Lợi ích từ cải cách hành chính và Chính phủ điện tử

(BKTO) - Tại cuộc họp Quốc hội khóa XIV chiều 06/11, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định, từ đầu nhiệm kỳ Chính phủ khóa XIV đến nay, đã cắt giảm và đơn giản hóa hơn 1.000 thủ tục hành chính, 3.893/6.191 điều kiện kinh doanh, 6.776/9.926 danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành; các Bộ, ngành đã có phương án xử lý 1.501 mặt hàng có chồng chéo về thẩm quyền… Nhờ đó, giúp tiết kiệm tổng chi phí xã hội được khoảng hơn 18 triệu ngày công/năm, tương đương hơn 6.300 tỷ đồng/năm theo tính toán của Ngân hàng Thế giới (WB).



Đồng thời, từ khi khai trương Trục liên thông văn bản quốc gia (tiền đề của nền tảng tích hợp dữ liệu phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số) đến nay, đã có hơn 3,5 triệu văn bản điện tử gửi nhận qua Trục (tiết kiệm 1.200 tỷ đồng mỗi năm) và đặc biệt giúp tăng tính minh bạch, giảm tiêu cực trong hoạt động công vụ…

Bên cạnh đó, Hệ thống Thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (vận hành từ ngày 24/6/2019 đến nay) đã phục vụ 23 phiên họp Chính phủ và 563 phiếu lấy ý kiến thành viên Chính phủ, giúp thay thế hơn 210.000 hồ sơ, tiết kiệm được 169 tỷ đồng mỗi năm. Ngoài ra, Hệ thống Thông tin báo cáo quốc gia và Trung tâm Thông tin, chỉ đạo điều hành Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (khai trương ngày 19/8/2020) đã kết nối 30 Bộ, cơ quan với 20 chế độ báo cáo và 106/200 chỉ tiêu kinh tế - xã hội phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Cổng Dịch vụ công Quốc gia kết nối, tích hợp với Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp Bộ, cấp tỉnh từ ngày 09/12/2019. Sau gần 11 tháng, đã có hơn 85 triệu lượt truy cập, 363.000 tài khoản đăng nhập một lần và 25 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái.

Tổng cộng, từ cải cách hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử đã tiết kiệm được khoảng 14.900 tỷ đồng mỗi năm, kết quả tính toán theo bảng hướng dẫn của WB.

Lợi ích kinh tế của cải cách hành chính và áp dụng Chính phủ điện tử là hiện thực, to lớn và đa dạng; kéo theo những lợi ích khác không thể đo đếm bằng tiền. Đó là sự cải thiện lòng tin chính sách, sự tín nhiệm vào năng lực, trách nhiệm quản lý nhà nước. Đó là sự thành công trong nắm bắt cơ hội thị trường và sự phản ứng hiệu quả trong chính sách quản lý và kinh doanh của DN trước biến động bối cảnh, kéo theo những gia tăng về động lực tăng trưởng, việc làm và an sinh xã hội, tín nhiệm và năng lực cạnh tranh quốc gia và DN…

Đằng sau mỗi thủ tục và chữ ký là nghĩa vụ, quyền lực, lợi ích của người và cơ quan có trách nhiệm. Đằng sau mỗi cải cách hành chính và mở rộng áp dụng Chính phủ điện tử là sự dũng cảm và nỗ lực cải cách thể chế, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản trị nhà nước, khắc phục tình trạng chậm, muộn, nhũng nhiễu và tiêu cực trong giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước, để phục vụ người dân, DN ngày một tốt hơn...

Với tinh thần đó, ngày 12/5/2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP về Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025. Đây là Chương trình cải cách có phạm vi bao phủ rộng nhất từ trước đến nay, với mục tiêu từ năm 2020 đến năm 2025, cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% số quy định và cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh tại các văn bản đang có hiệu lực thi hành. Đồng thời, giảm tối đa số lượng văn bản hiện hành có quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ việc ban hành văn bản có quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trên cơ sở các quy định pháp luật; ngăn chặn việc phát sinh những quy định không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp và gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của DN, người dân...

