Tập trung sửa đổi, bổ sung 3 nhóm chính sách trong Luật Đầu tư công

(BKTO) - Chiều 23/10, thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình Quốc hội Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công. Theo tờ trình của Chính, việc sửa đổi, bổ sung Dự án Luật lần này tập trung vào các quy định liên quan đến 3 nhóm chính sách chủ yếu nhằm “gỡ” những vướng mắc, tồn tại của Luật Đầu tư công hiện hành.



                
   

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng báo cáo trước Quốc hội về Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi)- Ảnh: quochoi.vn

   
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Luật Đầu tư công có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ và hoàn chỉnh để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý hoạt động đầu tư và sử dụng vốn đầu tư công; khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư theo đúng mục tiêu, định hướng của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đất nước; chống thất thoát, lãng phí; bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quản lý đầu tư công.

Sau hơn 3 năm thực hiện Luật Đầu tư công, tuy đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng trong quá trình triển khai thực hiện Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành vẫn còn tồn tại một số hạn chế, vướng mắc.

Vướng mắc đầu tiên đó là những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Việc hình thành nhiều quy trình mới, thủ tục phức tạp, dẫn tới các cơ quan, địa phương thực hiện khó nắm vững và thực hiện thống nhất các quy định của Luật, nhiều cơ quan, địa phương vẫn còn lúng túng, triển khai thực hiện một số quy định còn chưa phù hợp, một số nội dung không đúng với các quy định của pháp luật, trái thẩm quyền, mất nhiều thời gian để hoàn thiện thủ tục do hồ sơ dự án phải thông qua nhiều cấp nhiều cơ quan từ Trung ương đến địa phương, thủ tục hành chính phức tạp, phân cấp trách nhiệm chưa triệt để...

Bên cạnh đó, một số quy định trong Luật Đầu tư công quá cứng nhắc, hoặc chưa đầy đủ nên dẫn tới tình trạng các quy định đã không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, điển hình là trong công tác thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, bố trí vốn không phù hợp với các nguyên tắc, tiêu chí được cấp có thẩm quyền quy định, tồn tại nhiều bất cập trong điều chỉnh dự án, điều chỉnh kế hoạch, giao vốn nhiều lần và kéo dài thời gian giao vốn; khó theo dõi, đánh giá, kiểm tra kế hoạch, chương trình, dự án.

Một điều “vướng” khác là một số điểm chưa thống nhất giữa Luật Đầu tư công với các luật khác như Luật NSNN, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Quy hoạch... Điều này đã gây sự lúng túng trong việc áp dụng các quy định pháp luật, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng công tác chuẩn bị dự án, xây dựng dự án. Trong một số trường hợp, dự án chuẩn bị đầu tư và phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư dự án, quyết định đầu tư dự án mang tính hình thức để có điều kiện được đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.

Để khắc phục những vướng mắc, bất cập trên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ: Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) tập trung sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến 03 nhóm chính sách chủ yếu.

Thứ nhất là nhóm chính sách về quy định chung, trong đó, Dự thảo Luật đã tiếp thu các ý kiến góp ý của các cơ quan liên quan, các địa phương về thống nhất trong giải thích từ ngữ, nhất là định nghĩa về nguồn vốn đầu tư công; các quy định chung về phân loại nguồn vốn; phân loại dự án; phân loại kế hoạch đầu tư công; các cơ quan, đơn vị có liên quan đến hoạt động đầu tư công... Nội dung này mang ý nghĩa rất quan trọng, nhằm đảm bảo sự đồng bộ, phù hợp với các luật có liên quan, nhất là Luật Ngân sách nhà nước, đồng thời quyết định đến những trình tự, thủ tục kèm theo đối với từng vấn đề chung đã được sửa đổi, bổ sung.

Thứ hai là nhóm chính sách về quản lý dự án, trong đó, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung căn bản quy trình, trình tự, thủ tục, thẩm quyền về lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định dự án theo hướng đẩy mạnh phân cấp, tăng cường trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan, đồng thời đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm bớt, rút gọn hoặc bãi bỏ các thủ tục không cần thiết, mất nhiều thời gian nhưng không giúp cải thiện được chất lượng công tác chuẩn bị dự án.

Thứ ba là nhóm chính sách về quản lý kế hoạch đầu tư công, trong đó, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung quy trình, trình tự, thủ tục về lập, thẩm định, quyết định giao kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm. Đáng chú ý là dự thảo Luật đã bổ sung phân loại và quy trình xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn 03 năm theo phương pháp cuốn chiếu, phù hợp với quy định tại Luật Ngân sách nhà nước, đảm bảo sự đồng bộ giữa kế hoạch đầu tư công và kế hoạch tài chính, ngân sách cả trung hạn và hằng năm.

Tờ trình của Chính phủ cũng nêu rõ, các sửa đổi, bổ sung của Luật Đầu tư công theo Dự thảo này chủ yếu chỉ giới hạn ở việc cải cách thủ tục và khắc phục các điểm còn tồn taị của Luật Đầu tư công hiện hành, do vậy sẽ không phát sinh nhiều các chi phí liên quan đến tuyên truyền, triển khai quy định của Luật hoặc làm tăng vốn đầu tư công trong giai đoạn sau.

Đ. KHOA
Cùng chuyên mục
  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đắc cử chức vụ Chủ tịch nước
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Chiều 23/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã công bố kết quả bầu Chủ tịch nước. Với đa số phiếu tán thành, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chính thức được Quốc hội tín nhiệm bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016-2021.
  • Lồng ghép nguồn vốn, ưu tiên nguồn lực thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Thẩm tra báo cáo của Chính phủ về đánh giá giữa kỳ thực hiện Nghị quyết số 100/2015/QH13 phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 (Nghị quyết 100), Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội kiến nghị Quốc hội tiếp tục bố trí kinh phí để thực hiện 2 Chương trình Mục tiêu quốc gia (CTMTQG) xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững trong 2 năm còn lại (2018- 2019); đồng thời đề nghị Chính phủ tính toán khả năng nguồn lực, lồng ghép các nguồn vốn để ưu tiên nguồn lực nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 100 trong 2 năm cuối.
  • Giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước
    6 năm trước Đối nội
    ((BKTO) - Chiều 22/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã trình bày tờ trình dự kiến nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch nước. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trân trọng giới thiệu Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng- đại biểu Quốc hội khóa XIV, để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016- 2021.
  • Củng cố nền tảng vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Sáng 22/10, báo cáo trước Quốc hội về tình hình kinh tế- xã hội năm 2018 và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã điểm lại nhiều kết quả nổi bật trong điều hành kinh tế- xã hội năm 2018; đồng thời khẳng định Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành tiếp tục hành động quyết liệt; ra sức khắc phục hạn chế, yếu kém; nỗ lực phấn đấu đạt cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2019, góp phần thực hiện thành công Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2016 - 2020.
  • Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khoá XIV
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Sáng 22/10, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Theo chương trình dự kiến, tại kỳ họp này Quốc hội sẽ làm việc trong thời gian 24 ngày.
Tập trung sửa đổi, bổ sung 3 nhóm chính sách trong Luật Đầu tư công