Sửa đổi, bổ sung quy định về nhóm tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình

(BKTO) - Từ ngày 01/4/2023, nhóm tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) theo hộ gia đình gồm toàn bộ người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký thường trú, tạm trú, trừ 05 nhóm đối tượng cụ thể. Trước đó, theo quy định cũ, nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình là toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu.

bhyt-cho-nguoi-cao-tuoi_20190624043231pm_20201229113056am.jpg
Sửa đổi, bổ sung quy định về nhóm tham gia BHYT hộ gia đình tạo thuận lợi cho người dân tham gia chính sách. Ảnh minh họa: chinhphu.vn

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa ban hành Quyết định 490/QĐ-BHXH, trong đó sửa đổi, bổ sung quy định nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình, nhằm đáp ứng yêu cầu triển khai Đề án 06 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về bỏ sổ hộ khẩu trong giải quyết thủ tục hành chính.

Theo đó, từ ngày 01/4/2023, nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình bao gồm toàn bộ người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký thường trú, tạm trú (quy định cũ là toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu), trừ 05 nhóm đối tượng.

Cụ thể gồm: nhóm do người lao động và đơn vị đóng; nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng; nhóm do ngân sách nhà nước đóng; nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng; người đã được người sử dụng lao động đóng BHYT (quy định mới bổ sung) gồm thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội, thân nhân của công nhân công an đang phục vụ trong Công an nhân dân, thân nhân của người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.

Trước đó, ngày 23/2/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử, phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030" (Đề án 06). Trong đó yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương phải quán triệt, chỉ đạo cụ thể các cơ quan, tổ chức trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính không yêu cầu người dân phải xuất trình, nộp sổ hộ khẩu; không yêu cầu người dân, doanh nghiệp cung cấp giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đã được số hóa theo đúng quy định.

Thực hiện chỉ đạo này, thời gian qua, BHXH Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, triển khai Đề án 06, tái cấu trúc các quy trình nghiệp vụ, hoàn thành tích hợp, cung cấp thành công các dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia và của Ngành; trong đó có việc bỏ sử dụng sổ hộ khẩu trong giải quyết các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người tham gia, thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.

Cùng chuyên mục
  • Phát triển công trình xanh hướng tới hiện thực hóa mục tiêu “Net Zero”
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Ngành xây dựng là một trong những lĩnh vực sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên và có phát thải lớn trong quá trình xây dựng, phát triển các dự án. Do đó, thúc đẩy chuyển đổi việc đầu tư, xây dựng các dự án, công trình theo hướng xanh hóa sẽ góp phần quan trọng vào việc hiện thực hóa mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050 mà Việt Nam đã cam kết với cộng đồng quốc tế.
  • Báo chí cần đẩy mạnh chuyển đổi số, thay đổi phương thức vận hành, quản lý
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Ngày 13/4, tại TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác Hội năm 2023.
  • Phê duyệt Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 375/QĐ-TTg phê duyệt Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam.
  • Bảo vệ quyền tác giả góp phần  thúc đẩy sáng tạo, đổi mới, phát triển công nghiệp văn hóa
    một năm trước Xã hội
    Là một bộ phận cấu thành quan trọng của văn hóa, bản quyền sáng tác được bảo hộ sẽ tạo động lực sáng tạo, góp phần thúc đẩy phát triển văn hóa, phát triển bền vững đất nước. Khẳng định vai trò quan trọng của quyền tác giả, song theo Nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn - Tổng Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC), sau 10 năm thực hiện Nghị định số 131/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả cho thấy tình trạng xâm phạm quyền vẫn phổ biến.
  • Cần giảm gánh nặng chi phí cho lao động đi làm việc tại Nhật Bản
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Trong 15 nước phái cử thực tập sinh sang Nhật Bản, Việt Nam là nước đứng đầu cả về số lượng thực tập sinh nhập cảnh hằng năm vào Nhật Bản và số lượng thực tập sinh đang thực tập tại nước này. Song theo khảo sát, lao động di cư Việt Nam phải trả đến 192 triệu đồng (tương đương 8.000 USD) để được tuyển dụng một công việc đầu tiên ở Nhật Bản.
Sửa đổi, bổ sung quy định về nhóm tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình