Tăng cường giám sát trong cải cách hành chính

(BKTO) - Thời gian qua, công tác giám sát việc thực hiện cải cách hành chính (CCHC) đã được đẩy mạnh, qua đó góp phần giảm thiểu nhũng nhiễu, tiêu cực trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) và tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong phục vụ nhân dân, DN.



Thủ tục còn rườm rà, kỷ luật công vụ chưa nghiêm

Công tác CCHC luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo quyết liệt, coi đây là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết về đẩy mạnh CCHC, nhất là cải cách TTHC trên các lĩnh vực trọng tâm, với nhiều giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt nhằm hỗ trợ và phát triển DN.

Nhằm đảm bảo công tác CCHC được triển khai nghiêm túc, hiệu quả, thời gian qua, Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ, các cơ quan chức năng đã tổ chức nhiều cuộc kiểm tra, thanh tra để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh vi phạm. Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp cũng đã đưa công tác CCHC vào nhiệm vụ giám sát hằng năm. Kết quả, kiến nghị sau giám sát đã giúp góp phần cải thiện tình trạng nợ đọng văn bản so với trước; việc đơn giản hóa TTHC liên quan đến sản xuất kinh doanh, giấy tờ công dân đã có chuyển biến rõ rệt, góp phần thúc đẩy DN phát triển, tạo thuận lợi cho người dân khi giao dịch.

Công tác CCHC cần được thực hiện quyết liệt, hiệu quả hơn nữa - Ảnh: Nguyễn Loan
Tuy nhiên, công tác giám sát CCHC vừa qua cũng cho thấy, thực trạng chất lượng văn bản pháp luật trên một số lĩnh vực còn thấp; việc công khai quy định hành chính và TTHC trên trang thông tin điện tử của một số Bộ, ngành, địa phương chưa thực hiện đầy đủ. TTHC trên một số lĩnh vực còn rườm rà, phức tạp, cần phải tiếp tục rà soát, đơn giản hoá...

Tại Hội thảo “Vai trò giám sát của MTTQ Việt Nam trong CCHC, nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức” do Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam tổ chức mới đây, ông Đỗ Duy Thường - Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam - cho biết, kết quả giám sát cho thấy, công tác giải quyết TTHC vẫn còn nhiều thủ tục quá rườm rà; đạo đức công vụ của cán bộ, công chức chưa cao; kỷ luật công vụ chưa nghiêm chính là rào cản cho người dân khi đi làm các TTHC và phát sinh nhiều hiện tượng tiêu cực. Từ đó, ông Thường cho rằng, để thực hiện được điều này, MTTQ các cấp cần triển khai giám sát thái độ phục vụ, đạo đức của công chức, người đứng đầu đối với người dân - vì đây chính là những người then chốt, trực tiếp thực hiện CCHC.

Trong khi đó, Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính (Bộ Nội vụ) Phạm Mạnh Hùng chia sẻ: Việc xếp hạng CCHC thời gian qua cũng là một cách đánh giá mức độ cải cách của các cơ quan, đơn vị thông qua những con số được định lượng, có sự so sánh, xếp hạng giữa các cơ quan. Theo ông Hùng, đây cũng chính là một kênh giám sát toàn dân, có tác động tích cực đến nhận thức, hành động của người đứng đầu các cơ quan trong việc chỉ đạo, điều hành CCHC. “Hiện nay, các Bộ, ngành đang chủ động đo lường, đánh giá chất lượng CCHC trong hoạt động của mình. Để có bộ tiêu chí đánh giá tiên tiến, phù hợp, trước khi ban hành cần thu thập ý kiến của MTTQ và các chuyên gia” - ông Hùng lưu ý.

Tạo áp lực, thúc đẩy cải cách hành chính

Nhiều đại biểu tham dự Hội thảo cũng cho rằng, trong thời gian tới, công tác giám sát CCHC của MTTQ Việt Nam cần đi sâu vào các nội dung phù hợp với khả năng và điều kiện, đảm bảo tính hiệu quả, thực chất của công tác giám sát, thể hiện vai trò của MTTQ trong giám sát để thúc đẩy CCHC, nâng cao chất lượng phục vụ hành chính, dịch vụ công.

