Tăng cường vị thế của ASEAN trong chuỗi cung ứng toàn cầu

(BKTO) - Các nền kinh tế của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) phải tăng cường vị thế của mình trong các chuỗi cung ứng toàn cầu nhằm thúc đẩy khả năng chống chịu trước những thách thức mới, bao gồm các đại dịch trong tương lai, bất ổn địa chính trị và biến đổi khí hậu, theo báo cáo được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 30/3.

adb.jpg
ADB khuyến nghị, ASEAN cần tạo ra một lực lượng lao động được trang bị các kỹ năng công nghệ mới. Ảnh minh họa

Báo cáo ASEAN và các chuỗi cung ứng toàn cầu: Xem xét khả năng chống chịu và tính bền vững khảo sát những thách thức và cơ hội đang đặt ra cho các chuỗi giá trị toàn cầu - những mạng lưới xuyên biên giới chia tách các công đoạn sản xuất, từ lên ý tưởng tới tiêu dùng ở Đông Nam Á khi các quốc gia tìm cách xây dựng khả năng chống chịu lớn hơn và thúc đẩy phát triển xanh và bền vững.

Báo cáo được ra mắt bên lề Hội nghị chuyên đề Phát triển Đông Nam Á (SEADS) ở Bali, Indonesia.

SEADS là sự kiện chia sẻ tri thức chủ chốt hằng năm của ADB tại Đông Nam Á, tập hợp các nhà lãnh đạo từ khu vực chính phủ, ngành công nghiệp, giới hàn lâm và các lĩnh vực khác để khám phá những giải pháp sáng tạo cho các vấn đề phát triển then chốt như biến đổi khí hậu và phát triển công nghệ.

Sự kiện năm nay với chủ đề “Hình dung một ASEAN không có phát thải ròng” tập trung vào cách thức để khu vực có thể dịch chuyển hướng tới không có phát thải ròng và đạt được khả năng chống chịu khí hậu, trong khi bảo đảm sự thịnh vượng kinh tế. SEADS 2023 đặt mục tiêu củng cố những ưu tiên và thành công của Hội nghị Thượng đỉnh G20 và góp phần vào đối thoại tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN 2023.

Chủ tịch ADB - ông Masatsugu Asakawa - cho biết: Khi các quốc gia ASEAN tiếp tục phục hồi sau đại dịch Covid-19, chúng ta phải bảo đảm rằng việc khôi phục kinh tế diễn ra theo cách thức xanh hơn và bền vững hơn. Báo cáo này đề xuất những biện pháp cụ thể mà các chính phủ và doanh nghiệp có thể áp dụng để giảm phát thải carbon trong các chuỗi giá trị toàn cầu.

Hoạt động đầu tư cho năng lượng tái tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, các cơ chế khuyến khích để giảm chi phí giao dịch cho hàng hóa thông minh với khí hậu và tăng tốc quá trình số hóa, tất cả đều có thể góp phần tạo nên những chuỗi giá trị toàn cầu xanh hơn và bền vững hơn ở ASEAN và những nơi khác.

Báo cáo nhận thấy các chuỗi giá trị toàn cầu đã chứng tỏ có khả năng chống chịu trước những tác động của Covid-19 tốt hơn dự kiến, ngay cả khi các công ty phải điều chỉnh để thích ứng với sự gián đoạn, do phụ thuộc vào một số ít các nhà cung cấp hàng hóa và đầu vào thiết yếu. Do vậy, khu vực này cần phải xây dựng khả năng chống chịu mạnh mẽ hơn trong các phân khúc chuỗi giá trị toàn cầu, trong khi mở rộng thương mại, đầu tư và hội nhập khu vực.

Báo cáo cũng nhận thấy rằng lợi thế cạnh tranh của việc sử dụng lao động tay nghề thấp đang mất đi, khi công nghệ mới tiếp tục nâng cấp các chuỗi giá trị toàn cầu. Do vậy, điều cấp thiết là khu vực này phải tạo ra một lực lượng lao động đông đảo được trang bị công nghệ và các kỹ năng công nghệ mới.

Các nền kinh tế ASEAN cũng cần “xanh hóa”. Lý tưởng nhất là các chính sách thúc đẩy phi carbon hóa cũng đồng thời củng cố các chuỗi giá trị toàn cầu của ASEAN. Các nền kinh tế này cần tăng tốc số hóa thương mại và thúc đẩy thương mại thông minh với khí hậu, cơ sở hạ tầng giao thông xanh, và định giá carbon.

Trong báo cáo, ADB lưu ý rằng các nền kinh tế ASEAN vẫn đối mặt với nguy cơ cao. Những cú sốc toàn cầu gần đây và chủ nghĩa bảo hộ thương mại địa chính trị có thể làm gián đoạn tăng trưởng ở ASEAN và những nơi khác. Báo cáo tìm hiểu tác động chính sách đáng kể, những lợi ích của việc tăng cường hợp tác thương mại châu Á và mở rộng sang các khu vực khác./.

Cùng chuyên mục
  • Việt Nam có 1.015 doanh nghiệp FDI bị ảnh hưởng bởi Thuế tối thiểu toàn cầu
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Sáng 29/3, Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp với Trung tâm hội nhập quốc tế, Viện nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh tổ chức Tọa đàm “Thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu – triển vọng và thách thức trong thu hút FDI trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh”.
  • Đức ghi nhận mức nợ công cao kỷ lục
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Theo số liệu sơ bộ của Cơ quan Thống kê liên bang nước này (Destatis), tại thời điểm cuối năm 2022, nợ công của Đức tăng mạnh, đạt mức kỷ lục mới 2.367,3 tỷ euro.
  • Đà Nẵng: GRDP quý I/2023 tăng 7,12%
    một năm trước Địa phương
    (BKTO) - Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) TP. Đà Nẵng quý I/2023 ước tăng 7,12% so với cùng kỳ năm 2022, dẫn đầu về tốc độ tăng trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, xếp thứ 19 cả nước.
  • Đẩy mạnh hỗ trợ lãi suất 2% từ ngân sách nhà nước
    một năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có Văn bản yêu cầu NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố, các tổ chức tín dụng (TCTD) tiếp tục đẩy mạnh triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước (NSNN) đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ (Nghị định 31).
  • Quảng Ngãi đầu tư 3.500 tỷ đồng làm đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi
    một năm trước Địa phương
    (BKTO) - Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi với tổng vốn đầu tư 3.500 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương 500 tỷ đồng, còn lại ngân sách địa phương; thời gian thực hiện giai đoạn 2022-2027.
Tăng cường vị thế của ASEAN trong chuỗi cung ứng toàn cầu