Quảng Ninh: Tháo gỡ khó khăn trong thi công các dự án, công trình trọng điểm

(BKTO) - Đoàn công tác của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Quảng Ninh gồm lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan đã đi kiểm tra tiến độ, tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai thi công các dự án, công trình trọng điểm, gắn biển chào mừng Kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh.

cdc-quang-ninh-148.jpg
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh đang hoàn thiện những bước cuối cùng. Ảnh: ST

Đoàn công tác đã kiểm tra tiến độ triển khai Dự án Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh; Dự án nâng cấp, mở rộng Bệnh viện Phổi Quảng Ninh; Cầu Cửa Lục 3; cải tạo, mở rộng Trường Cao đẳng Việt - Hàn; xây mới Trường THCS - THPT Quảng La (xã Quảng La, Thành phố Hạ Long).

Đây đều là những dự án, công trình trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh trong thời gian tới.

Hiện nay, các dự án đang bước vào giai đoạn nước rút, hoàn thiện những khâu cuối cùng để đưa vào khai thác, hoạt động trong năm 2023.

Trong quá trình kiểm tra, lãnh đạo các sở, ban, ngành đã trực tiếp lắng nghe đơn vị nhà thầu báo cáo kết quả triển khai các hạng mục dự án, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc hiện còn gặp phải; đồng thời yêu cầu các nhà thầu tiếp tục tăng tốc thi công, huy động trang thiết bị máy móc kỹ thuật, tăng cường thêm nhân lực, tổ chức các phương án thi công hiệu quả, đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình, đặc biệt, phải đảm bảo các điều kiện để gắn biển đối với các công trình chào mừng Kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh 30/10/2023./.

Qua kiểm toán đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA và vốn đối ứng trong đầu tư các dự án cải thiện môi trường nước, thoát nước, xử lý nước thải và quản lý chất thải rắn giai đoạn 2018-2022 tại tỉnh Quảng Ninh, Kiểm toán nhà nước (KTNN) kiến nghị UBND tỉnh Quảng Ninh: Phê duyệt kế hoạch tổng thể thực hiện dự án theo quy định, phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư theo đúng quy định.

Phối hợp với các cấp có thẩm quyền, đàm phán gia hạn thời hạn giải ngân hiệp định VN14-P5. Chỉ đạo UBND TP. Hạ Long khẩn trương triển khai thực hiện dự án để đưa dự án vào khai thác sử dụng.

Trường hợp dự án tiếp tục chậm trễ, kéo dài hoặc phải dừng dự án gây thiệt hại cho Nhà nước (các khoản chi phí đã phát sinh nhưng không đạt được kết quả) phải xác định trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan để xử lý theo quy định.

Cùng chuyên mục
  • Bài 2: Chấn chỉnh, phát huy nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước
    một năm trước Kiểm toán
    (BKTO) - Các TĐ, TCT đang nắm giữ khoảng 63% tổng vốn chủ sở hữu của DNNN và khoảng 65% tổng tài sản của DNNN trong cả nước. Nếu nguồn lực này được phát huy sẽ mang lại những kết quả rất quan trọng cho nền kinh tế. Tuy nhiên, cùng với việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước còn nhiều sai sót như kết quả kiểm toán đã chỉ ra thì việc cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước chưa đạt kế hoạch, yêu cầu; một số dự án lớn còn vướng mắc, chưa thể “hồi sinh”… đang cản trở bước tiến của nhiều DNNN.
  • Đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước: Những phát hiện từ Kiểm toán nhà nước
    một năm trước Kiểm toán
    (BKTO) - Ban Kinh tế Trung ương vừa ban hành Kế hoạch sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Là cơ quan kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, qua kết quả kiểm toán Báo cáo tài chính và hoạt động quản lý, sử dụng vốn của các DNNN, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã đưa ra nhiều phát hiện, cảnh báo quan trọng.
  • Sửa đổi Quy chế Kiểm soát chất lượng kiểm toán
    một năm trước Kiểm toán
    (BKTO) - Kiểm toán nhà nước (KTNN) đang lấy ý kiến góp ý trong toàn Ngành đối với Dự thảo Quy chế kiểm soát chất lượng kiểm toán.
  • Không ngừng đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, kiểm toán viên
    một năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cho công chức, kiểm toán viên (KTV) được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác cán bộ và trở thành nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng của Kiểm toán nhà nước (KTNN).
  • Đánh giá rủi ro liên tục: Những lưu ý đối với kiểm toán viên nội bộ
    một năm trước Kiểm toán - Kế toán
    (BKTO) - Đánh giá rủi ro (ĐGRR) liên tục và lặp đi lặp lại tạo ra một vòng phản hồi liên tục, cho phép các tổ chức xác định, phân tích và ứng phó với rủi ro trong thời gian thực. Để áp dụng quy trình này một cách hiệu quả, kiểm toán viên nội bộ cần lưu ý những gì?
Quảng Ninh: Tháo gỡ khó khăn trong thi công các dự án, công trình trọng điểm