Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng là động lực phát triển hàng đầu của cả nước

(BKTO) - Khung định hướng Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là cơ sở tiến tới xây dựng Quy hoạch vùng theo hướng sắp xếp, định vị lại không gian phát triển, tạo động lực mới, không gian mới, đưa các địa phương trong vùng phát triển nhanh, bền vững.

0.jpg
Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng là động lực phát triển hàng đầu của cả nước. Ảnh minh họa

Chủ trì cuộc họp về Dự thảo báo cáo Khung định hướng Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Nguyễn Chí Dũng cho biết, theo định hướng phát triển tại Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị, vùng Đồng bằng sông Hồng là động lực phát triển hàng đầu, có vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt khoảng 9%/năm.

Đồng thời, tập trung phát triển các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ hiện đại, phát huy vai trò trung tâm đào tạo nhân lực chất lượng cao dẫn đầu cả nước, xây dựng các trung tâm đổi mới sáng tạo, đi đầu trong phát triển khoa học, công nghệ.

Theo ông Nguyễn Văn Vịnh - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ KHĐT), trong giai đoạn vừa qua, vùng Đồng bằng sông Hồng luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh, đi đầu trong công nghiệp hóa - hiện đại hóa, kết cấu hạ tầng vùng đã được đầu tư phát triển mạnh.

Giai đoạn 2011-2020, tăng trưởng kinh tế của vùng bình quân đạt 8,02%/năm (cả nước đạt 5,95%/năm); tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân 8,6%/năm, riêng năm 2022 đạt 1.123 tỷ đồng, chiếm 33,8% cả nước.

GRDP bình quân đầu người của vùng là 123 triệu đồng, gấp 1,28 lần bình quân cả nước (96,1 triệu đồng). Quy mô dân số của vùng lớn nhất cả nước và đang trong thời kỳ “dân số vàng”. Năm 2022, vùng có 11,4 triệu lao động, chiếm 52,2% tổng dân số.

Tuy nhiên, vùng Đồng bằng sông Hồng đang đối mặt với nhiều vấn đề cần giải quyết như: tăng trưởng chưa dựa vào tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; chưa sẵn sàng cho tận dụng hiệu quả các cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0); chưa phát huy, khai thác tốt các tiềm năng, nguồn lực văn hóa, xã hội cho phát triển kinh tế - xã hội.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tổng thể có kết quả, nhưng còn chậm; chuyển dịch cơ cấu nội ngành còn chưa mạnh và rõ nét; chưa hình thành được những chuỗi giá trị và các cụm liên kết ngành; bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, môi trường không khí tại nhiều đô thị lớn vẫn tiếp tục bị ô nhiễm...

Tốc độ đô thị hóa diễn ra chậm so với tốc độ mở rộng không gian đô thị; mật độ kinh tế đô thị còn thấp; cơ sở vật chất, đặc biệt là kết cấu hạ tầng được cải thiện nhưng còn chưa đồng bộ, làm giảm hiệu quả.

Sự liên kết liên tỉnh, thành phố trong bố trí phát triển, tổ chức không gian còn chưa rõ; còn có khoảng cách phát triển lớn giữa các tiểu vùng và các địa phương.

Do đó, để vùng phát triển bứt phá, dẫn dắt, lan tỏa, hỗ trợ cho các vùng xung quanh và đóng góp chung cho cả nước, cũng như đóng góp xứng đáng hơn với vai trò, vị thế, tiềm năng của vùng, đòi hỏi phải có tư duy, cách tiếp cận mới.

1.jpg
Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: MPI

Vì vậy, Dự thảo báo cáo Khung định hướng Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được khẩn trương hoàn thiện. Trong đó nêu rõ 4 điểm nghẽn chính và đưa ra yêu cầu mới đối với phát triển vùng.

Mục tiêu tổng quát đến năm 2030 phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng nhanh, bền vững, có cơ cấu kinh tế hợp lý, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc; tập trung phát triển công nghiệp, dịch vụ hiện đại và nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, xanh, tuần hoàn có giá trị kinh tế cao.

Đồng thời trở thành trung tâm giáo dục, đào tạo nhân lực chất lượng cao của cả nước; đi đầu về phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, xã hội số; có hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, đô thị thông minh, có tính kết nối cao; tình trạng ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông và ngập úng cơ bản được giải quyết…; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước, phấn đấu ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực.

Tham gia ý kiến tại cuộc họp, các chuyên gia đánh giá, dự thảo Khung định hướng quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng đã bao quát khá toàn diện các điều kiện, yếu tố phát triển đặc thù của vùng về các yếu tố, điều kiện tự nhiên; điều kiện, yếu tố kinh tế - xã hội; quán triệt được quan điểm phát triển vùng theo Nghị quyết số 30-NQ/TW…

Các đại biểu cũng tập trung cho ý kiến vào các nội dung cụ thể của Dự thảo Khung định hướng và cho rằng, cần xác định rõ kịch bản tổ chức không gian; yêu cầu đột phá về thể chế, chính sách để thu hút đầu tư, sử dụng hiệu quả nguồn lực; nhu cầu về phát triển kết cấu hạ tầng… theo 2 tiểu vùng để thực hiện mục tiêu đề ra.

Yêu cầu Ban soạn thảo tiếp thu những ý kiến đóng góp, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị cần khẩn trương hoàn thiện Báo cáo Khung định hướng trong tháng 8 để sớm tiến tới xây dựng, hoàn thiện các quy hoạch vùng, trong đó có vùng Đồng bằng sông Hồng để đóng góp chung vào sự phát triển của đất nước.

Cùng chuyên mục
  • Giám sát có trọng tâm, trọng điểm để “gỡ khó” cho thị trường bất động sản và nhà ở xã hội
    8 tháng trước Đầu tư
    (BKTO) - Cùng với các dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 6 tới, chuyên đề giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” được kỳ vọng sẽ góp phần tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản và nhà ở xã hội trong thời gian tới.
  • PV GAS lần thứ 11 liên tiếp được Forbes Việt Nam vinh danh “Top50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2023”
    8 tháng trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Chiều 17/8/2023, tại Tp. Hồ Chí Minh, tạp chí Forbes Việt Nam phối hợp cùng các đối tác đã tổ chức sự kiện thường niên Diễn đàn Kinh doanh và Lễ vinh danh 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2023. Theo đó, PV GAS vinh dự được Forbes vinh danh “Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2023” và đứng thứ 4 trong số các công ty đạt doanh thu và lợi nhuận tốt nhất. Đây là năm thứ 11 liên tiếp, PV GAS xuất sắc có mặt trong danh sách các công ty hàng đầu Việt Nam.
  • 8 nhóm giải pháp phát triển PVN thành tập đoàn năng lượng hàng đầu
    8 tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Tại Hội nghị Cán bộ quản lý và Người đại diện năm 2023 do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vừa tổ chức, Tổng Giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng cho biết, sau 7 năm thực hiện Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị về chiến lược phát triển của PVN, một số nhóm vấn đề khó khăn, thách thức đã được giải quyết. PVN cũng tận dụng được các cơ hội thông qua việc tập trung nguồn lực một cách có trọng tâm.
  • Hải Dương xây dựng nền nông nghiệp xanh an toàn, bền vững
    8 tháng trước Địa phương
    (BKTO) - Phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ đang là xu thế chung của ngành nông nghiệp nói chung và nông nghiệp tại Hải Dương nói riêng.
  • Cổ phiếu DPM của PVFCCo lọt Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2023
    8 tháng trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh doanh 2023 do Tạp chí Forbes Việt Nam tổ chức, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - PVFCCo (mã chứng khoán: DPM) tiếp tục được vinh danh trong “Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2023”.
Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng là động lực phát triển hàng đầu của cả nước