Tăng cường khả năng tiếp cận tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ

(BKTO) - Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã ký kết một khoản vay trị giá 25 triệu USD với Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank) để tăng cường khả năng tiếp cận tài chính cho các DN nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ và lãnh đạo (WSME) tại Việt Nam.



                
   

Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

   

Dự án cũng được đồng tài trợ 25 triệu USD từ Quỹ Đầu tư và Phát triển Đức (Deutsche Investitions-und Entwicklungsgesellschaft mbH - DEG).

Khoản vay này đi kèm với khoản viện trợ hỗ trợ kỹ thuật trị giá 750.000 USD để giúp TPBank đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các WSME.

Khoản viện trợ sẽ được dùng để xây dựng năng lực cho vay đối với WSME của TPBank, tuyển dụng nhân viên và tăng cường dịch vụ cho các khách hàng nữ. Nó cũng sẽ cho phép TPBank sử dụng các hệ thống số hóa để phân tích thị trường WSME chưa được tiếp cận dịch vụ. Khoản viện trợ do Quỹ Sáng kiến tài chính dành cho nữ doanh nhân (We-Fi) tài trợ.

Bà Suzanne Gaboury - Tổng Vụ trưởng Vụ nghiệp vụ Khu vực tư nhân của ADB - chia sẻ: “Chúng tôi rất vui mừng được hợp tác với TPBank và We-Fi để hỗ trợ các WSME của Việt Nam. Đại dịch Covid-19 đã tác động nghiêm trọng tới rất nhiều DN và những sáng kiến như khoản vay và viện trợ này sẽ hỗ trợ cụ thể cho các khách hàng nữ chưa được tiếp cận dịch vụ bằng cách giúp TPBank phát triển những hệ thống và quy trình nhằm cải thiện tiếp cận tài chính cho các đối tượng này”.

Tính tới năm 2018, đa số các DN tại Việt Nam được phân loại là các DN nhỏ và vừa, đóng góp 38% số việc làm toàn quốc và tạo ra 40% tổng sản phẩm quốc nội. Nhưng khả năng tiếp cận tài chính của họ vẫn là một thách thức với chỉ 37% các DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa có thể vay tiền từ các ngân hàng, theo như một nghiên cứu năm 2017.

Tổng Giám đốc TPBank - ông Nguyễn Hưng - nhận định: “Mục tiêu của ADB, DEG và TPBank là hoàn toàn nhất quán, đặc biệt trong việc hỗ trợ cho các WSME. Chúng tôi sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh của mình trong lĩnh vực ngân hàng kỹ thuật số để điều chỉnh các sản phẩm, dịch vụ phù hợp cho các WSME và có kế hoạch tăng cường tài trợ chuỗi cung ứng, các dịch vụ hỗ trợ, thanh khoản và các sản phẩm ngân hàng kỹ thuật số nhằm tiếp cận những khách hàng chưa được phục vụ”.

TPBank là một trong những ngân hàng cổ phần hàng đầu tại Việt Nam, có các nền tảng số hóa mạnh mẽ giúp đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhỏ lẻ và DN nhỏ và vừa bằng cách cung cấp các sản phẩm đổi mới và điều chỉnh theo nhu cầu của khách hàng./.
THÀNH ĐỨC


Cùng chuyên mục
  • Giúp người nghèo vượt lên mức sống tối thiểu
    2 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Đây là mục tiêu về giảm nghèo đa chiều mới từ năm 2022. Theo đó, Chương trình mục tiêu quốc giảm nghèo giai đoạn 2021-20225 phấn đấu ít nhất một người trong độ tuổi lao động thuộc hộ nghèo có việc làm thường xuyên, ổn định, thu nhập tốt để giúp hộ đó thoát nghèo.
  • ASEAN hành động cùng ứng phó với các thách thức
    2 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - ASEAN đang đứng trước nhiều thách thức lớn, đòi hỏi phải tiếp tục củng cố đoàn kết, nâng cao tự cường và phát huy vai trò trung tâm để có thể xử lý hiệu quả các thách thức.
  • Hiệp định RCEP chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
    2 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Ngày 01/01, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) chính thức có hiệu lực, hứa hẹn góp phần đa phương hóa các Hiệp định thương mại tự do mà ASEAN đã ký kết với từng nước đối tác trước đây, hài hòa các cam kết, quy định trong các hiệp định này, tối đa hóa các lợi ích kinh tế, đặc biệt là quy tắc xuất xứ và tạo thuận lợi cho thương mại, góp phần củng cố các chuỗi cung ứng khu vực và phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19.
  • Xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp đã ổn định và tốt hơn
    2 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các DN ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý IV/2021 cho thấy, có 44% số DN đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn so với quý III/2021; 31,1% số DN cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và 24,9% số DN đánh giá gặp khó khăn.
  • Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2021 ước đạt 1.523,4 nghìn tỷ đồng
    2 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng thu NSNN năm 2021 ước tính đạt 1.523,4 nghìn tỷ đồng, bằng 113,4% dự toán năm, tăng 180,1 nghìn tỷ đồng so với dự toán.
Tăng cường khả năng tiếp cận tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