Thể hiện quyết tâm của Chính phủ, với quan điểm lấy DN, người dân làm trung tâm, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chương trình cải cách còn hướng đến nâng cao chất lượng văn bản dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật các Bộ, cơ quan được giao xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành… Đồng thời, tập trung cải cách cả khâu tổ chức thực hiện các quy định này trên thực tế thông qua đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử và triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ, không theo địa giới hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, giảm thời gian, chi phí xã hội và tạo thuận lợi tối đa cho DN, người dân.

Những thành công dù là bước đầu cũng rất đáng ghi nhận, biểu dương và cần tiếp tục mạnh mẽ hơn, thực chất hơn, cả bề rộng và bề sâu, cả trước mắt và lâu dài, vì một Việt Nam sớm trở thành nước phát triển và có thu nhập cao vào năm 2045.

TS. NGUYỄN MINH PHONG
Chuyên gia Kinh tế
Cùng chuyên mục
  • Nguyên nhân không đạt mục tiêu cổ phần hóa  doanh nghiệp nhà nước
    3 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Từ năm 2016 đến tháng 6/2020, cả nước mới cổ phần hóa (CPH) được 175 DN với quy mô vốn nhà nước được xác định lại đạt 207.145 tỷ đồng (quy mô vốn nhà nước xác định lại của năm 2016 là 27,328 triệu tỷ đồng, năm 2017 là 161,947 triệu tỷ đồng, năm 2018 là 15,543 triệu tỷ đồng), bằng 109% tổng giá trị phần vốn nhà nước tại các DN CPH cả giai đoạn 2011-2015.
  • Phát triển kinh tế thị trường phải vì hạnh phúc của dân
    3 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng đã và đang được tổ chức lấy ý kiến rộng rãi tại các đại hội Đảng bộ, các cuộc họp chi bộ các cấp, ngành trong Đảng và sẽ công bố công khai để xin ý kiến góp ý, phản biện của các tầng lớp nhân dân trên cả nước.
  • Kiểm toán Nhà nước tham gia kiểm toán môi trường -  yêu cầu bức thiết về luật pháp và thực tiễn
    3 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Theo Phòng Thương mại quốc tế (ICC), kiểm toán môi trường (KTMT) là công cụ quản lý nhằm đưa ra những đánh giá mang tính hệ thống, được ghi chép, mang tính chất thời kỳ và khách quan về việc trang bị, quản lý và tổ chức các vấn đề môi trường có được thực hiện tốt hay không với mục đích bảo vệ môi trường bằng cách làm đơn giản quá trình thực hiện và đánh giá mức độ tuân thủ các chính sách về môi trường của DN, bao gồm các yêu cầu tuân thủ và các chuẩn mực phải thực hiện.
  • Không bỏ lỡ cơ hội
    3 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Việt Nam hiện có hơn 32.000 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký hơn 378 tỷ USD, từ 136 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong bối cảnh các dòng vốn đầu tư thế giới suy giảm khoảng 40% năm 2020 do đại dịch Covid-19, thì việc dòng FDI vào Việt Nam trong 8 tháng năm 2020 chỉ giảm 13,7% vốn FDI đăng ký mới và giảm 5% vốn thực hiện là một minh chứng sự hấp dẫn của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài.
  • Thấy gì từ xuất siêu kỷ lục
    3 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Nhìn lại 8 tháng năm 2020 vừa qua, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu tới 11,9 tỷ USD - mức thặng dư thương mại kỷ lục của Việt Nam từ trước tới nay trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành trên toàn thế giới - cao gấp hơn 3 lần so với quy mô xuất siêu 3,4 tỷ USD năm 2019 và 4,9 tỷ USD năm 2018. Thặng dư cán cân thương mại hàng hóa khổng lồ của Việt Nam có những đặc điểm nổi bật sau:
Lợi ích từ cải cách hành chính và Chính phủ điện tử