Phó Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng cho rằng, người dân là đối tượng chịu tác động trực tiếp của mọi chính sách, giải pháp về CCHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng. Vì vậy, với vai trò đại diện của nhân dân, MTTQ các cấp cần phát huy vai trò giám sát của mình trong công tác CCHC, góp phần cùng người dân tạo áp lực, thúc đẩy công cuộc CCHC của Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương đạt mục tiêu đề ra.

Những kết quả giám sát trọng tâm trong lĩnh vực CCHC do MTTQ thực hiện trong thời gian qua đã được Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn đề cập tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 và kiến nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương chấn chỉnh. Cụ thể, trong 6 nhóm vấn đề được Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam đề cập, có nhiều vấn đề liên quan đến CCHC. Điển hình là việc đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, các thủ tục về cấp phép kinh doanh và đăng ký kinh doanh. Thủ tướng Chính phủ đặt ra ngày 15/8/2018 là hạn cuối cùng để các Bộ, ngành cắt bỏ 50% điều kiện kinh doanh, tuy nhiên, tốc độ hiện nay đang diễn ra chậm.

Liên quan đến công tác xử lý văn bản trái pháp luật theo kiến nghị của Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình vừa yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình khẩn trương đánh giá hậu quả, tác hại và đề xuất biện pháp khắc phục hậu quả do văn bản trái pháp luật gây ra. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu kiểm điểm, xử lý, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với người đứng đầu, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc ban hành văn bản trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng, gửi Bộ Tư pháp trước ngày 30/11 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
         
Hai chương trình giám sát về CCHC đang được MTTQ Việt Nam phối hợp triển khai gồm: Đo lường sự hài lòng của người dân, DN đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước; giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong lĩnh vực thuế và hải quan.

NGUYỄN LỘC
Theo Báo Kiểm toán số 36 ra ngày 06-9-2018
Cùng chuyên mục
  • Trái phiếu chính phủ - kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Thị trường trái phiếu và trái phiếu chính phủ (TPCP) đang ngày càng được quan tâm bởi đây là kênh huy động vốn quan trọng cho đầu tư phát triển của nền kinh tế. Mới đây, bà Phan Thị Thu Hiền - Vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng và Tổ chức tài chính (Bộ Tài chính) - đã trả lời báo chí về các nội dung liên quan đến vấn đề phát triển thị trường TPCP trong thời gian tới. Phóng viên Báo kiểm toán đã ghi lại nội dung cơ bản cuộc trao đổi này.
  • Đầu tư các dự án hạ tầng đô thị: Thực trạng và giải pháp
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Thời gian qua, sự phát triển nhanh chóng các dự án hạ tầng đô thị (HTĐT) đã góp phần đổi mới bộ mặt đô thị, từng bước cải thiện điều kiện sống của người dân và tạo lập một nền tảng phát triển bền vững. Tuy nhiên, quá trình triển khai các dự án HTĐT đã nảy sinh nhiều bất cập, hạn chế, rất cần các giải pháp đồng bộ để khắc phục và nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án này.
  • Phát huy hào khí của Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2-9 để đưa nước ta phát triển nhanh và bền vững
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa-nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á. Đó là kết quả sự lãnh đạo tài tình của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, khi đó Đảng ta mới thành lập 15 năm, có chưa đến 5.000 đảng viên; là thắng lợi của nghệ thuật nắm bắt thời cơ, phát huy sức mạnh tổng hợp của các tầng lớp nhân dân, đập tan xiềng xích nô lệ hàng trăm năm của thực dân, đế quốc, giành chính quyền về cho nhân dân.
  • Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Dự báo năm 2018 đạt và vượt toàn bộ 12 chỉ tiêu Quốc hội giao
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Ngày 30/8, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 8/2018.
  • Chủ tịch nước hội đàm với Tổng thống Ai Cập
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Sáng 27/8 theo giờ địa phương, tại Phủ Tổng thống ở thủ đô Cairo, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah Al Sisi đã tiến hành hội đàm.
Tăng cường giám sát trong cải cách hành chính