Tăng cường quản lý để phát huy hiệu quả vốn ODA

(BKTO)-Ngày 13/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội tại kỳ họpthứ 9. Tại đây, đại biểu Lê Đắc Lâm (Bình Thuận) đã đề nghị Phó Thủ tướng chobiết Chính phủ có biện pháp gì để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA trong khicó nhiều quốc gia từ chối vay vốn ODA còn Việt Nam vẫn vay vốn ODA quá cao vànhiều khoản vay thực hiện chưa có hiệu quả.




KTNN cần xây dựng và hoàn thiện quy trình kiểm toán hoạt động đối với các dự án ODA. Ảnh: T.S
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Chúng ta cần đánh giá đúng mức vai trò của vốn ODA ở Việt Nam. Một trong những thành công của Việt Nam là kêu gọi vốn ODA với tư cách nước nghèo, hạ tầng cơ sở còn rất nhiều bất cập. Những công trình từ Bắc đến Nam có sử dụng nguồn vốn ODA cơ bản đã phát huy tác dụng tốt và Việt Nam vẫn tiếp tục kêu gọi vốn ODA. Chúng tôi cũng nhất trí với đại biểu rằng cũng có một số công trình sử dụng vốn ODA chậm, kéo dài, chưa hiệu quả do Việt Nam thiếu vốn đối ứng, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng ở một số địa phương còn trì trệ nên chưa phát huy hiệu lực tốt. Khi nước ta đã thành một nước thu nhập trung bình (1.900 đến 2.000 USD/người/năm) như hiện nay thì chúng ta cũng phải tìm những nguồn vốn khác bởi tìm vốn ODA cũng không dễ nữa.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), nguồn vốn ODA chiếm khoảng 3% GDP và khoảng 10% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Hiện nay có khoảng 50 nhà tài trợ đang hợp tác hỗ trợ vốn ODA cho Việt Nam. Đến cuối năm 2014, các nhà tài trợ đã cam kết cung cấp cho Việt Nam khoảng 90 tỷ USD vốn ODA. Vốn ODA là vốn vay nên cần quản lý và sử dụng hiệu quả để trả nợ. Muốn vậy, hoạt động kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán vốn ODA phải được tăng cường.

Ông Nguyễn Mạnh Cường - Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp (KTNN) cho biết: Trong những năm gần đây, KTNN đã tăng cường kiểm toán các dự án đầu tư có sử dụng vốn ODA như: Dự án xây dựng cầu Cần Thơ; Dự án nâng cấp, cải tạo mạng lưới đường bộ (WB4); Dự án giao thông nông thôn 3 (vốn WB và Vương Quốc Anh); Dự án xây dựng cảng Cái Mép - Thị Vải... đặc biệt là việc kiểm toán theo chuyên đề tại một số Bộ có quản lý và sử dụng nhiều vốn ODA như Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngoài ra, nhiều chương trình, dự án được nhà tài trợ trực tiếp đề nghị KTNN đưa vào kế hoạch kiểm toán hàng năm như: Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 8 tỉnh đồng bằng sông Hồng; Chương trình cải cách hành chính công tại 5 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Đắk Lắk, Đắk Nông; Chương trình giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu; Chương trình 135 do Chính phủ Ailen tài trợ...

Thông qua kiểm toán các chương trình, dự án đầu tư có sử dụng vốn ODA, KTNN đã kịp thời phát hiện và xử lý các sai phạm, kiến nghị sửa đổi, bổ sung những bất cập của chế độ, chính sách, góp phần nâng cao kỷ luật, trách nhiệm và hiệu quả sử dụng vốn ODA.

Mặc dù đạt được một số kết quả đáng khích lệ, song theo ông Cường, hiện công tác điều hành, thực hiện kiểm toán các dự án đầu tư sử dụng vốn ODA chưa đáp ứng được yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ cũng như của nhà tài trợ. Nguyên nhân là do KTNN chủ yếu thực hiện kiểm toán sau khi dự án hoàn thành; công tác kiểm toán trước, song song trong quá trình thực hiện dự án ít được thực hiện nên nhiều vấn đề bất cập, hạn chế của dự án không được phát hiện kịp thời gây lãng phí, giảm hiệu quả vốn đầu tư. Số lượng các dự án có sử dụng vốn ODA được kiểm toán hàng năm còn thấp, chưa có cuộc kiểm toán chuyên đề về việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng vốn ODA trên phạm vi cả nước.

