Quy định điều kiện phòng cháy, chữa cháy phù hợp với từng loại công trình

(BKTO) - Từ thực tế các vụ cháy xảy ra vừa qua, đại biểu Quốc hội đề nghị Dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) cần quy định yêu cầu, điều kiện phòng cháy, chữa cháy phù hợp với từng loại công trình, nhất là loại hình nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh.

202406190822395101_z5552420548826_b67a49f763c394a692358bc20085adc1.jpg
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang trình bày Tờ trình Dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Ảnh: VPQH

Tình hình cháy, nổ còn diễn biến phức tạp

Sáng 19/6, Chính phủ đã trình Quốc hội Dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày Tờ trình, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang cho biết, việc xây dựng, ban hành Luật PCCC và CNCH là thực sự cần thiết để tiếp tục thể chế hoá quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý về công tác PCCC, CNCH.

Hơn nữa, trong thời gian qua, tình hình cháy, nổ còn diễn biến phức tạp, nhất là tại các thành phố lớn, các khu đô thị tập trung đông dân cư với nhiều loại hình cơ sở mới xuất hiện đã và đang gây ra những thiệt hại về người và tài sản, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, đời sống xã hội, môi trường ổn định để phát triển kinh tế, xã hội…

“Thực tế này đòi hỏi cấp thiết phải tăng cường các giải pháp, biện pháp, yêu cầu để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về PCCC và việc sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về PCCC hiện hành là để kịp thời tạo cơ sở pháp lý nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về PCCC trong thực tiễn” - Bộ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh.

Đồng tình với sự cần thiết ban hành Dự án Luật, Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị Chính phủ căn cứ chủ trương của Đảng, kết hợp tổng kết thực tiễn, nghiên cứu bổ sung các quy định về quy hoạch hạ tầng PCCC trong Dự thảo Luật để quy định nội dung, yêu cầu cụ thể đối với quy hoạch hạ tầng PCCC và mối quan hệ với các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh phù hợp với pháp luật về quy hoạch để bảo đảm tính đồng bộ trong việc bảo đảm các điều kiện về PCCC và CNCH.

Về hoạt động phòng cháy, Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho rằng, Dự thảo Luật cơ bản phù hợp với vị trí, vai trò của các chủ thể trong công tác PCCC, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tuy nhiên đề nghị tiếp tục nghiên cứu làm rõ yêu cầu PCCC đối với từng loại quy hoạch để có giải pháp, thiết kế về PCCC phù hợp với từng loại quy hoạch.

Cùng với đó, xác định rõ hơn cách thức áp dụng tiêu chuẩn, điều kiện đối với từng loại công trình, dự án; tiếp tục đánh giá kỹ tác động của các quy định về điều kiện an toàn PCCC đối với nhà ở, phương tiện giao thông cơ giới và cơ sở; nghiên cứu quy định yêu cầu, điều kiện về PCCC phù hợp với từng loại hình cơ sở trên từng địa bàn, nhất là loại hình nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh.

Cần có điều riêng quy định về phòng cháy đối với nhà ở kết hợp kinh doanh

Chiều cùng ngày, thảo luận ở Tổ về Dự án Luật này, các đại biểu Quốc hội bày tỏ đồng tình về sự cần thiết ban hành Luật PCCC và CNCH.

202406191724411300_z5554285830515_f886f0c5377f1b21115927167bbd9986.jpg
Các đại biểu Quốc hội thảo luận tại Tổ. Ảnh: VIỆT THẮNG

Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Hữu Chính (Đoàn TP. Hà Nội) cho rằng, thực tế chúng ta mới xây dựng các quy định về biện pháp chữa cháy, còn các quy định về phòng cháy như thế nào cho hiệu quả còn chung chung, chưa cụ thể. Theo đại biểu, thực tế các vụ cháy gây chết nhiều người tại các quận Thanh Xuân, Cầu Giấy và Hoàng Mai vừa qua cho thấy, việc “phòng cháy quan trọng hơn chữa cháy” và “phòng cháy phải tốt hơn chữa cháy”.

Theo đại biểu Nguyễn Hữu Chính, công tác PCCC cũng như tuyên truyền về PCCC đòi hỏi sự vào cuộc của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và trách nhiệm mỗi người dân, mỗi gia đình. Cả hệ thống chính trị cần vào cuộc để tuyên truyền, chung tay thì công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ mới hiệu quả.

