Sau sự cố xả thải của Formosa: Biển miền Trung đã thực sự an toàn?

(BKTO) - Sáng 22/8, tại QuảngTrị, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã tổ chức Hội nghị công bố hiệntrạng môi trường biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế, sau sự cố xả thải ra môitrường biển của Công ty Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Những thông tinban đầu từ Hội nghị tương đối lạc quan, nhìn chung những báo cáo củacác chuyên gia đưa ra cho thấy một “bức tranh” môi trường biển đang dầnhồi phục. Tuy nhiên, nhiều ý kiến còn tỏ ra băn khoăn khi cho rằng, kết luậndo Bộ TN&MT công bố còn mang tính chung chung, chưa rõ ràng.



Nước biển đủ điều kiện để tắm và nuôi, trồng thủy sản

Tháng 4 năm nay, sau khi xảy ra sự cố môi trường nghiêm trọng làm cá biển chết hàng loạt tại các tỉnh Bắc Trung Bộ, các Bộ, ban ngành đã vào cuộc để tìm nguyên nhân. Ngày 28/6 vừa qua, Công ty Formosa đã nhận trách nhiệm xả thải ra môi trường, chấp nhận đền bù thiệt hại và công khai xin lỗi nhân dân cả nước. Bộ TN&MT đã huy động lực lượng tham gia tìm nguyên nhân, Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam cũng vào cuộc để quan trắc môi trường biển.


Hội nghị công bố hiện trạng môi trường biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế,Ảnh: TK
Tại hội nghị, GS.TS Mai Trọng Nhuận - Đại học Quốc gia Hà Nội, đại diện nhóm các nhà khoa học đã thông báo kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung. Theo đó, nhóm chuyên gia đã sử dụng nhiều cách tiếp cận và phương pháp đánh giá, trong đó có việc lấy mẫu nước, mẫu trầm tích, mẫu mảng bám keo tụ... Đại diện tất cả các mẫu được phân tích trong phòng thí nghiệm, từ đó có kết quả đánh giá bước đầu. Cụ thể, về chất lượng nước biển, các thông số đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN10 MT:2015/BTNMT về PH, tổng số chất rắn... Hàm lượng Xyanua giảm dần từ tháng 5 đến tháng 6 ở Quảng Bình rồi giảm dần ở cuối Thừa Thiên - Huế. Hàm lượng Phenol trong nước tháng 5 cao, tập trung từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình, đến tháng 6, Phenol phân tán và chuyển dịch sang Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, đến nay thì giảm dần.
Chất lượng nước biển có thông số nằm trong giới hạn cho phép, các bãi tắm đều đạt quy chuẩn. Tổng Phenol trong trầm tích từ tháng 5 phân bố ở khu vực giáp ranh giữa Quảng Bình và Quảng Trị. Sau đó, hàm lượng Phenol phân bố ở Quảng Bình, Thừa Thiên Huế và có xu hướng giảm dần. Đến thời điểm này, chất lượng nước biển an toàn, chất lượng trầm tích nằm trong giới hạn cho phép. Nhưng ở vùng Sơn Dương (Hà Tĩnh), một số vùng ở Quảng Bình gần bờ biển tập trung cao Phenol và xyanua vẫn cần được giám sát chặt chẽ.

Về mảng keo tụ, trong các khu vực có rạn san hô và rạn đá ngầm được khảo sát trong tháng 6 vẫn còn hiện tượng lớp màng màu vàng bám trên bề mặt. Hệ sinh thái rạn san hô vào tháng 4, tháng 5 chết trắng, sau đó dần khôi phục và xuất hiện rong phủ tốt hơn. Theo đánh giá, 100% rạn san hô có dấu hiệu bị tẩy trắng một số vùng, nhưng sau đó có phục hồi. Đến thời điểm này không còn hiện tượng san hô chết hàng loạt như cuối tháng 4 và đầu tháng 5.

Trên cơ sở kết quả đánh giá hiện trạng, diễn biến và mức độ ô nhiễm môi trường biển các hệ sinh thái 4 tỉnh miền trung cho thấy, các thông số đặc trưng môi trường biển, trầm tích ở phần lớn các khu vực đã nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, một số khu vực có dòng xoáy cục bộ (Sơn Dương, phía đông Nhật Lệ - Quảng Bình, Hòn Sơn Chà - Thừa Thiên - Huế) có khả năng phân tán các chất trong nước, nên cần theo dõi chặt chẽ.

An toàn hải sản bao giờ được công bố?

Về chất lượng hải sản đánh bắt, theo kết quả kiểm nghiệm đánh giá mức độ an toàn của mẫu hải sản cho thấy, hàm độ một số chất ô nhiễm giảm dần theo thời gian.

Tuy nhiên, một số ý kiến đã tỏ rõ sự băn khoăn với các nội dung của bản kết luận phân tích kết quả quan trắc. Lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế nêu thắc mắc trong kết luận có nói môi trường có cơ chế tự phục hồi, vậy việc phục hồi sau ô nhiễm là do bay hơi, hòa tan hay phát tán? Ngoài ra, với kết luận ngưỡng giá trị các độc tố như phenol, xyanua theo tiêu chuẩn Việt Nam thì chưa có nhưng vẫn khẳng định nằm trong giới hạn cho phép, vậy giới hạn này là bao nhiêu?

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Lê Minh Ngân, cho rằng tại kết luận có lưu ý khu vực cách bờ 1,5 km thuộc Sơn Dương với diện tích khoảng 300 km2, cửa Nhật Lệ (330 km2), hòn Sơn Chà (160 km2), do chịu tác động của dòng xoáy cục bộ, có một số thông số môi trường cao hơn so với các khu vực khác nhưng nằm trong giới hạn cho phép. Như vậy, cá biển người dân đánh bắt ở những khu vực này đã ăn được chưa? Câu hỏi này đã đặt ra nhiều lần, hỏi nhiều người và đến thời điểm này vẫn chưa có câu trả lời.

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho biết, tới đây, các nhà khoa học sẽ xác định cụ thể địa danh, vùng biển an toàn để người dân nắm rõ, phục vụ cho việc đánh bắt thủy hải sản, du lịch tắm biển và các hoạt động thể thao. Về bơi lội, tắm biển và nuôi trồng thủy sản, dưới góc độ khoa học cho thấy an toàn tuyệt đối, trừ các vùng biển mà các chuyên gia đã đưa ra khuyến cáo. Riêng vấn đề an toàn hải sản, cần phải chờ đánh giá từ Bộ Y tế dựa trên các kết quả chính xác, khoa học, dựa trên các quy chuẩn nên cần có thời gian để báo cáo cụ thể.

LÊ HÒA
Cùng chuyên mục
  • Xóa bỏ quy định bất cập trong đầu tư, kinh doanh
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Xuất phát từ những bất cập trong thực tiễn, việc đềxuất và thực hiện sửa đổi, bổ sung các luật về đầu tư, kinh doanh được nhiềuchuyên gia đánh giá rằng đây là một sáng kiến cải thiện môi trường kinh doanh,nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia rất đáng hoan nghênh.
  • AEC đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Nhằm hướng tới mục tiêu hội nhập sâu rộng hơn, các nhà lãnh đạo ASEANđã thông qua Kế hoạch Tổng thể xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đến năm2025 với 5 đặc trưng: một nền kinh tế hội nhập cao và gắn kết; một ASEAN cạnhtranh, đổi mới và năng động; nâng cao kết nối và hợp tác chuyên ngành; mộtASEAN có sức bật, phát triển toàn diện, hướng tới con người và lấy con ngườilàm trung tâm; một ASEAN toàn cầu.
  • Cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Thời gian qua, vấn đề được nhiều lãnh đạo cao cấp cũng như các chuyêngia, nhà nghiên cứu nhấn mạnh là phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranhquốc gia để phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững. Trong các yếu tố cấuthành nên năng lực cạnh tranh quốc gia thì việc xây dựng và hoàn thiện chínhsách cạnh tranh là một yếu tố nền tảng đảm bảo cho nền kinh tế phát triển hiệuquả.
  • Nhiều bất cập trong quản lý đầu tư khai thác khoáng sản
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Nhiều chuyên gia cho rằng, ngành khaikhoáng Việt Nam tiềm ẩn nhiều rủi ro từ sự bất cập của chính sách, quy hoạch vàviệc quá ưu ái cho doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Điều nàykhông chỉ gây lãng phí tài nguyên quốc gia mà còn làm giảm hiệu quả thu ngânsách.
  • Thách thức đối với tăng trưởng kinh tế
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Theo dự báo của các chuyên gia Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trungương (CIEM), tăng trưởng kinh tế quý III/2016 của Việt Nam có thể đạt mức6,14%. Dự báo này được đưa ra dựa trên đánh giá của các cơ quan tổ chức vềtriển vọng kinh tế thế giới, cũng như khả năng sử dụng một số công cụ chínhsách kinh tế trong nước.
Sau sự cố xả thải của Formosa: Biển miền Trung đã thực sự an toàn?