Ông Cường cho rằng, để nâng cao chất lượng kiểm toán dự án sử dụng vốn ODA, KTNN cần xây dựng và hoàn thiện quy trình kiểm toán hoạt động đối với các dự án này, đặc biệt là thực hiện hoạt động tiền kiểm bằng phương pháp và tiêu chí của kiểm toán hoạt động; Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA làm căn cứ cho kiểm toán viên thực hiện nghiệp vụ; Thống nhất các tiêu chí đánh giá đối với từng loại hình nguồn vay của vốn ODA với các cơ quan, tổ chức quốc tế thực hiện nhiệm vụ quản lý và phân phối nguồn vốn ODA cho Việt Nam.

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu đãi năm 2015 do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì trong quý I/2015, Phó Thủ tướng cho biết, việc thu hút các nguồn vốn này sẽ ngày càng khó khăn. Vì vậy, nhiệm vụ trước hết của năm 2015 cũng như thời gian tới cho triển khai ODA và vốn vay ưu đãi là cần nâng cao năng lực giải ngân, sử dụng hiệu quả nguồn vốn Việt Nam đã cam kết, đã ký với các nhà tài trợ. Phó Thủ tướng yêu cầu: Trong điều hành nhiệm vụ từ năm 2015 trở đi, cứ 6 tháng một lần, các Ban quản lý, các chủ đầu tư phải báo cáo về việc kiểm soát tiêu cực và lãng phí trong báo cáo đánh giá triển khai các dự án. Đồng thời các Bộ, ngành thành viên Ban chỉ đạo phải bám sát Kế hoạch hành động của Thủ tướng Chính phủ để cải thiện tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu đãi thời kỳ 2014-2015.

THU HƯỜNG
Cùng chuyên mục
  • Quản trị, điều hành ngân hàng sau sáp nhập: Bài toán cần có lời giải phù hợp
    9 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Nhiều thươngvụ mua bán, sáp nhập (M&A) ngân hàng đã được thông qua trong mùa Đại hộiđồng cổ đông năm 2015. Điều này cho thấy lộ trình M&A đang đi đúng hướng,giúp loại bỏ những ngân hàng yếu kém ra khỏi hệ thống. Tuy nhiên, bài toán vềquản trị, điều hành như thế nào cho phù hợp, đảm bảo hiệu quả và nâng cao “sứckhỏe” của các ngân hàng sau sáp nhập là điều đang được dư luận quan tâm.
  • Triển khai mua bán nợ theo cơ chế thị trường: Khuôn khổ pháp lý cần hoàn thiện hơn
    9 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Saunhiều lần đề xuất, Nghị định 34/2015/NĐ-CP (NĐ 34) sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Nghị định 53/2013/NĐ-CP (NĐ 53) về thành lập, tổ chức và hoạt động của Côngty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã được Chính phủ banhành, có hiệu lực từ ngày 05/4/2015. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, NĐ 34 đãtạo tiền đề quan trọng cho VAMC xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường song để đưanợ xấu về mức dưới 3%, cùng với Nghị định này, khuôn khổ pháp lý cho thịtrường mua bán nợ cần tiếp tục được hoàn thiện.
  • Ngân hàng tăng cường trích lập dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu
    9 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Từ ngày01/4/2015, một số quy định về phân loại nợ theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN (Thôngtư 02) đã chính thức được áp dụng và đồng thời Quyết định 780/QĐ-NHNN cho phép các tổ chức tín dụng (TCTD) được giữ nguyên nhómnợ đối với các khoản nợ được cơ cấu lại hết hiệu lực. Theo nhận định của cácchuyên gia kinh tế, việc các ngân hàng thực hiện phân loại nợ một cách chặt chẽhơn có thể khiến cho nợ xấu tăng lên. Trước áp lực tăng tỷ lệ nợ xấu, nhiềungân hàng đã dành nguồn lực đáng kể để trích lập dự phòng rủi ro.
  • Đẩy mạnh mua bán, sáp nhập ngân hàng: Yêu cầu tất yếu
    9 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Trong quý I/2015, thực hiện chỉđạo của Chính phủ, ngành Ngân hàng đã nỗ lựctriển khai nhiều giải pháp nhằm hoàn thành mục tiêu tái cơ cấu các tổ chức tín dụng (TCTD)giai đoạn 2011-2015. Một trong những giải pháp được đẩy mạnh với kỳ vọng góp phần nâng cao sứcchất lượng, sức mạnh của hệ thống ngân hàng trong bối cảnh hộinhập khu vực và quốc tếlà hoạtđộng mua bán, sáp nhập(M&A).
  • Chính sách tiền tệ năm 2014: Đảm bảo kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
    9 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO)- Nhiều điểm sáng trong điều hành chính sáchtiền tệ năm 2014 đã được chỉ ra trong báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN)cũng như nhận định của các chuyên gia kinh tế. Kết quả này đã góp phần đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát, tạo cơ sở vững chắc cho việc ổn định kinh tếvĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Tăng cường quản lý để phát huy hiệu quả vốn ODA