Sáng ngời tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh qua ảnh

(BKTO) - Hơn 50 bức tranh về Bác Hồ được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam là những nét đẹp sáng ngời về hình ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuộc đời, tấm gương đạo đức của Hồ Chủ tịch luôn sống mãi trong trái tim mỗi người dân Việt Nam và trong trái tim bạn bè quốc tế.

z5449182421210_ce6ebca194a20b4a91b1a3c9cd9d09a9(1).jpg
Những hình ảnh đẹp, vô cùng giản dị về Chủ tịch Hồ Chí Minh được trưng bày tại triển lãm. Ảnh: N.Lộc

Ngày 17/5, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khai mạc triển lãm “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ”, nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024).

Phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, TS. Nguyễn Anh Minh cho biết, trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh có thời gian sống và hoạt động ở Thái Lan từ tháng 7/1928 đến 11/1929 với mục đích "đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập".

z5449182401436_388ef97738e8096bcc4ce0f373e87d06(1).jpg
Đông đảo công chứng, du khách tham quan triển lãm. Ảnh: N.Lộc

Tại đây, Người chủ trương mở rộng tổ chức, củng cố cơ sở quần chúng của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên nhằm làm cho người Thái có cảm tình hơn nữa với cách mạng Việt Nam, với người dân Việt Nam trong đó có kiều bào ta.

Mặt khác, Người còn giáo dục Việt kiều tôn trọng phong tục tập quán của người Thái, vận động mọi người vừa học chữ Thái, chữ Việt, nói tiếng Việt. Cùng với việc xây dựng tổ chức, Bác còn dành nhiều thời gian dịch sách lý luận làm tài liệu tuyên truyền, huấn luyện cho cán bộ Việt Nam đang hoạt động, giúp Việt kiều cải thiện đời sống sinh hoạt... chính vì vậy, Người đã được bà con người Việt, người Thái yêu mến, che chở, giúp đỡ, đùm bọc.

z5449182381209_3f17ed8cbb2dcc83ef3f76d93ba9f108(1).jpg

Cuộc đời, tấm gương đạo đức của Người luôn sống mãi trong mỗi người dân Việt Nam, dù sinh sống trong nước hay đang ở nước ngoài

TS. Nguyễn Anh Minh

Triển lãm “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ” giới thiệu 55 bức tranh do họa sĩ Việt kiều Đào Trọng Lý sáng tác về Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kiệt xuất, Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Danh nhân văn hóa thế giới.

Xuất phát từ tấm lòng ngưỡng mộ và tình cảm kính yêu đối với Bác Hồ, với quê hương, đất nước, từ năm 2018 khi chuyển sang quản lý Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại tỉnh NakhonPhanom, họa sĩ Đào Trọng Lý (từng được tặng thưởng Huy chương Kháng chiến hạng Nhì vì có nhiều đóng góp cho cách mạng) bắt đầu vẽ Bác theo tâm thức của mình và dựa một phần vào những tư liệu, hình ảnh tìm kiếm được.

Trong tranh của Đào Trọng Lý, cuộc đời hoạt động của Bác Hồ, từ những ngày đầu ra đi tìm đường cứu nước, đến những dấu mốc quan trọng của lịch sử cách mạng Việt Nam luôn gắn liền với hình ảnh vị lãnh tụ kiệt xuất nhưng bình dị, chan hòa tình yêu thương dành cho nhân dân Việt Nam và nhân dân trên toàn thế giới.

"Cuộc đời, tấm gương đạo đức của Hồ Chủ tịch luôn sống mãi trong trái tim mỗi người dân Việt Nam, dù trong nước hay đang sinh sống ở nước ngoài, và trong trái tim bạn bè quốc tế" - họa sĩ Đào Trọng Lý cho biết. 

z5449182389627_a374329d822edd29be26c531bc98005d.jpg
Kết thúc triển lãm, 55 bức tranh sẽ được họa sĩ Đào Trọng Lý dành tặng Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Triển lãm “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ” thể hiện tinh thần yêu nước, tấm lòng tôn kính Chủ tịch Hồ Chí Minh của cộng đồng Việt kiều nói chung, cộng đồng Việt Kiều tại Vương quốc Thái Lan, cộng đồng Việt kiều tỉnh NakhonPhanom và cá nhân Họa sĩ Đào Trọng Lý nói riêng tưởng nhớ và biết ơn công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Triển lãm đã thu hút đông đảo công chúng, du khách tham quan. 

z5449182417716_90204a260a25f2baf08a1cf78d4c011e.jpg
Những hình ảnh về Bác tại triển lãm

“Đây cũng là cơ hội để công chúng trong nước và quốc tế hiểu thêm về cuộc đời bình dị, về tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người, qua đó góp phần giáo dục các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau không ngừng học tập và noi gương Bác” - Giám đốc Bảo tàng Nguyễn Anh Minh cho biết.

Kết thúc triển lãm, 55 bức tranh sẽ được họa sĩ Đào Trọng Lý dành tặng Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Những hình ảnh ấn tượng tại triển lãm.

tp-10-2504.jpg
Tranh sơn dầu trên vải vẽ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà cách mạng Phạm Văn Đồng (thứ hai từ phải sang), Võ Nguyên Giáp và Trường Chinh sau giờ họp Hội nghị T.Ư lần thứ VI (7/1954).
bac-ho1.jpg
bac-ho.jpg
z5449182428320_bbc8341073bec7d6cf733d2ee3c0107b.jpg
bac-ho2.jpg
3.jpeg
z5449182398635_8c78f1bc9ae5bf93dd452c8604457f05.jpg
Du khách nước ngoài tham quan triển lãm... 
z5449182437298_790b18560e809f7802d28c332845a233.jpg
z5449182410636_47b8b531cdc410b07cdb05a4ae1cef81.jpg
z5449182405196_34a9df1e977a0373859bfa45d07e7680.jpg
Cùng chuyên mục
  • Trung ương giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội
    6 tháng trước Chính trị
    (BKTO) - Ngày làm việc đầu tiên của Hội nghị Trung ương (T.Ư) 9 khóa XIII, T.Ư đồng ý để đồng chí Trương Thị Mai thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác; giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội; bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị…
  • Khai mạc Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII
    6 tháng trước Chính trị
    (BKTO) - Sáng 16/5, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương (T.Ư) Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị.
  • Mốc son lịch sử của nền ngoại giao Việt Nam
    6 tháng trước Chính trị
    (BKTO) - Ngày 21/7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam đã được ký kết, mở ra một trang mới trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta. Trải qua 70 năm, những bài học từ đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Giơ-ne-vơ vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa”
    7 tháng trước Công tác xây dựng Đảng
    (BKTO) - Đạo đức cách mạng là một trong những vấn đề có tính cốt tử của Đảng Cộng sản Việt Nam và đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng luôn coi trọng ý nghĩa, sức mạnh to lớn của đạo đức cách mạng. Trong bài “Đạo đức cách mạng” đăng trên Tạp chí Học tập số 12/1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ vẻ vang”.
  • Nhiều tồn tại, hạn chế kéo dài trong thực hành tiết kiệm chống lãng phí
    7 tháng trước Chính trị
    (BKTO) - Dù có nhiều chuyển biến song công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) trên các lĩnh vực vẫn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế, lãng phí, là nguy cơ dẫn đến tham nhũng, tiêu cực.
Sáng ngời tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh qua ảnh