Đưa ra dẫn chứng trong thời gian qua khá nhiều vụ cháy liên quan đến nhà ở kết hợp kinh doanh gây thiệt hại lớn, đại biểu Thái Thị An Chung (Đoàn Nghệ An) cho rằng, nhiều công trình nhà ở kết hợp với dịch vụ khi chuyển đổi công năng không đảm bảo yêu cầu PCCC và việc khắc phục rất khó khăn.

Đại biểu đề nghị phải có giải pháp ngăn cháy giữa khu vực để ở và khu vực kinh doanh. Dự thảo Luật cần nghiên cứu và tách thành điều khoản riêng quy định về phòng cháy đối với nhà ở kết hợp kinh doanh.

chung.jpg
Đại biểu Quốc hội Thái Thị An Chung phát biểu thảo luận. Ảnh: VIỆT THẮNG

“Cần làm rõ nhà ở nào có thể được kết hợp kinh doanh, dịch vụ kinh doanh là dịch vụ nào có thể được kết hợp với nhà ở, dịch vụ nào không thể kết hợp; đồng thời khu dân cư nào được bố trí nhà ở kết hợp kinh doanh, khu dân cư nào không thể bố trí được. Như thế mới góp phần phòng ngừa xảy ra cháy ở các nhà ở và khu dân cư” - đại biểu Thái Thị An Chung nói.

Đại biểu Lê Minh Nam (Đoàn Hậu Giang) thì đề nghị cần xem lại thời gian vừa qua thì nguyên nhân cháy nổ, nguyên nhân xảy ra các sự cố cần phải CHCN nằm ở đâu, qua đó, để thấy rõ hơn những vấn đề cần phải tập trung quan tâm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho công tác này.

Nhiều đại biểu đã phân tích, vấn đề cháy thường hay xảy ra ở khu chung cư, cháy ở khu người dân hoặc cháy ở các doanh nghiệp tiềm ẩn rủi ro cao. “Vì vậy, chúng ta nên đưa nhóm đối tượng này vào nhóm đối tượng phải quan tâm hơn, đưa ra các quy định kiểm soát ngay từ đầu và làm sao vừa phòng ngừa, hạn chế cả vấn đề xảy ra cũng như bố trí các điều kiện để hạn chế tổn thất nếu xảy ra sự cố"- đại biểu Lê Minh Nam đề xuất.

Cùng chuyên mục
  • Hoàn thiện hai nghị định quan trọng về phát triển điện mặt trời
    5 tháng trước Pháp luật
    (BKTO) - Sáng 19/6, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo dự thảo Nghị định quy định về: Cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA); cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.
  • Trình Quốc hội cho phép thi hành Luật Đất đai sớm hơn 5 tháng
    5 tháng trước Pháp luật
    (BKTO) - Chính phủ chính thức trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2024 thay vì 01/01/2025.
  • Quy định cụ thể về kiểm toán tài chính công đoàn
    5 tháng trước Pháp luật
    (BKTO) - Đại biểu Quốc hội Phạm Thúy Chinh đề nghị, Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) cần bổ sung quy định, hằng năm, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài chính công đoàn với Quốc hội tại kỳ họp cuối năm, Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán tài chính công đoàn theo quy trình và khung thời gian đồng thời với kiểm toán ngân sách nhà nước.
  • Đại biểu Quốc hội đề nghị duy trì đóng 2% phí công đoàn
    5 tháng trước Pháp luật
    (BKTO) - Theo đại biểu Quốc hội, việc thu kinh phí Công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) là phù hợp. Đây là điều kiện tiên quyết để Công đoàn chủ động, độc lập hơn trong tổ chức và hoạt động tại cơ sở; góp phần thực hiện tốt hơn chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ người lao động.
  • Thúc đẩy xã hội hóa hoạt động công chứng
    5 tháng trước Pháp luật
    (BKTO) - Để thúc đẩy mạnh mẽ chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, đại biểu Quốc hội đề nghị, Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) không nên quy định điều kiện thành lập Văn phòng công chứng bắt buộc phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên.
Quy định điều kiện phòng cháy, chữa cháy phù hợp với từng loại công trình