Tăng tỷ lệ nội địa hóa công nghiệp ô tô

(BKTO) - Tính đến cuối năm 2019, tỷ lệ nội địa hóa của công nghiệp ô tô tại Việt Nam mới đạt từ 7 - 10% và giá thành xe lắp ráp sản xuất trong nước cao hơn từ 10 - 20% so với Thái Lan hay Indonesia. Suốt 3 năm qua, các DN đã đề xuất chính sách đặc thù để phát triển như miễn thuế nhập khẩu toàn bộ nguyên liệu, vật tư phục vụ sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô trong nước, giúp giảm chi phí và cạnh tranh với linh kiện nhập khẩu từ ASEAN hưởng thuế 0%, đồng thời có chính sách ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt với linh kiện sản xuất trong nước để khuyến khích các DN ô tô tăng nội địa hóa.



Để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô thì phải đạt sản lượng phụ tùng, linh kiện lớn với mỗi mẫu xe phải sản xuất được 50.000 chiếc/năm, trong khi đến năm 2019 mới có 11 mẫu xe sản xuất lắp ráp trong nước đạt sản lượng lớn hơn 6.000 xe/năm và cao nhất là mẫu Vios cũng chỉ đạt 27.000 chiếc/năm, chỉ bằng 1/8 của Thái Lan.

Nguyên nhân chủ yếu khiến ngành công nghiệp hỗ trợ không phát triển được là do quy mô thị trường ô tô Việt Nam còn quá nhỏ bé. Các DN ô tô tại Việt Nam đang sản xuất chỉ bằng một nửa so với công suất thiết kế trên 500.000 xe/năm. Do sản lượng thấp nên chi phí khấu hao thiết bị trên một đơn vị sản xuất lớn, không tận dụng được lợi thế kinh tế nhờ quy mô và giá linh kiện nhà sản xuất trong nước thường cao hơn các sản phẩm cùng loại nhập từ nước ngoài. Rõ ràng, công nghiệp ô tô Việt Nam đang lâm vào vòng luẩn quẩn, quy mô nhỏ nên giá thành cao, không phát triển được công nghiệp hỗ trợ. Đến lượt mình, giá bán cao và tỷ lệ nội địa hóa thấp lại giảm khả năng cạnh tranh, hạn chế khả năng mở rộng quy mô, đặc biệt là khi ô tô nhập khẩu nguyên chiếc từ ASEAN hưởng ưu đãi thuế suất 0% từ năm 2018. Năm 2019 so với năm 2018, kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc đạt 3,1 tỷ USD (tăng 82%), còn xe sản xuất lắp ráp trong nước lại giảm 12%, trong khi thị trường ô tô Việt Nam vẫn tăng trưởng 12%.

Quy mô ngành công nghiệp ô tô nhỏ bé do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân mức thuế phí quá cao, chẳng hạn, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng chiếm từ 40 - 60% trong giá bán mỗi chiếc xe ô tô sản xuất lắp ráp trong nước. Chính vì vậy, để tăng quy mô sản lượng ô tô sản xuất lắp ráp trong nước, cần có chính sách ưu đãi thuế, phí, giúp DN giảm giá xe.

Kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc tăng mạnh trong năm 2019 đặt ra yêu cầu sửa đổi, bổ sung Nghị định số 125/2017/NĐ-CP để tạo thuận lợi và khuyến khích hơn nữa sự tham gia của các DN sản xuất, lắp ráp trong nước vào chương trình ưu đãi nhằm thúc đẩy ngành sản xuất, lắp ráp xe trong nước duy trì sự tăng trưởng trước sức ép cạnh tranh gay gắt của xe nhập khẩu, đồng thời cần bổ sung một chương trình ưu đãi thuế nhập khẩu cho nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất linh kiện ô tô nhập khẩu với mục tiêu phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp ô tô. Ngày 25/5/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 57/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 và Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017. Theo đó, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được để sản xuất, gia công (lắp ráp) các sản phẩm hỗ trợ ưu tiên phát triển cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô (sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ô tô) được áp dụng từ ngày 10/7/2020 và với quy định của Nghị định số 125/2017/NĐ-CP, các DN phải cam kết đạt sản lượng nhất định mới được quyền hưởng các thuế suất thuế nhập linh kiện 0%. Đây là chính sách tác động rất lớn đến ngành ô tô trong nước cũng như là chi phí sản xuất, lắp ráp xe hơi Việt Nam để cạnh tranh với các xe nhập ngoại từ ASEAN.

