qua. Đây là khẳng định của GAO sau khi thực hiện đánh giá hoạt động của 2 cơ quan này.
  • Anh: Tập trung giải bài toán củng cố tài chính cho các địa phương
    11 ngày trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Một báo cáo do Kiểm toán nhà nước Anh (NAO UK) công bố cho thấy, nền tài chính của chính quyền các địa phương đang ngày càng suy yếu và không bền vững. Nguyên nhân là do nhu cầu về các dịch vụ thiết yếu ngày càng tăng cao; việc cải cách tài chính bị trì hoãn và kinh phí đầu tư vào các chương trình, kế hoạch phòng ngừa bị thiếu trầm trọng.
Quảng Bình: Nâng cao hiệu quả Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá trong thực tế