Xóa bỏ quy định bất cập trong đầu tư, kinh doanh

(BKTO) - Xuất phát từ những bất cập trong thực tiễn, việc đềxuất và thực hiện sửa đổi, bổ sung các luật về đầu tư, kinh doanh được nhiềuchuyên gia đánh giá rằng đây là một sáng kiến cải thiện môi trường kinh doanh,nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia rất đáng hoan nghênh.




Điểm danh hàng loạt bất cập

Tại Hội thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật về đầu tư, kinh doanh do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức mới đây, các đại biểu đã điểm danh hàng loạt những quy định bất cập trong các văn bản luật về đầu tư, kinh doanh hiện hành.

Việc thu hồi dự án chậm tiến độ bị vướng do xung đột giữa quy định của Luật Đầu từ và Luật Đất đai. Ảnh :TK
Ông Nguyễn Phương Bắc - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế - xã hội nhận định: một số quy định trong Luật Doanh nghiệp hiện hành chưa cụ thể, chưa rõ ràng, chưa có sự tương thích với các luật có liên quan như chứng khoán, bảo hiểm, luật sư, công chứng…

Đối với những quy định của Luật Đầu tư, theo ông Phan Đức Hiếu - Phó Viện trưởng CIEM, các vấn đề bất cập không phải là mới, trừ vấn đề chấp thuận chủ trương đầu tư đã được luật hóa bằng quyết định chủ trương, còn một số thủ tục vẫn có sự trùng lặp, hoặc về bản chất là giống nhau. Do đó, đối với dự án cụ thể liên quan đến đất đai, xây dựng, môi trường thì nhà đầu tư vẫn phải thực hiện nhiều lần, lặp đi lặp lại, gây tốn kém, kéo dài thời gian và chứa đựng nhiều rủi ro.

Cụ thể hơn, kết quả nghiên cứu rà soát một số luật liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh (Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản…) do USAID và CIEM phối hợp thực hiện đã chỉ rõ sự chồng chéo, cũng như khoảng trống trong các quy định pháp luật liên quan đến việc hình thành và thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất. “Do sự xung đột giữa quy định của Luật Đầu tư và Luật Đất đai liên quan đến việc chấm dứt dự án nên nhiều địa phương lúng túng không biết thực hiện như thế nào. Nhiều dự án đã ban hành quyết định chấm dứt hoạt động do vi phạm thời hạn triển khai dự án theo Luật Đầu tư nhưng không thể thu hồi đất vì vướng quy định của Luật Đất đai cho phép nhà đầu tư gia hạn thời gian sử dụng đất thêm 24 tháng” - đây là một trong số hàng chục vấn đề bất cập lớn được nêu ra trong Báo cáo nghiên cứu.

Bên cạnh đó, còn nhiều quy định chưa hợp lý khác được các nhà nghiên cứu chỉ ra như thủ tục giới thiệu địa điểm xây dựng không tương thích giữa Luật Xây dựng, Luật Nhà ở và Luật Đầu tư; thủ tục xác định nhu cầu sử dụng đất cũng không thống nhất về thời điểm thẩm định giữa các văn bản thi hành pháp luật; thủ tục đánh giá tác động môi trường thì không thống nhất giữa Luật Đầu tư và Luật Bảo vệ môi trường…

Hoàn thiện luật để tạo thuận lợi cho nhà đầu tư

Sau hơn một năm triển khai, Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp đã được ghi nhận về cơ bản đã bắt đầu đi vào cuộc sống, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thông thoáng và an toàn hơn. Tuy nhiên, để khắc phục hàng loạt những bất cập đang tồn tại, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan và các địa phương xây dựng Đề án Luật sửa đổi, bổ sung các luật về đầu tư, kinh doanh.

Nhằm xóa bỏ các rào cản, loại bỏ bất cập, nhất là bất cập khi triển khai dự án liên quan nhiều luật như Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư, Luật Đất đai…, tạo thuận lợi cho DN đầu tư, kinh doanh, ông Phan Đức Hiếu cho biết: Đề án Luật sửa đổi, bổ sung các luật về đầu tư, kinh doanh sẽ tập trung vào sửa đổi các quy định của luật từ gốc, chứ không sửa các quy định nằm ở các nghị định hay thông tư.

Theo cách tiếp cận này, có 2 cách để thực hiện sửa đổi, bổ sung luật. Thứ nhất là sửa đổi, bổ sung những quy định không rõ ràng nhìn dưới góc độ của từng luật. Thứ hai là sửa đổi, bổ sung nhìn dưới góc độ tổng quan toàn bộ quy trình triển khai thực hiện dự án của DN trên một hệ quy chiếu để chỉ ra những điểm chưa hợp lý trong các quy định của từng luật.

Đề cập đến sự chồng chéo giữa Luật Đầu tư và Luật Nhà ở, ông Nguyễn Mạnh Hiển - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, đề xuất bỏ thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư tại Luật nhà ở, tất cả các dự án đều xin quyết định chủ trương theo Luật đầu tư, cơ quan quản lý đầu tư sẽ tham vấn ý kiến của các cơ quan có liên quan (Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường...) trước khi trình UBND tỉnh ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư.

Liên quan đến sự chồng chéo trong thủ tục xin phép chuyển nhượng dự án bất động sản, ông Hiển cho rằng cần sáp nhập 2 thủ tục chuyển nhượng dự án theo Luật Đầu tư và thủ tục chuyển nhượng dự án theo Luật kinh doanh Bất động sản làm một để tránh lãng phí nguồn lực nhà nước, cũng như chi phí và thời gian thực hiện thủ tục hành chính của nhà đầu tư…

Đồng cảm với những khó khăn, rủi ro của nhà đầu tư khi đứng trước một hệ thống thủ tục còn nhiều chồng chéo, mâu thuẫn, không biết thực hiện thủ tục nào trước, thủ tục nào sau, đại diện của CIEM cho biết, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung các luật về đầu tư, kinh doanh sẽ thống nhất quy trình, thủ tục theo hướng đơn giản, minh bạch, tiết kiệm thời gian, chi phí cho DN.

PHÚC KHANG

Cùng chuyên mục
  • AEC đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Nhằm hướng tới mục tiêu hội nhập sâu rộng hơn, các nhà lãnh đạo ASEANđã thông qua Kế hoạch Tổng thể xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đến năm2025 với 5 đặc trưng: một nền kinh tế hội nhập cao và gắn kết; một ASEAN cạnhtranh, đổi mới và năng động; nâng cao kết nối và hợp tác chuyên ngành; mộtASEAN có sức bật, phát triển toàn diện, hướng tới con người và lấy con ngườilàm trung tâm; một ASEAN toàn cầu.
  • Cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Thời gian qua, vấn đề được nhiều lãnh đạo cao cấp cũng như các chuyêngia, nhà nghiên cứu nhấn mạnh là phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranhquốc gia để phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững. Trong các yếu tố cấuthành nên năng lực cạnh tranh quốc gia thì việc xây dựng và hoàn thiện chínhsách cạnh tranh là một yếu tố nền tảng đảm bảo cho nền kinh tế phát triển hiệuquả.
  • Nhiều bất cập trong quản lý đầu tư khai thác khoáng sản
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Nhiều chuyên gia cho rằng, ngành khaikhoáng Việt Nam tiềm ẩn nhiều rủi ro từ sự bất cập của chính sách, quy hoạch vàviệc quá ưu ái cho doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Điều nàykhông chỉ gây lãng phí tài nguyên quốc gia mà còn làm giảm hiệu quả thu ngânsách.
  • Thách thức đối với tăng trưởng kinh tế
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Theo dự báo của các chuyên gia Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trungương (CIEM), tăng trưởng kinh tế quý III/2016 của Việt Nam có thể đạt mức6,14%. Dự báo này được đưa ra dựa trên đánh giá của các cơ quan tổ chức vềtriển vọng kinh tế thế giới, cũng như khả năng sử dụng một số công cụ chínhsách kinh tế trong nước.
  • Điều hành kinh tế và những câu hỏi ngỏ
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO)-Giữa lúc tăng trưởng GDP của Việt Nam đang chậm lại, lạm phát có xuhướng tăng, thị trường trong nước và thế giới vẫn đang biến động, nhiều câu hỏiđã được đặt ra đối với công tác điều hành của Chính phủ. Có nhất thiết theođuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7% ? Trong điều hành kinh tế, điều gì sẽxảy ra nếu Chính phủ tiếp tục đi theo con đường cũ?
Xóa bỏ quy định bất cập trong đầu tư, kinh doanh