SCIC đã đạt 80,2% kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2024

(BKTO) - Tổng doanh thu của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đến 30/6/2024 đạt 4.143 tỷ đồng, bằng 46,62% so với kế hoạch năm do Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp phê duyệt.

Thông tin trên vừa được Phó Tổng Giám đốc SCIC Đinh Việt Tùng chia sẻ tại Hội nghị sơ kết công tác Đảng và hoạt động đầu tư kinh doanh 6 tháng đầu năm, triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2024 của SCIC.

scic.jpg
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: UB

6 tháng đầu năm 2024, SCIC đã nỗ lực triển khai kế hoạch kinh doanh và đạt được kết quả tích cực. Cùng với tổng doanh thu nêu trên, chi phí hoạt động đầu tư và kinh doanh vốn của SCIC đến hết tháng 6 là 1.373 tỷ đồng.

Lợi nhuận trước thuế lũy kế của SCIC ước đạt 5.369 tỷ đồng, tương ứng 80,2% kế hoạch năm và bằng 167,31% năm 2023. Lợi nhuận sau thuế đạt 4.989 tỷ đồng, tương ứng 76,63% kế hoạch năm và bằng 161,83% so với năm 2023.

Cũng theo ông Đinh Việt Tùng, 6 tháng qua, công tác xây dựng chiến lược, thể chế và tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong hoạt động đầu tư kinh doanh vốn được chú trọng. Theo đó, Chiến lược phát triển SCIC đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035; Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển đến năm 2025 của SCIC đã được phê duyệt và triển khai thực hiện.

SCIC cũng chủ động, tích cực báo cáo Ùy ban và các cơ quan có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt Đề án Cơ cấu lại SCIC giai đoạn 2021-2025...

Về công tác quản trị doanh nghiệp, quản lý vốn tại các doanh nghiệp, SCIC chủ động thực hiện tốt vai trò đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Công tác đầu tư tiếp tục được chú trọng, tập trung vào tháo gỡ khó khăn vướng mắc; hoàn thiện quy trình, quy chế; xây dựng định hướng đầu tư… để đẩy mạnh chức năng đầu tư kinh doanh vốn của SCIC trong thời gian tới.

Năm 2024 có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ SCIC nhiệm kỳ 2020-2025 và kế hoạch kinh doanh, đầu tư phát triển đến năm 2025 của SCIC; là năm tiền đề để thực hiện Chiến lược phát triển của SCIC.

Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc SCIC Nguyễn Quốc Huy

Công tác tổ chức bộ máy, kiện toàn nhân sự lãnh đạo các cấp tại Tổng công ty đã được hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu công tác, đảm bảo đúng quy định của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ. Công tác đào tạo cán bộ được thúc đẩy để đáp ứng kỳ vọng và những nhiệm vụ mới của Chính phủ giao.

6 tháng đầu năm, SCIC đã cơ bản hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, công tác quốc phòng, an ninh, các chỉ tiêu tài chính của Tổng công ty đều đạt và vượt kế hoạch được giao.

Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc SCIC Nguyễn Quốc Huy cho biết, 6 tháng cuối năm 2024, Đảng ủy SCIC tiếp tục bám sát các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của cấp ủy Đảng, Chính phủ để lãnh đạo Đảng bộ và Tổng công ty thực hiện có hiệu quả Nghị quyết về nhiệm vụ công tác năm 2024, Nghị quyết về tổ chức triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2035; Kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển đến năm 2025 của SCIC” và các kết luận của Đảng ủy, phấn đấu lãnh đạo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng theo chủ đề năm 2024 Đảng bộ Khối đề ra “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn, bố trí cán bộ; đây nhanh cơ cấu lại doanh nghiệp, phấn đấu về đích sớm chỉ tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025”.

Đánh giá cao những kết quả tích cực của SCIC trong 6 tháng vừa qua, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Cảnh Toàn bày tỏ mong muốn trong 6 tháng cuối năm 2024, tập thể lãnh đạo, cán bộ nhân viên, người lao động SCIC tiếp tục đồng lòng, đoàn kết để thực hiện tốt hơn nữa các mục tiêu đề ra. Theo đó, SCIC cần tập trung thực hiện 5 giải pháp.

sc.jpg
Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Cảnh Toàn phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Ảnh: UB

“Với vai trò là cổ đông nhà nước tại doanh nghiệp, tôi mong muốn SCIC sẽ tiếp tục tiến hành rà soát, nắm bắt sát sao tình hình hoạt động của doanh nghiệp, trường hợp cần thiết phải thực hiện các biện pháp tái cấu trúc tài chính và hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó tối ưu hoá phần vốn nhà nước”.

Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Cảnh Toàn

Một là, tiếp tục chủ động xây dựng và thực hiện các phương án tái cơ cấu, thúc đẩy hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp. SCIC đang là đại diện phần vốn nhà nước nhiều của doanh nghiệp có bề dày lịch sử, thương hiệu lâu đời, quy mô lớn như Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Thép… Nếu thực hiện hiệu quả công tác này, SCIC không chỉ đóng góp lớn cho nền kinh tế, mà còn giúp phát triển nhiều ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Hai là, đẩy mạnh công tác đầu tư. Báo cáo của SCIC cho thấy những điểm sáng trong hoạt động đầu tư. Tổng công ty đã tích cực chủ động nghiên cứu tham gia vào các dự án lớn, dự án kết cấu hạ tầng chiến lược trọng điểm, các dự án đầu tư tài chính vào một số lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động có tiềm năng. SCIC cần tiếp tục nghiên cứu chiến lược đầu tư phát triển để các doanh nghiệp được giao quản lý tăng cường khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường; đặc biệt chú ý đến doanh nghiệp trong cùng hệ sinh thái hoặc có khả năng liên kết để tối ưu hoá sản xuất, quản trị và thúc đẩy hiệu quả trong danh mục đầu tư của SCIC. Thực hiện tốt công tác này là điều kiện then chốt để SCIC từng bước phát triển, trở thành tổ chức đầu tư chuyên nghiệp, thực hiện nhiệm vụ là nhà đầu tư của Chính phủ.

Ba là, tiếp tục theo dõi sát các chỉ đạo, lãnh đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành Công Thương và của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy việc xây dựng và thực hiện phương án xử lý các dự án yếu kém liên quan đối với Tisco 2 và VTM.

Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh công tác sắp xếp đất đai. Theo đó, SCIC tiếp tục nghiêm túc triển khai việc sắp xếp nhà, đất theo đúng quy định tại Nghị định 67/2021/NĐ-CP, Nghị định 167/2017/NĐ-CP của Chính phủ và quy định của Ủy ban. Đây là một nhiệm vụ rất khó, tốn nhiều thời gian, nhân lực, vì vậy, cần thực hiện chuyên nghiệp để đáp ứng tiến độ đề ra.

Năm là, hoàn thiện về thể chế. SCIC đã chủ động trong kiến nghị với Ủy ban để báo cáo các cấp có thẩm quyền những khó khăn, vướng mắc trong công tác đầu tư hay kiến nghị với Bộ Tài chính trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp./.

Cùng chuyên mục
  • Sắp diễn ra Hội thảo “Thị trường bất động sản Hà Nam - Sẵn sàng cho một chu kỳ mới”
    4 tháng trước Địa phương
    (BKTO) - Hội thảo “Thị trường bất động sản Hà Nam - Sẵn sàng cho một chu kỳ mới” do Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 23/7 tới tại Hà Nam.
  • Hưng Yên huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông
    4 tháng trước Địa phương
    (BKTO) - Tỉnh Hưng Yên đang đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng để xây dựng các tuyến đường trọng yếu; trục dọc, trục ngang… kết nối với hệ thống giao thông quốc gia trên địa bàn tỉnh. Điều này sẽ tạo bước đột phá về phát triển hạ tầng giao thông, mở rộng không gian phát triển, tạo động lực thúc đẩy kinh tế của tỉnh Hưng Yên phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
  • Xuất khẩu trực tuyến đưa thương hiệu Việt vươn xa
    4 tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Theo bà Lê Hoàng Oanh - Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), xuất khẩu trực tuyến không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí mà còn mở rộng thị trường hiệu quả. Nhờ tận dụng các công cụ tiếp thị số và dịch vụ hậu mãi chuyên nghiệp, doanh nghiệp có thể tạo dựng uy tín cho thương hiệu Việt trên trường quốc tế.
  • Xu hướng tích cực trong “bức tranh” doanh nghiệp nửa đầu năm
    4 tháng trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Số liệu của cơ quan chức năng cho thấy “bức tranh” doanh nghiệp (DN) trong nửa đầu năm đã có những tín hiệu tích cực hơn. Tuy vậy, những khó khăn đối với DN vẫn còn hiện hữu, đòi hỏi cần có những giải pháp đồng bộ cả từ hai phía Chính phủ và cộng đồng DN, để các DN có thể “về đích” kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm 2024.
  • Đảm bảo minh bạch, công bằng trong phân bổ vốn đầu tư công trung hạn
    4 tháng trước Đầu tư
    (BKTO) - Để chuẩn bị cho công tác xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030, cần quy định cụ thể các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) trong giai đoạn này - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
SCIC đã đạt 80,2% kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2024