Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn

(BKTO) - Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIV, sáng nay (30/10), Quốc hội bắt đầu tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra đến hết ngày 01/11.



                
   

Toàn cảnh Kỳ họp thứ 6- Ảnh: quochoi.vn

   
Phát biểu khai mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn việc thực hiện 6 Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến hết Kỳ họp thứ 4, trong đó có 3 Nghị quyết về giám sát chuyên đề và 3 Nghị quyết về chất vấn.

Các cơ quan liên quan đã tích cực chuẩn bị và gửi đến Quốc hội báo cáo tổng hợp của Chính phủ cùng với 15 báo cáo của các Bộ, ngành, báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; báo cáo tổng hợp các nội dung thẩm tra và 9 báo cáo thẩm tra của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ: các vấn đề, lĩnh vực đã được Quốc hội giám sát chuyên đề, chất vấn tại các kỳ họp này đều là những nội dung quan trọng, được Nhân dân và cử tri quan tâm. Qua các báo cáo và kết quả thực tế cho thấy, việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, từng lĩnh vực có chuyển biến tích cực, thể hiện sự quyết tâm, tinh thần trách nhiệm cao của thành viên Chính phủ và các vị Trưởng ngành, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội.

Những nội dung mà Quốc hội nêu ra trong 6 Nghị quyết đều gắn với yêu cầu của thực tiễn cuộc sống, có những nội dung có thể thực hiện được ngay, nhưng cũng có nhiều nội dung cần phải có thời gian, lộ trình cụ thể để triển khai một cách đồng bộ thì mới có kết quả. Bên cạnh đó, một số nội dung còn chậm được triển khai hoặc triển khai chưa hiệu quả, nên cử tri và Nhân dân vẫn tiếp tục kiến nghị.

Mặc dù, nhiều nội dung đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, xem xét, tuy nhiên, cần thiết phải có sự đánh giá một cách tổng thể để làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, từ đó có giải pháp tháo gỡ kịp thời, nâng cao hơn nữa trách nhiệm thực hiện của các cơ quan chịu sự giám sát. “Đây cũng là thái độ, trách nhiệm của Quốc hội trong việc giám sát đến cùng và cũng thể hiện sự đồng hành với Chính phủ, các ngành trong việc triển khai thực hiện các yêu cầu đã được Quốc hội đề ra trong các Nghị quyết về giám sát, Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn”- Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, tại kỳ họp này, hoạt động chất vấn sẽ không theo nhóm vấn đề như thông lệ, các đại biểu Quốc hội sẽ trực tiếp chất vấn về các nội dung liên quan đến việc thực hiện 06 nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn. Nội dung chất vấn thuộc lĩnh vực nào thì trước tiên trách nhiệm trả lời sẽ do các Bộ trưởng, trưởng ngành chịu trách nhiệm về lĩnh vực đó trực tiếp trả lời. Những vấn đề liên quan đến điều hành chung của Chính phủ thì các Phó thủ tướng phụ trách ngành, lĩnh vực sẽ trả lời làm rõ thêm theo yêu cầu. Riêng đối với lĩnh vực thuộc trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ do Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực trả lời.

Sau phần trả lời chất vấn của các thành viên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ báo cáo làm rõ thêm những nội dung liên quan thuộc trách nhiệm của Chính phủ tại cuối phiên chất vấn.

Phát huy kết quả đạt được tại kỳ họp trước, tại phiên chất vấn này, các đại biểu Quốc hội cũng sẽ nêu chất vấn không quá 1 phút, người trả lời chất vấn trả lời không quá 3 phút đối với mỗi chất vấn của đại biểu và thời gian tranh luận cho mỗi đại biểu là không quá 2 phút.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị các vị đại biểu Quốc hội nêu câu hỏi ngắn gọn, rõ ý, bảo đảm đúng thời gian quy định. Người trả lời cần đi thẳng vào vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm, đồng thời làm rõ trách nhiệm, phương hướng khắc phục trong thời gian tới.

Ngay sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội, Quốc hội đã nghe Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bìnhthay mặt Chính phủ trình bày Báo cáo tổng hợp việc thực hiện các nghịquyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến hết Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình trình bày Báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, chất vấn tại kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí trình bày Báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, chất vấn tại kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.

Tổng Thư ký Quốc hội- Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày Báo cáo tổng hợp nội dung thẩm tra của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội về việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, chất vấn tại kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến hết Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV. Quốc hội cũng sẽ nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải trình bày Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV.

Sau khi nghe các báo cáo, Quốc hội sẽ bước vào chất vấn và trả lời chất vấn.

N. HỒNG
Cùng chuyên mục
  • Cần tiêu chí cụ thể trong xếp hạng ưu tiên và đánh giá hiệu quả đầu tư công
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; xây dựng tiêu chí trong xếp hạng ưu tiên đầu tư, tiêu chí đánh giá hiệu quả của từng dự án... là những giải pháp được các đại biểu Quốc hội đề xuất nhằm khắc phục bất cập, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công...
  • Tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương ngân sách
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Chỉ rõ những bất cập trong công tác quản lý, sử dụng tài chính- NSNN như: thu thiếu bền vững, nợ đọng thuế gia tăng, chi thường xuyên còn lớn... nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cần tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương ngân sách, giảm chi thường xuyên... Đặc biệt, đại biểu Quốc hội Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh) đề nghị Chính phủ cần đổi mới công tác lập dự toán NSNN, đồng thời đánh giá hiệu quả thực hiện quy định chính sách tự kê khai tự nộp thuế của DN và công tác hậu kiểm của cơ quan thuế.
  • Cần có cơ chế mới để siết kẽ hở quản lý trong thực hiện các dự án BT
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Nêu lên nhiều bất cập được KTNN chỉ ra qua kiểm toán các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT (Xây dựng- Chuyển giao), đại biểu Quốc hội Mai Sỹ Diến (Thanh Hóa) đặt câu hỏi: Có nên thực hiện các dự án BT như thời gian vừa qua nữa hay không? Phải chăng cần có cơ chế mới để siết lại kẽ hở quản lý? Đề nghị Chính phủ cân nhắc và báo cáo Quốc hội”.
  • Ông Nguyễn Văn Phụng - Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế DN lớn, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính): Còn nhiều giải pháp để huy động thêm nguồn thu ngân sách…
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Trong nhiều năm qua, nền kinh tế Việt Nam vừa tăng về quy mô, vừa duy trì được tốc độ tăng trưởng tương đối cao và ổn định. Cùng với đó, sự đột phá của khoa học công nghệ cũng tạo ra nhiều điều kiện để phát triển những ngành nghề mới như: kinh tế chia sẻ, kinh tế số… Do vậy, ngân sách quốc gia đã có không ít cơ hội để huy động thêm nguồn thu. Vấn đề bây giờ là làm thế nào để năng lực quản lý có thể bắt kịp với sự phát triển trên?
  • Thành công của Đại hội ASOSAI 14 góp phần nâng cao vị thế, uy tín của KTNN trên trường quốc tế
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Ngày 18/10, tại Hà Nội, KTNN đã tổ chức Hội nghị tổng kết Đại hội Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á lần thứ 14 (Đại hội ASOSAI 14) nhằm tổng kết, đánh giá những kết quả đạt được, rút ra những bài học kinh nghiệm, cũng như kịp thời khen thưởng các tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực, xuất sắc cho công tác chuẩn bị và tổ chức Đại hội.
Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn