SCIC bán đấu giá trọn lô cổ phần VIWASEEN trị giá hơn 1.348 tỷ đồng

(BKTO) - Ngày 23/9 tới, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sẽ bán đấu giá trọn lô cổ phần Tổng Công ty Đầu tư nước và Môi trường Việt Nam (VIWASEEN) trị giá hơn 1.348 tỷ đồng theo hình thức đấu giá trọn lô.



                
   

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

   

Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, ngày 23/9 tới đây, HNX sẽ tổ chức phiên đấu giá cổ phần của VIWASEEN do SCIC sở hữu, theo hình thức đấu giá trọn lô.

Khối lượng cổ phần đưa ra đấu giá là 56.949.500 cổ phần, tương đương 100% số cổ phần SCIC đang sở hữu tại VIWASEEN, chiếm tỷ lệ 98,16% vốn điều lệ thực góp của công ty này. Dự kiến, giá khởi điểm của lô cổ phần là hơn 1.348 tỷ đồng/lô cổ phần.

Như vậy, đây là phiên đấu giá trọn lô thứ 2 được HNX tổ chức trong năm 2022. Tổng khối lượng cổ phần đấu giá thành công tại HNX trong năm 2022 là 71.095.986 cổ phần với giá trị hơn 4.610 tỷ đồng.

Số liệu báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2022 cho thấy, doanh thu từ hợp đồng xây dựng chiếm tỷ lệ cao nhất 78,36%, tiếp theo là doanh thu cung cấp dịch vụ và doanh thu bán hàng hóa, lần lượt là 11,93% và 9,28%.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của VIWASEEN thời điểm Quý II/2022 có tiến triển so với năm 2020 và 2021. Năm 2021, tổng doanh thu giảm 120,17 tỷ đồng nhưng lợi nhuận tăng 16,75 tỷ đồng so với năm 2020 là do doanh thu tài chính tăng 39,95 tỷ đồng đến từ khoản chuyển nhượng vốn đầu tư tài chính của Công ty CP Đầu tư và xây dựng cấp thoát nước (Waseco).

Theo kế hoạch năm 2022, VIWASEEN sẽ chú trọng vào các giải pháp như: Tái cơ cấu các khoản đầu tư tài chính giai đoạn 2021-2025, tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp nhất quán công tác đấu thầu, thi công, bố trí nguồn lực, nâng cao hiệu quả kinh doanh tại các dự án đầu tư đã và đang đưa vào vận hành, kịp thời hoàn thiện các thủ tục đầu tư nhằm sớm đưa vào triển khai thi công đối với các dự án chưa đưa vào vận hành.

Về lĩnh vực tài chính, VIWASEEN định hướng xây dựng kế hoạch tài chính cụ thể, đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh, đầu tư, thi công, đồng thời khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng. Ngoài ra, ĐHCĐ thường niên năm 2021 của VIWASEEN đã thông qua kế hoạch tái cơ cấu các doanh nghiệp có vốn góp của VIWASEEN giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, Công ty tiếp tục nắm giữ lâu dài, duy trì tỷ lệ sở hữu đối với Công ty CP Đầu tư và xây dựng cấp thoát nước (Waseco), Công ty CP Viwaseen 3 và Công ty CP Đầu tư xây dựng cấp thoát nước Suối Dầu; tiếp tục nắm giữ dưới dạng đầu tư linh hoạt đối với Công ty CP Xây lắp và sản xuất thiết bị ngành nước (Viwaseen 14), Công ty CP Khoan và xây dựng cấp thoát nước (Viwaseen 11), Công ty CP Cơ khí xây dựng cấp thoát nước (Viwaseen 2); và thoái vốn toàn bộ đối với 14 doanh nghiệp còn lại (trong đó có 1 doanh nghiệp không phải là công ty con, công ty liên kết)./.
         
Sau 47 năm hình thành và phát triển, VIWASEEN đã thành lập 9 Chi nhánh trực thuộc, nắm quyền kiểm soát tại 12 công ty con và liên kết với 7 doanh nghiệp khác.
HỒNG NHUNG
Cùng chuyên mục
  • Petrovietnam tích cực nghiên cứu phát triển điện gió ngoài khơi
    2 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Ngày 13/9, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã tổ chức Hội thảo chuyên đề về điện gió ngoài khơi và sản xuất hydro từ điện gió ngoài khơi.
  • Cải cách quản lý nợ công: Những vấn đề đặt ra trong trung và dài hạn
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Công tác quản lý nợ công về cơ bản đã đáp ứng được các mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, để quản lý nợ công toàn diện và hiệu quả, việc từng bước áp dụng các thông lệ tốt trong quản lý nợ công theo chuẩn mực quốc tế là cần thiết, đồng thời cần tăng cường giám sát việc sử dụng vốn vay và có cơ chế giám sát các thể chế công tham gia vay vốn.
  • Giải “bài toán” vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Theo các chuyên gia, nguồn vốn trung, dài hạn đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN), nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 thời gian qua đã tác động nặng nề tới các DN. Do đó, DN cần phải đẩy mạnh tái cấu trúc nguồn vốn, đa dạng hóa các kênh huy động vốn, để có thể chủ động dòng tiền dài hạn phục vụ quá trình phục hồi và phát triển bền vững sau đại dịch.
  • Co-opBank cần tăng cường kiểm toán nội bộ để phòng ngừa rủi ro
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú, Co-opBank cần thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm trong liên kết hệ thống với quỹ tín dụng nhân dân (QTDND); tăng cường kiểm soát nội bộ để phát hiện, ngăn chặn rủi ro…
  • Thương mại song phương Việt Nam - Campuchia liên tục tăng trưởng mạnh
    2 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Bên lề Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 54 tại Xiêm Riệp, Campuchia, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Bộ Thương mại Campuchia Pan Sorasak.
SCIC bán đấu giá trọn lô cổ phần VIWASEEN trị giá hơn 1.348 tỷ đồng