Sẵn sàng đáp ứng với các tình huống dịch bệnh trong thời gian nghỉ lễ

(BKTO) - Bộ Y đề nghị các địa phương tăng cường công tác phòng, chống dịch trước, trong và sau dịp nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương, Ngày 30/4-01/5/2023, không để dịch bùng phát.

info1thong-diep-moi-2k-1681445294728299299824.jpg
Người dân cần tiêm vắc xin Covid-19 theo hướng dẫn và thực hiện tốt Thông điệp 2K trong phòng, chống dịch.
Nguồn: Bộ Y tế

Ngày 28/4, Bộ Y tế đã có Văn bản gửi UBND tỉnh, thành phố phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch trước, trong, sau dịp nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương, Ngày 30/4-01/5.

Theo đó, Bộ Y tế nêu rõ, trong tháng 4/2023, một số bệnh truyền nhiễm gây dịch nguy hiểm đã được ghi nhận số mắc gia tăng mạnh so với 3 tháng đầu năm như Covid-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng.

Hiện nay hầu hết các nước đã mở cửa, nới lỏng toàn bộ các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Cùng với đó, nhu cầu giao thương, du lịch của người dân sau 3 năm đại dịch gia tăng rất lớn (nhất là trong thời gian nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương, Ngày 30/4-01/5) gây nguy cơ cao lây lan dịch bệnh truyền nhiễm.

Để tăng cường công tác phòng, chống dịch trước, trong và sau dịp nghỉ lễ, không để dịch bùng phát, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt, triển khai hiệu quả Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình phòng, chống dịch Covid-19 và thực hiện nghiêm việc thường xuyên cập nhật, đánh giá cấp độ dịch theo Nghị quyết số 128/NQ-CP, Quyết định số 218/QĐ-BYT của Bộ Y tế về hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” để kịp thời áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp theo cấp độ dịch; Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023 ban hành kèm Quyết định số 1331/QĐ-BYT ngày 10/3/2023.

Đồng thời, chú trọng triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó tiếp cận dịch vụ y tế, vùng đồng bào dân tộc sinh sống, khu vực di biến động về dân cư và nơi có tỷ lệ tiêm chủng chưa cao.

Các địa phương cần có phương án cụ thể sẵn sàng đáp ứng với các tình huống dịch bệnh trên địa bàn trước, trong và sau thời gian nghỉ lễ; tổ chức thường trực phòng, chống dịch tại tất cả các tuyến, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể.

Cùng với đó, chủ động công tác giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn; tăng cường giám sát tại các cửa khẩu, trong các cơ sở y tế và tại cộng đồng để phát hiện sớm và xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng; báo cáo kịp thời và triển khai ngay các biện pháp ứng phó khi dịch có nguy cơ bùng phát trên địa bàn.

Các địa phương phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế để chủ động phát hiện sớm các biến thể mới của vi rút; bảo đảm năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tăng cường các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh trong bệnh viện, chú trọng bảo vệ người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao (như phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người cao tuổi...).

Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong việc bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng; thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và khuyến cáo người dân thực hiện tốt thông điệp 2K (khẩu trang, khử khuẩn) + vắc xin + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác; huy động sự tham gia của chính quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể để triển khai quyết liệt việc rà soát, vận động các đối tượng tham gia tiêm chủng, nhất là với các nhóm có nguy cơ cao…

Cùng chuyên mục
  • Cải thiện các điều kiện làm việc an toàn cho người lao động
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Sáng 27/4, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) - Cơ quan thường trực Hội đồng quốc gia về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) - tổ chức Đối thoại định kỳ năm 2023. Đây là hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày thế giới về ATVSLĐ (28/4) và là một trong những điểm nhấn trong Tháng hành động quốc gia về ATVSLĐ.
  • Tăng cường đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ để thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp
    một năm trước Xã hội
    Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị triển khai “Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành NN&PTNT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với chủ đề: Khơi nguồn tri thức Việt vì khát vọng Nông nghiệp Việt.
  • Phát triển du lịch nông thôn, phát huy thế mạnh vùng và cải thiện sinh kế cho người dân
    một năm trước Xã hội
    Trong bối cảnh ngành du lịch mở cửa sau những tác động của đại dịch với những thay đổi trong thói quen tiêu dùng và đi lại của du khách, du lịch nông thôn được đánh giá là lựa chọn mới phù hợp với tình hình hiện nay. Phát triển du lịch nông thôn cũng là định hướng được Chính phủ xác định để từ đó phát huy tiềm năng, thế mạnh của nông nghiệp, nông thôn, gắn với cải thiện sinh kế cho người dân, hướng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
  • Phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2023
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Chiều 27/4, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân - Tháng hành động An toàn, vệ sinh lao động năm 2023. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ phát động.
  • Sa Pa (Lào Cai) – Điểm đến hút khách dịp nghỉ lễ
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Do kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài, dự báo thu hút lượng khách trong và ngoài nước đông nhất trong năm. Đón bắt thời cơ này, thị xã Sa Pa đã chủ động xây dựng và tổ chức các sự kiện du lịch gắn với các hoạt động văn hóa, thể thao nhằm phục vụ tốt nhất du khách, hướng tới kỷ niệm 120 năm du lịch Sa Pa.
Sẵn sàng đáp ứng với các tình huống dịch bệnh trong thời gian nghỉ lễ