Chính sách giảm thuế, phí của Chính phủ đã tạo cơ hội tốt cho ngành sản xuất ô tô trong nước, giúp các DN giảm chi phí, giảm giá để cạnh tranh, hỗ trợ thị trường ô tô vượt qua giai đoạn khó khăn. Song song với các giải pháp tình thế, cần có giải pháp căn cơ là sớm sửa đổi quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt để hỗ trợ phát triển sản xuất ô tô trong nước, cụ thể giảm, miễn thuế tiêu thụ đặc biệt theo % tỷ lệ nội địa hoá, áp dụng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt mức 0% đối với ô tô điện, không áp dụng đối với phần giá trị gia tăng tạo ra của ô tô sản xuất lắp ráp trong nước và điều chỉnh nâng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số dòng xe ở mức hợp lý.

TS. VŨ ĐÌNH ÁNH
Chuyên gia Kinh tế
Cùng chuyên mục
  • Lợi ích từ cải cách hành chính và Chính phủ điện tử
    4 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Tại cuộc họp Quốc hội khóa XIV chiều 06/11, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định, từ đầu nhiệm kỳ Chính phủ khóa XIV đến nay, đã cắt giảm và đơn giản hóa hơn 1.000 thủ tục hành chính, 3.893/6.191 điều kiện kinh doanh, 6.776/9.926 danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành; các Bộ, ngành đã có phương án xử lý 1.501 mặt hàng có chồng chéo về thẩm quyền… Nhờ đó, giúp tiết kiệm tổng chi phí xã hội được khoảng hơn 18 triệu ngày công/năm, tương đương hơn 6.300 tỷ đồng/năm theo tính toán của Ngân hàng Thế giới (WB).
  • Nguyên nhân không đạt mục tiêu cổ phần hóa  doanh nghiệp nhà nước
    4 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Từ năm 2016 đến tháng 6/2020, cả nước mới cổ phần hóa (CPH) được 175 DN với quy mô vốn nhà nước được xác định lại đạt 207.145 tỷ đồng (quy mô vốn nhà nước xác định lại của năm 2016 là 27,328 triệu tỷ đồng, năm 2017 là 161,947 triệu tỷ đồng, năm 2018 là 15,543 triệu tỷ đồng), bằng 109% tổng giá trị phần vốn nhà nước tại các DN CPH cả giai đoạn 2011-2015.
  • Phát triển kinh tế thị trường phải vì hạnh phúc của dân
    4 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng đã và đang được tổ chức lấy ý kiến rộng rãi tại các đại hội Đảng bộ, các cuộc họp chi bộ các cấp, ngành trong Đảng và sẽ công bố công khai để xin ý kiến góp ý, phản biện của các tầng lớp nhân dân trên cả nước.
  • Kiểm toán Nhà nước tham gia kiểm toán môi trường -  yêu cầu bức thiết về luật pháp và thực tiễn
    4 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Theo Phòng Thương mại quốc tế (ICC), kiểm toán môi trường (KTMT) là công cụ quản lý nhằm đưa ra những đánh giá mang tính hệ thống, được ghi chép, mang tính chất thời kỳ và khách quan về việc trang bị, quản lý và tổ chức các vấn đề môi trường có được thực hiện tốt hay không với mục đích bảo vệ môi trường bằng cách làm đơn giản quá trình thực hiện và đánh giá mức độ tuân thủ các chính sách về môi trường của DN, bao gồm các yêu cầu tuân thủ và các chuẩn mực phải thực hiện.
  • Không bỏ lỡ cơ hội
    4 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Việt Nam hiện có hơn 32.000 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký hơn 378 tỷ USD, từ 136 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong bối cảnh các dòng vốn đầu tư thế giới suy giảm khoảng 40% năm 2020 do đại dịch Covid-19, thì việc dòng FDI vào Việt Nam trong 8 tháng năm 2020 chỉ giảm 13,7% vốn FDI đăng ký mới và giảm 5% vốn thực hiện là một minh chứng sự hấp dẫn của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài.
Tăng tỷ lệ nội địa hóa công nghiệp ô tô